Xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 57 - 68)

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG

2.1.2. Xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. Khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (1858) mở đầu quá trình xâm lược thuộc địa, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc và to lớn. Để biến Việt Nam thành một thuộc địa và đặt ách thống trị hoàn toàn ở Việt Nam, thực dân Pháp đã mất 25 năm (từ năm 1858 đến năm 1884). Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn mất đi vai trò lịch sử của nó. Bước phát triển mới của chủ nghĩa đế quốc và sự ổn định tương đối về quân sự, chính trị của thuộc địa đã cho phép thực dân Pháp bắt tay ngay vào công

cuộc khai thác với mục đích tối cao là biến Đông Dương thành cơ sở khai khẩn trọng yếu, đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho tư bản ở chính quốc.

Như vậy, Việt Nam đã hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp với tính chất nửa phong kiến. Bộ máy chính quyền triều đình Nguyễn trở thành bù nhìn, làm tay sai cho Pháp. Tính chất thuộc địa nửa phong kiến được biểu hiện rõ nét trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v..

Về chính trị: thực dân Pháp với dã tâm “chia để trị” – “dưới chia rẽ nhau thì trên được an” [65; 136], đã thiết lập một hệ thống cai trị hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương, bằng việc thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao (Lào) và Căm-pốt (Campuchia). Pháp chia cắt Việt Nam làm ba kỳ với ba chế độ khác nhau, trong đó: Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là nửa bảo hộ, về mặt hình thức vẫn còn giữ lại bộ máy chính quyền phong kiến, nhưng thực chất do Pháp quản lý chi phối tất cả; Nam Kỳ hoàn toàn là đất thuộc địa của Pháp cùng với Lào và Campuchia. Thực tế, tên Việt Nam, Lào và Campuchia đã bị Pháp xóa bỏ trên bản đồ thế giới, và chỉ có một tên gọi duy nhất là Liên bang Đông Dương (thường được gọi tắt là Đông Dương). Người đứng đầu Liên bang Đông Dương là viên quan Toàn quyền người Pháp – thay mặt Chính phủ Pháp cai trị mọi mặt ở Đông Dương. Dưới quan Toàn quyền là các viên quan cũng do người Pháp đảm nhiệm như: Thống đốc Nam Kỳ, Thống xứ Bắc Kỳ, Khâm sứ ở Trung Kỳ và Lào, Campuchia. Hội đồng Tối cao Đông Dương là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền hành tuyệt đối, nhưng Chủ tịch Hội đồng cũng đồng thời là viên quan Toàn quyền Đông Dương. Tất cả các thành viên Hội đồng chủ yếu là người Pháp, chỉ duy nhất có hai người Việt đại diện cho dân “bản xứ” mà thực chất là tay sai triều đình Huế. Đứng đầu các cơ quan hành chính ở mỗi tỉnh là các Công sứ người Pháp. Còn lại dưới tỉnh là hệ thống các phủ, huyện, xã trên lãnh thổ Việt Nam là các viên quan người Việt do triều đình Huế bổ nhiệm (nhưng phải được sự chấp thuận, thông qua các viên quan người Pháp) bao gồm các chức tri phủ, tri huyện, tri châu, chánh tổng, xã trưởng và lý trưởng.

Với mục tiêu mở rộng cơ sở xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến nền tảng thống trị ở thuộc địa, Pháp chủ trương tiếp tục chính sách “dùng người Việt trị người Việt” bằng công cuộc cải cách chính trị - hành chính như: tăng cường số lượng công chức, viên chức người Việt trong bộ máy thuộc địa bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và tay sai người Việt. Pháp từng bước gạt bỏ vai trò của chính quyền phong kiến trong các công việc quốc gia. Việc này càng làm cho sự phân hóa xã hội Việt Nam ngày một thêm gay gắt.

Về cơ cấu kinh tế: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đưa vào Việt Nam kết hợp với quan hệ bóc lột của chế độ phong kiến, càng đảm bảo tăng cường lợi nhuận thương mại cho đế quốc Pháp. Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), với tư cách là một nước thắng trận, Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa.

Trong điều kiện xã hội thuần nông, với kiểu quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, phương thức sản xuất mới đã phá vỡ hình thái công xã nông thôn làng xã vốn đã hình thành từ lâu đời ở Việt Nam. Thực dân, tay sai bắt đầu một quá trình rào đất, cướp ruộng của nông dân nhằm hình thành các đồn điền theo kiểu phương Tây:

trồng lúa, cà phê, cao su, thầu dầu, chè, đay, bông nhưng ở trình độ canh tác sản xuất vẫn rất thấp, chủ yếu theo kiểu thủ công thuần nông. Kinh tế hộ gia đình rất nhỏ lẻ, phần lớn là sản xuất nguyên liệu, chưa chú ý đến việc chế biến thành sản phẩm. Thực dân Pháp gắn việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam với thị trường thế giới thông qua việc bãi bỏ và ngày càng mở rộng việc xuất cảng nông sản. Tuy nhiên, với mục đích chủ yếu là vơ vét của cải thuộc địa nên việc ứng dụng và phát triển khoa học cho sản xuất nông nghiệp hoàn toàn không được đầu tư và quan tâm.

Đời sống của người nông dân vẫn rất khổ cực, không tạo ra nền tảng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Trong khi đó, các ngành công nghiệp ít nhiều có sự phát triển, bởi trước hết là sự đầu tư máy móc kỹ thuật của thực dân Pháp từ chính quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá lớn như: than, kim loại, đá quý, vàng v.v..

làm xuất hiện các ngành công nghiệp mới mà từ trước tới giờ xã hội phong kiến truyền thống hoàn toàn không có; sau đó, đầu tư nâng cao chất lượng sản xuất sản

phẩm nông – lâm nghiệp để xuất khẩu sang các thị trường tư bản khác, mà trong đó, chủ yếu là lúa, gạo, vải sợi, rượu, cao su, thuốc lá, trà, v.v.. Tiểu thủ công nghiệp dù có phát triển với tư cách là bộ phận hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp và công nghiệp, nhưng vẫn ở trong trạng thái phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, nhỏ, lẻ.

Dưới chế độ phong kiến quân quyền, giao thông vận tải và thương mại gần như không phát triển bởi chính sách “bế quan tỏa cảng”. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, đẩy mạnh hoạt động giao thương xuất khẩu tư bản của thực dân Pháp, chính quyền bảo hộ đã tiến hành mở mang đường xá, xây dựng cầu, cống và nạo vét kênh, rạch, khai thông vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền bằng cả đường bộ, đường thủy và đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu tiên của đường sắt. Giao thông dễ dàng, thuận tiện, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển cùng với các hoạt động giao lưu tiếp xúc văn hóa khác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các nền văn minh thế giới.

Thực dân Pháp hoàn toàn không đầu tư với mục đích phát triển kinh tế Đông Dương mà nhắm đến bóc lột ngày càng cao và nhiều lợi nhuận từ sự vơ vét tài nguyên, nông – lâm – thủy sản và sức lao động nhân công rẻ mạt cho chính quốc.

Việc đưa vào phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không hoàn toàn triệt để nhằm thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến cũ kỹ, lạc hậu. Đó chỉ là sự đan xen giữa phương thức sản xuất cũ và mới, các lực lượng sản xuất của xã hội phong kiến truyền thống vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong mối quan hệ sản xuất. Điều này tạo nên sự mâu thuẫn gay gắt giữa cái cũ và cái mới làm cho tính chất, trình độ phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành một cách chậm chạp cùng với giai cấp tư sản dân tộc nhỏ lẻ, non yếu. Những thay đổi cơ sở kinh tế là tiền đề, tạo điều kiện cho các trào lưu văn hóa, tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam trong quá trình giao thương với bên ngoài, từng bước góp phần vào quá trình chuyển hóa tư tưởng dân tộc trong sự vận động của ý thức xã hội. Qua đó, tác động đến tư tưởng của những bậc sĩ phu, những nhà yêu nước mang trong mình sự đan xen giữa ý thức hệ

phong kiến truyền thống với sự hình thành những mầm mống của tư tưởng dân chủ tư sản mới.

Về cơ cấu xã hội – giai cấp: Những chuyển biến cơ cấu kinh tế kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng rõ rệt và sâu sắc. Sự mất cân đối của cơ cấu kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến và tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự phân hóa không triệt để của cơ cấu giai – tầng xã hội thời kỳ này. Hậu quả của chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa đã làm cho xã hội xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới: trí thức mới (một bộ phận con nhà địa chủ giàu có đi học ở Pháp tiếp thu những tư tưởng, văn hóa tiến bộ từ phương Tây), tư sản (một bộ phận địa chủ giàu có chuyển sang kinh doanh thương mại, thầu khoán, sản xuất) và vô sản (những nông dân mất đất, phải bán sức lao động ở trong các nhà máy, đồn điển, hầm mỏ) bên cạnh những giai cấp, tầng lớp cũ như: quan lại, địa chủ phong kiến, nông dân, sĩ phu, v.v.. tất cả tạo nên bức tranh xã hội đầy mâu thuẫn về lợi ích giữa các bộ phận với nhau.

Cơ cấu xã hội công xã nông thôn Việt Nam truyền thống trước đây “…lấy gia tộc làm bản vị, triều thị thay đổi mà nền móng hạ tầng, trước sau không bị lay động, đó là đặc sắc sẵn có ở các nước phương Đông, không như xã hội Âu Tây lấy cá nhân làm bản vị” nay bị phá vỡ thay đổi dưới những hình thức khác. Thay vào đó là sự phân chia giai cấp dựa trên những quyền lợi kinh tế trong xã hội và quan hệ dựa trên những sở hữu tài sản, lợi ích cá nhân kiểu phương Tây.

Giai cấp địa chủ phong kiến: trở thành tay sai câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân. Những yếu tố của điều kiện kinh tế - xã hội làm cho giai cấp địa chủ phong kiến cũng bị phân hóa sâu sắc:

Thứ nhất, phần lớn địa chủ phong kiến câu kết, thỏa hiệp với thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân lao động (nông dân), bán rẻ lợi ích của quốc gia dân tộc nhằm tiếp tục bảo vệ những quyền lợi của mình dù không còn giữ vai trò địa vị thống trị xã hội như trước. Đây chính là bộ phận phản động nhất, lộ rõ bộ mặt thân Pháp, sẵn sàng đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân: “…từ trong trường học

“nô lệ” đúc ra, lớp cao chiếm được cái địa vị “quan lớn bổng nhiều”, thôi thời dựa

hơi lổ mũi kẻ khác, sợ được sợ mất, nếu làm cách gì mà giữ được cái hà bao thì không việc gì mà không làm.” [65;81].

Thứ hai, một bộ phận nhà Nho chủ trương “ẩn dật” nơi thôn dã, tách mình khỏi mọi thị phi của chốn quan trường và đời sống xã hội để giữ khí tiết “trung quân, ái quốc” của một nhà Nho với phương châm “mũ ni che tai” hay “lánh đời”

… vẫn giữ tấm lòng như xưa, song vì hoàn cảnh ác liệt, sanh kế khuẩn bức, nên nếu tạm được yên trước mắt là giữ lấy cái thái độ quan vọng” [65; 80];

Thứ ba, những nhà Nho yêu nước với tinh thần dân tộc, sẵn sàng đứng về phía nhân dân cùng chống lại thực dân Pháp và phong kiến tay sai, từng bước tìm tòi con đường cách mạng mới cho dân tộc. Tuy nhiên, bộ phận này thực lực cũng nhỏ bé, mang tính địa phương, cục bộ ít nhiều.

Qua đó, địa chủ phong kiến Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc và có sự phát triển hơn trước về kinh tế. Bên cạnh địa vị chính trị là do được ưu ái, nâng đỡ của thực dân Pháp, địa chủ phong kiến còn làm chỗ dựa vững chắc, đắc lực cho chính quyền thực dân trong công cuộc khai thác thuộc địa và duy trì một trật tự xã hội có lợi cho chúng. Bộ phận khác vẫn đang trong quá trình tìm kiếm con đường đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc.

Giai cấp nông dân: vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chiếm đến hơn 80%

dân số Việt Nam. Sự tập trung cao độ ruộng đất của địa chủ và tư bản Pháp thành các đồn điền đã làm cho người nông dân bị bần cùng hóa không tài sản, buộc phải thoát ly khỏi đồng ruộng, tha phương cầu thực ra các đô thị và bán sức lao động của mình trong các xí nghiệp, hầm mỏ,v.v..góp phần gia nhập vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Người nông dân đã vùng dậy đấu tranh ở các vùng nông thôn nhưng tất cả đều bị đàn áp một cách dã man, sự thất bại của họ là do thiếu sự tổ chức và tinh thần kỷ luật.

Giai cấp nông dân bị thực dân đế quốc, địa chủ chèn ép cùng với những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất nên ý chí đấu tranh chống thực dân, phong kiến rất mạnh mẽ. Đồng thời, giai cấp nông dân cũng là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất, đóng vai trò quan trọng trong

quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do sự hiểu biết hạn chế và trình độ học thức thấp.

Giai cấp công nhân (vô sản): hình thành từ công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1896 – 1914), trong quá trình tiến tới trở thành một giai cấp thông qua các thành phần xã hội và bằng nhiều con đường khác nhau. Chủ yếu giai cấp công nhân là từ nông dân mất ruộng đất phải rời bỏ làng quê ra thành thị bán sức lao động trực tiếp để kiếm sống. Do trình độ hiểu biết thấp mà nhận thức của người công nhân hạn chế. Họ chưa hiểu biết đầy đủ về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, chưa có một ngọn cờ lý luận để soi đường cho cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột. Hầu hết, họ không phải là lực lượng công nhân chuyên nghiệp theo đầy đủ ý nghĩa của nó, phần lớn họ vẫn gắn bó mật thiết với nông thôn, xuất phát từ giai cấp nông dân. Bởi vì, phương thức bóc lột của tư bản thực dân Pháp và một bộ phận tư sản Việt Nam chủ yếu là tận dụng tối đa sức lao động tay chân của người công nhân nhằm tăng lợi nhuận triệt để nên họ hoàn toàn không được tiếp cận nhiều với máy móc hiện đại, trình độ học vấn, khoa học, kỹ thuật rất thấp, cũng không được tiếp xúc một cách thực sự với nền sản xuất lớn theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Cuộc sống, làm việc và những quan hệ xã hội của người công nhân đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã nông thôn. Họ trở thành một bộ phận mới trong cơ cấu xã hội Việt Nam với tư cách là một chủ thể tiếp biến những tư tưởng ở Việt Nam bởi tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để với thực dân và phong kiến, sớm giác ngộ và trưởng thành nhanh chóng khi thời cơ tới và hội đủ các điều kiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu về giai cấp công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản năm 1923 như sau: “Công nhân có thể là 2% dân số, không được học hành, không được tổ chức. Do vậy họ không có một lực lượng chính trị nào”, đánh giá vậy nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng: “Tuyên truyền tốt trong nông dân và tổ chức tốt trong công nhân nếu chúng ta làm tốt được điều đó thì tương lai thuộc về chúng ta” [93, 221]. Cho đến những năm 1924 và 1930, thông qua các hoạt động

chính trị tích cực, Hồ Chí Minh đã góp phần giác ngộ giai cấp công nhân bằng việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và từng bước tổ chức họ thành những lực lượng cách mạng xã hội. Giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ tư tưởng cách mạng và tự giác trở thành một lực lượng gánh vác trọng trách cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức, tiểu tư sản:

Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, năng lực chính trị yếu đuối.Trong quá trình hình thành và phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam có sự phân hóa:

Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của thực dân, đế quốc ở Đông Dương. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.

Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Lực lượng sĩ phu yêu nước xuất thân từ những trí thức Nho học của chế độ cũ là một trong những lực lượng căn bản trong quá trình tư sản hóa, chuyển từ địa vị phụ thuộc sang địa vị lãnh đạo xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định để thực hiện cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà lại do giới trí thức, sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Vì vậy, nội dung, tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w