Cơ sở lý luận về chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 32 - 35)

- Ths Nguyễn Hữu Giới Để giải quyết những khó khăn, bất cập nêu trên, theo tôi ngành thư viện

1. Cơ sở lý luận về chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN

động phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN.

Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN, tác giả nhận diện những nội dung cơ bản của chính sách, điểm mạnh, điểm bất cập của chính sách, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản để hồn thiện chính sách, tạo động lực trong việc kiện tồn hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam.

1. Cơ sở lý luận về chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN KH&CN

Để nhận diện khái niệm chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN trước tiên cần làm rõ nội hàm của 02 khái niệm “sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN” và “phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN”.

1.1. Sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN

Trước tiên, ta cần làm rõ nội hàm khái niệm “sản phẩm và dịch vụ”, có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm này. Trong kinh tế học, người ta thường quan niệm rằng sản phẩm bao gồm hàng hóa và dịch vụ, tuy vậy trong phạm vi của nghiên cứu này, có sự tách bạch rõ rệt giữa 02 khái niệm sản phẩm và dịch vụ, và xem xét chúng như những thực thể độc lập.

Theo C.Mác “sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu của con người”. Sản phẩm trong nền kinh thế thị trường được xác định đó là bất kỳ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu và tạo ra lợi nhuận.

Về nội hàm khái niệm dịch vụ, trong nền kinh tế quốc dân, dịch vụ là một đối tượng rất đa dạng và phong phú, có thể là các dịch vụ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: ăn, mặc, ở, đi lại, có thể là các dịch vụ cơng, có thể là dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh... Có nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến khái niệm này. Theo từ điển Tiếng Việt “dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả công”[1]. Dịch vụ mang 05 đặc điểm cơ bản đó là (1) tính vơ hình: được thể hiện ở chỗ người được hưởng thụ dịch vụ không thể dùng giác quan để cảm nhận lý tính hay hóa tính của dịch vụ. (2) tính khơng thể tách rời với biểu hiện dịch vụ thường tiêu dùng một cách đồng thời và khơng thể lưu trữ, cất giữ; (3) tính khơng đồng nhất: khơng có một tiêu chuẩn chung nào để có thể đánh giá dịch vụ, thậm chí, cùng một loại dịch vụ cũng khơng có tiêu chí để đánh giá chất lượng; (4) tính khơng thể chuyển quyền sở hữu: theo đó, dịch vụ chỉ có thể hưởng lợi ích, chứ khơng thể chuyển quyền sở hữu.

Xuất phát từ phân tích nội hàm khái niệm sản phẩm và dịch vụ nói chung, trong tiếp cận của nghiên cứu có thể đưa ra những nhận diện về sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN như sau:

- Sản phẩm thông tin KH&CN là kết quả của q trình phân tích, xử lý thơng tin KH&CN do tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu thông tin chuyên sâu của người sử dụng. Từ khái niệm này có thể nhận diện nội hàm của sản phẩm thơng tin KH&CN đó là kết quả của quá trình lao động, ở đây là quá trình phân tích, xử lý thơng tin KH&CN. Theo đó, xử lý thơng tin được xác định bao gồm: xử lý hình thức và xử lý nội dung thơng tin. Từ đây có thể xác định các loại sản phẩm thơng tin KH&CN bao gồm các loại hình cơ bản như: Cơ sở dữ liệu (cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu dữ kiện, cơ sở dữ liệu tồn văn); tóm tắt khoa học, chỉ dẫn trích dẫn khoa học,

28 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021

tổng quan, tổng luận khoa học, các bản phân tích thơng tin theo nhu cầu; Mục lục tra cứu (bao gồm mục lục truyền thống và mục lục điện tử)... [2]

- Dịch vụ thơng tin KH&CN là một loại hình dịch vụ KH&CN do tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin KH&CN thực hiện. Dịch vụ thông tin KH&CN được xác định là cơng việc, hoạt động, quy trình hay phương thức cung cấp thơng tin KH&CN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng.

Tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ chuyên sâu trong sử dụng thơng tin KH&CN của người sử dụng có thể nhận diện, dịch vụ thơng tin KH&CN bao gồm các loại hình như: dịch vụ cung cấp và phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ cung cấp thông tin qua không gian mạng, dịch vụ hướng dẫn sử dụng tra cứu thông tin, tư vấn thông tin, tổ chức hội nghị, hội thảo triển lãm KH&CN, chợ công nghệ, phổ biến thông tin KH&CN...

1.2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN

Trong tiếp cận của nghiên cứu, phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN là việc chủ thể cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông tin

KH&CN thực hiện các biện pháp nhằm phát triển về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của người sử dụng.

Trong định nghĩa trên, có thể xác định, chủ thể thực hiện việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN là các tổ chức thông tin KH&CN. Trong Nghị định 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin KH&CN (sau đây gọi là Nghị định 11) gọi đối tượng này là tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN và được định nghĩa là: tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thông tin KH&CN; xây dựng và phát triển, vận hành, khai thác hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin KH&CN. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 11, tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN bao gồm (1) tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN quốc gia; (2) tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN cấp bộ; (3) tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN cấp tỉnh; (4) các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN công lập khác; (5) tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN do các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác thành lập.

Như vậy, quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN gắn với q trình phân tích, xử lý thơng tin, cũng như triển khai cung ứng thông tin KH&CN và các sản phẩm tạo ra từ quá trình này đến với người sử dụng. Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN được xem là công việc thường ngày, quan trọng, chủ chốt của hoạt động thông tin KH&CN của mỗi tổ chức. Các biện pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN được các tổ chức thông tin KH&CN hướng tới bao gồm: chuẩn hóa quy trình xử lý thơng tin bao gồm: (1) quy trình xử lý, tiêu chuẩn xử lý, công cụ xử lý và chất lượng sản phẩm đầu ra; (2) chuẩn hóa phương thức cung ứng dịch vụ thông tin KH&CN; (3) tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT; tạo nền tảng cho phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin; (4) thực hiện liên thông, liên kết giữa các tổ chức trong việc phát triển và cung ứng dịch vụ thông tin KH&CN.

1.3. Ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN

Ứng dụng CNTT (Information Technology Applications) là một trong những thuật ngữ phổ biến trong thời đại CNTT hiện nay, ứng dụng CNTT được hiểu là việc sử dụng các thành tựu của CNTT hiện đại phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và các hoạt động trong đời sống của con người.

Ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN được xác định là việc chủ thể thực hiện các biện pháp khác nhau tác động lên hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN thông qua việc ứng dụng dụng CNTT. Các biện pháp về ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN bao gồm 03 nhóm cơ bản đó là: nghiên cứu, lựa chọn phần mềm, các sản phẩm CNTT; vận hành hạ tầng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN và bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN.

Việc ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN cần được triển khai trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Tính hệ thống: nguyên tắc này đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và

dịch vụ thông tin KH&CN cần được triển khai trên nền tảng của một hệ thống tổ chức thông tin KH&CN thống nhất, đồng bộ, chuẩn hóa và có tính liên kết cao. Tính hệ thống địi hỏi trong q trình ứng dụng CNTT cần phải có một tổ chức đầu mối, thúc đẩy và điều phối toàn hệ thống, cập nhật, chia sẻ, hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ nhằm bảo đảm tính thống nhất trong q trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN.

- Tính kế thừa: sở dĩ phải bảo đảm nguyên tắc này bởi lẽ, việc ứng dụng CNTT trong phát

triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN được triển khai trên tồn mạng lưới tổ chức thơng tin KH&CN nói chung và đối với từng tổ chức thông tin KH&CN trong một thời gian dài áp dụng đối với tồn bộ quy trình vận hành của hoạt động thơng tin KH&CN, điều này địi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn. Nếu như khơng bảo đảm ngun tắc này sẽ dẫn đến tình trạng xáo trộn trong quy trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN khi thường xuyên phải thay đổi quy trình để bảo đảm việc ứng dụng CNTT, cũng như xáo trộn trong việc bảo đảm các nguồn lực cho việc vận hành hoạt động ứng dụng CNTT, hạ tầng công nghệ và các trang thiết bị cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN.

- Tính chuẩn hóa: ngun tắc này bắt đầu được thiết lập từ quy trình phát triển sản phẩm và

dịch vụ thông tin KH&CN thông qua việc thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn trong phân tích, xử lý thơng tin. Từ chuẩn hóa trong quy trình phát triển sản phẩm và dịch vụ sẽ kéo theo chuẩn hóa trong ứng dụng CNTT. Sự chuẩn hóa này thể hiện ở các điểm đó là: chuẩn hóa trong tiến hành xây dựng hạ tầng CNTT, chuẩn hóa về nguồn nhân lực, và chuẩn hóa trong quy trình tiến hành ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN.

- Tính bền vững: CNTT thường gắn với sự phát triển của KH&CN, do đó, nó có sự lỗi thời

rất nhanh. Sự phát triển như vũ bão của CNTT kéo theo vòng đời của các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn lại; từ đó đặt ra yêu cầu trong việc bảo đảm tính bền vững, đặc biệt trong hạ tầng CNTT cũng như các phần mềm được sử dụng để vận hành quy trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN.

Tính bền vững ở đây khơng có nghĩa là duy trì một cơng nghệ lạc hậu cho hoạt động thông tin KH&CN, mà được hiểu là cần duy trì một mơ hình, một quy trình vốn có trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN, yêu cầu này đặt ra cho các nhà quản lý, tổ chức thông tin KH&CN phải đầu tư kinh phí trong việc mua sắm, thay thế, nâng cấp các trang thiết bị, phần mềm trong trường hợp nó đã lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn tương thích, phù hợp với cơng nghệ hiện tại.

- Tính tương thích về cơng nghệ: Nguyên tắc này được hình thành dựa trên nền tảng của 02

nguyên tắc đã được nêu trên đó là tính hệ thống và tính kế thừa. Việc bảo đảm nguyên tắc này phải xuất phát từ chính sách của Nhà nước, định hướng của các tổ chức thơng tin KH&CN trong việc

30 THƠNG TIN & THƯ VIỆN PHÍA NAM - 2021

lựa chọn phần mềm, trang thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN. Tính tương thích này cần được xây dựng dựa trên sự đồng bộ của tồn hệ thống, tổ chức thơng tin KH&CN.

1.4. Chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN

Có nhiều cách tiếp cận khi nhận diện chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN, có thể là chính sách của một tổ chức thơng tin KH&CN, cũng có thể là chính sách quốc gia, do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Trong tiếp cận của nghiên cứu, tác giả nhận diện chính sách này ở góc độ chính sách quốc gia với chủ thể ban hành chính sách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực tế hiện nay, chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN không được công bố ở một văn bản riêng biệt mà nó được chuyển tải nội dung ở nhiều văn bản khác nhau, có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Trong đó có 02 hệ thống văn bản tạo nên chính sách này đó là: hệ thống văn bản chung liên quan đến hoạt động ứng dụng CNTT, và hệ thống văn bản chuyên ngành liên quan đến hoạt động thông tin KH&CN. Hai hệ thống văn bản này chứa đựng những nội dung khác nhau liên quan đến ứng dụng CNTT trong tạo lập, xử lý, hoàn thiện và phân phối sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN đến người sử dụng. Như vậy, trong tiếp cận của nghiên cứu, có thể định nghĩa chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thơng tin KH&CN như sau:

Chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN là tập hợp

các biện pháp được thể chế hóa mà chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, tạo ra sự ưu đãi trong hoạt động ứng dụng CNTT trong các tổ chức thông tin KH&CN nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp [3-6].

Từ định nghĩa này có thể nhận diện nội hàm của chính sách ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN theo những điểm sau:

- Về chủ thể, đối tượng ban hành chính sách: đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý nhà nước.

- Về mục tiêu của chính sách đó là: phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin KH&CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

- Phương tiện để thực hiện chính sách đó là các biện pháp nhằm tạo ra những ưu đãi nhất định cho hoạt động ứng dụng CNTT trong phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong đó hướng đến các biện pháp như: vấn đề kiện toàn, củng cố mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN, tạo sự liên kết trong ứng dụng CNTT; vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, thiết lập các mạng nghiên cứu và đào tạo; vấn đề về bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động ứng dụng CNTT bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT và tài chính cho hoạt động ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu Tuyển tập thông tin và thư viện phía nam 2021 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)