I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển
1. Công tác thu thậ p quản lý bản phổ âm nhạc của thư viện chuyên ngành âm nhạc
Âm nhạc là một loại ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với mỗi thể loại sách, tài liệu ký âm, mỗi nội dung đối với loại nhạc cụ khác nhau trong chun ngành âm nhạc có những u cầu, tiêu chí sử dụng khác nhau. Do âm nhạc sử dụng âm thanh, ngôn ngữ của âm nhạc được ghi lại bằng những ký hiệu riêng. Mà, “ký âm như là một cách “chuyển dịch” từ âm thanh sang hình ảnh với mục đích cuối cùng là đưa ra được một chuỗi những hướng dẫn chi tiết cho người biểu diễn với nội dung: diễn tấu cái gì, khi nào và như thế nào nhằm đạt được hiệu quả âm thanh nhất định”[8, tr.1]. Nên, mỗi một loại nhạc cụ cũng có những quy định ghi chú khác nhau, nhất là các bản ký âm cho các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Mỗi một nhạc cụ dân tộc có những cách ghi chú - ký hiệu khác nhau.
Đối với mỗi thời kỳ âm nhạc có cách ghi - hoặc có một số ký hiệu âm nhạc mới. Do đó, ngày nay, chúng ta có những bản phổ khác nhau từ những nhà xuất bản khác nhau: có bản được Nhà xuất bản ghi chú cẩn thận, giúp người tra cứu - sử dụng, diễn tấu dễ dàng; Nhưng cũng có nhà xuất bản chỉ ghi lại phần chung nhất từ bản thủ
bút của tác giả...
Ví dụ: 4 nhịp đầu trong Fugue số 2 của J.S. Bach do nhà xuất bản Alfred ấn hành có ghi chú về motif (dấu legato, non-legato, staccato). Ấn bản
trên do Williard A. Palmer hiệu đính số ngón tay.
Ba nhịp đầu trong Fugue số 2 của J.S. Bach do nhà xuất bản G. Henle ấn hành, khơng có những ghi chú về motif (dấu legato, non-legato, staccato)
70 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021
Chưa kể, đối với bản phổ, có thể nói rằng từ giai đoạn tác phẩm được tác giả thể hiện tư tưởng âm nhạc trên giấy đến giai đoạn người đọc cầm bản phổ trên tay là cả một quá trình.
Từ bản viết tay, trải qua hàng trăm năm lưu trữ, các bản phổ lại được các nhà xuất bản đưa lên thành bản in với sự hiệu đính (tuỳ theo cách hiểu của các chuyên gia) và tái bản nhiều lần. Tùy theo yêu cầu và mức độ hiệu đính của từng nhà xuất bản, tùy theo sự thay đổi của các ký hiệu âm nhạc trong tác phẩm theo thời gian mà chúng ta thấy có nhiều phiên bản khác nhau của cùng một tác phẩm.
Ví dụ 3: Bản thảo (viết tay) Prelude số 8 của J.S. Bach:
Bản in Prelude số 8 của J.S. Bach:
Như vậy, một bản nhạc có nhiều chi tiết được hiệu đính khác nhau, việc phân định và chọn lựa phiên bản chính xác (của các nhà xuất bản khác nhau hoặc của những chuyên viên chép nhạc có tay nghề khác nhau) cịn tuỳ vào trình độ thẩm định của người quản lý thư viện và kể cả người sử dụng tư liệu. Trong trường hợp đó, trực tiếp tra cứu trên tài liệu lưu trữ tại thư viện là phương tiện được xem là hữu dụng hơn cả. Người tra cứu có thể cùng lúc cầm trên tay nhiều phiên bản hiệu đính khác nhau, đối chiếu cùng lúc hiệu đính của nhiều nhà xuất bản khác nhau để có thể nghiên cứu, so sánh, chọn lựa. Hơn nữa, trong một số trường hợp, các ký hiệu âm nhạc ít phổ biến
sẽ cần phải tìm kiếm sự giải thích từ các từ điển chun ngành... Khi đó, thư viện, nơi lưu trữ rất nhiều bản phổ qua các thời kỳ âm nhạc, tư liệu của nhiều nhà xuất bản trên thế giới, với kiến thức của thủ thư trong việc thu thập và kể cả tư vấn cho người sử dụng... sẽ là nơi hỗ trợ hữu hiệu và tích cực nhất cho người sử dụng dù ở bất cứ mức độ nào: nghiên cứu, biểu diễn, giảng dạy, học tập... Thêm vào đó, với sự phát triển không ngừng của nền âm nhạc hiện đại thế kỷ XXI, nền âm nhạc mà các nhà sáng tác không chỉ là các nhà hoạt động âm nhạc mà cịn là các nhà tốn học, âm thanh học, tâm lý học... thì việc kết hợp giữa ký hiệu âm nhạc và ký hiệu toán học, âm thanh học, hình ảnh... tạo nên rất nhiều dạng ký hiệu mới thì việc tra cứu là việc làm bắt buộc, ngay cả đối với những nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc, mặc dù trước đây chúng ta vẫn cho rằng lĩnh vực biểu diễn và nghiên cứu là hai lĩnh vực hồn tồn khác nhau.
Ví dụ: trích bản phổ viết cho tác phẩm Piano của nhà soạn nhạc F. Chopin, trường phái Lãng mạn, thế kỷ XIX.
Đến những giai đoạn sau, ký hiệu âm nhạc trở nên phức tạp, tuỳ theo quan niệm của mỗi nhạc sĩ, sáng tạo trong mỗi tác phẩm âm nhạc.
Ví dụ: trích tác phẩm của nhà soạn nhạc Ý Salvatore Sciarrino (1947-nay), trường phái âm nhạc Ấn tượng (Impressionism), thế kỷ XX.
Ví dụ: trích tác phẩm Oiseaux exotiques (Những cánh chim kỳ lạ) của nhà soạn nhạc Pháp Olivier Messian (1947-nay), trường phái âm nhạc Avant- gardism, thế kỷ XX.
Ở đây, ông kết hợp giữa âm thanh học và “điểu học”, bản phổ thể hiện những ký hiệu âm thanh kết hợp hình ảnh âm thanh của tiếng chim thể hiện lại sóng âm bằng “ảnh phổ”...
72 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021
Có thể nói, việc thu thập bản phổ âm nhạc đòi hỏi sự hiểu biết và kể cả sự thường xuyên cập nhật thơng tin mang tính chun mơn sâu, của những sáng tạo vơ cùng phong phú và liên tục của các nhạc sĩ.
Đồng thời, việc phục vụ người đến truy cập thu thập tin sẽ được kết quả tốt hay khơng cịn tuỳ theo trình độ chun mơn cũng như hiểu biết về chun ngành âm nhạc của thủ thư...