Giá trị tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 154 - 163)

CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

4.1.2. Giá trị tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng kế thừa những giá trị tư tưởng dân tộc và tiếp thu thành tựu của nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam đã tạo ra bước ngoặc quan trọng trong tư tưởng chính trị của ông nhằm thay đổi tư tưởng phong kiến Nho giáo bảo thủ, lạc hậu, từng bước xây dựng một tư tưởng mới trên nền của chủ nghĩa yêu nước. Tư tưởng của ông tạo tiền đề cho quá trình truyền bá những tư tưởng dân tộc, dân chủ, nhân quyền, an sinh xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội Việt Nam mới so với thời kỳ trước. Điều này được thể hiện:

Thứ nhất là, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là kết quả của một quá trình nhận thức, đấu tranh không ngừng giữa cái cũ với cái mới, giữa truyền thống với hiện đại, giữa bảo thủ giáo điều với sự chủ động linh hoạt nhạy bén với thời cuộc, trong đó có những yếu tố tác động trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục .v.v.. vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Thông qua quá trình nhận thức đó mà Huỳnh Thúc Kháng đã xây dựng được một hệ thống những quan niệm, phạm trù về cách mạng dân chủ tư sản qua lăng kính của một nhà Nho yêu nước chuyển mình theo thời đại.

Đó là lối tư duy tích cực, phản ứng linh hoạt với những biến động của thời đại trước sự bảo thủ, lạc hậu của xã hội phong kiến và nền thống trị của thực dân phương Tây. Qua đó, có tác dụng nâng tầm hiểu biết, nhận thức mới về thế giới của dân tộc Việt Nam nói chung và của các Nho sĩ nói riêng lên một trình độ cao hơn vượt ra khỏi những khuôn khổ chật hẹp của tư tưởng “tôn quân quyền”. Ông cho rằng: “thuyết “Tôn quân tức là ái quốc”, chỉ đúng với lịch sử nước ta năm sáu mươi năm về trước kia thôi” [139; 553]. Ông phê phán những hạn chế, bất cập của hệ tư tưởng Nho giáo về thế giới quan, nhân sinh quan, thậm chí là tư tưởng chính trị áp đặt “thiên mệnh” một cách có hệ thống và tương đối triệt để qua đối tượng cụ thể chủ đạo của nó là nền giáo dục Hán học: “tôn quân quyền, kính sư nho, trọng gia tộc, phò thanh nghị, đều là do nguồn gốc Hán học gây ra” [139; 523].

Mặc dù Huỳnh Thúc Kháng đã tấn công vào bức tường thành bất khả xâm phạm của hệ tư tưởng bảo thủ, lạc hậu là nền giáo dục Hán học nhưng trong một

chừng mực nhất định, ông vẫn cho rằng: “chế độ phong tục tập quán khí cụ, không có cái gì là không có tinh thần Hán học chạm khắc vào trong đó, dầu là ở trong có nhiều điều không tốt” [139; 561] – nghĩa là cần giữ lại ít nhiều những giá trị tích cực của Nho giáo đối với con người và xã hội Việt Nam trong thời hội nhập Đông – Tây, không thể phủ nhận hoàn toàn cái cũ, đồng thời việc tiếp thu cái mới càng không thể mù quáng không chọn lọc: “cựu học thì bình phong đã ngã mà cốt cách cũng không còn, Tân học thì không khác chi bòn vàng mà vơ cả bùn cát, cái hiểm tượng trong học giới, nguy ngập là dường nào !” [139; 539].

Huỳnh Thúc Kháng tiếp nhận những tư tưởng mới từ phương Tây gián tiếp qua các tân thư Trung Hoa và Nhật Bản một cách sáng tạo, không rập khuôn mà căn cứ vào thực tiễn hoàn cảnh xã hội Việt Nam để có những bước đi phù hợp trong nội dung hành động cách mạng của mình. Tư tưởng yêu nước trong ông có sự phát triển vượt ra khỏi những khuôn khổ của ý niệm truyền thống, trở thành ý thức dân tộc mới, tiến bộ, khác hoàn toàn với tư tưởng “vọng ngoại” vốn tồn tại không ít ở các nhà tư tưởng, yêu nước khác ở chỗ: muốn dân tộc độc lập, chấn hưng được đất nước, cần phải “khai trí” làm giàu vốn văn hóa, tri thức của dân tộc mình.

Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng từ Nho giáo sang dân chủ tư sản đã thể hiện rõ mối dây liên hệ giữa nhận thức lý luận một cách chủ động sáng tạo với thực tiễn biến đổi phong phú, sinh động của đất nước. Mỗi một hành động đấu tranh cách mạng của ông luôn dựa vào hiện thực cuộc sống thông qua việc xây dựng một hệ thống các quan điểm về mới về dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ .v.v.. Tất cả những quan điểm đó được ông từng bước đưa vào nhận thức có tính phổ biến trong quần chúng nhân dân nhằm góp phần: “…mở mang đường trí thức, đường kinh tế trong nước,…” [139; 203] nâng cao sự hiểu biết, vun đắp tinh thần yêu nước. Tư tưởng chính trị của ông đã trở thành một bộ phận có giá trị trong toàn bộ hệ thống tư tưởng chính trị xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, khơi dậy ngọn lửa tinh thần dân tộc yêu nước, yêu thương giống nòi của người Việt Nam nói chung và các thế hệ sĩ phu nói riêng.

Thứ hai là, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng đã có những tác động tích cực đến đời sống xã hội bằng những phương pháp đấu tranh cách mạng khác nhau trong thực tiễn.

Huỳnh Thúc Kháng đã gắn những quan điểm chính trị về dân quyền, dân chủ, dân sinh với thực tiễn hoạt động cách mạng. Những hoạt động đó có tác dụng tích cực đối với nhận thức của nhân dân trong đời sống xã hội. Thông qua thực tiễn hoạt động yêu nước nhằm đổi mới đời sống tinh thần của quần chúng, nhất là tầng lớp nông dân vốn chủ yếu chiếm đa số trong xã hội và bao đời nay bị kìm hãm dưới vòng cương tỏa của ý thức hệ phong kiến Nho giáo, Huỳnh Thúc Kháng đã hiện thực hóa tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản của mình, cụ thể là trong phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ cho đến tham gia nghị trường và viết báo Tiếng Dân. Mỗi thời kỳ lịch sử gắn liền với những hoạt động thực tiễn chính trị của ông có những giá trị tác dụng quan trọng trong việc thức tỉnh dân tộc, canh tân lối tư duy lạc hậu, bảo thủ, trì trệ của người Việt Nam trước những biến chuyển không ngừng của thời đại.

Phong trào Duy Tân do Huỳnh Thúc Kháng cùng với Trần Quý Cáp khởi xướng ở Trung Kỳ góp phần cùng với Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đạt được những thành tựu nhất định có giá trị như là hồi chuông cảnh báo cho sự lỗi thời, sự cáo chung của chế độ phong kiến. Điều đó đã khiến cho chính quyền thực dân phong kiến có sự hoang mang, lo sợ buộc chúng bằng mọi cách phải trấn áp, bức hại và thậm chí giam cầm những sĩ phu như Huỳnh Thúc Kháng. Có thể nói hoạt động thực tiễn của ông trong phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ đã làm một cuộc cách mạng về tư tưởng “làm đảo lộn ngai vàng, đảo lộn quý tộc, đảo lộn Khổng – mạnh, đảo lộn học vấn, đảo lộn đặc quyền, đảo lộn phương thức sinh hoạt, phong tục tập quán và một thời xã hội còn tối ngòm ngòm” [169; 33]. Ông đã đưa tư tưởng của mình vào quần chúng tạo thành một sự lan tỏa có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trên mảnh đất Quảng Nam mà không lâu sau đó trở thành một hình mẫu tiêu biểu và cũng là trung tâm của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX bấy giờ. Những tư tưởng

duy tân của ông không chỉ đóng góp vào cho phong trào Duy Tân làm nên một lịch sử đầy vinh quang mà còn có những giá trị rất thiết thực đối với đời sống xã hội:

Phong trào Duy Tân đánh dấu một thời đại chuyển tiếp từ phong trào cách mạng theo tư tưởng yêu nước và nhân sinh quan cách mạng tư sản sang phong trào cách mạng mới tuy chưa phải là cách mạng vô sản nhưng đã mang trong đó những nhân tố tích cực, tiến bộ. Do đó, cần phải thấy Phong trào Duy Tân như một mắt xích cần thiết của cả trào lưu yêu nước và cách mạng ở nước ta từ đầu thế kỷ đến Cách mạng tháng Tám 1945 với sự ra đời Nhà nước Việt Nam mới, tồn tại và phát triển liên tục cho đến hôm nay. Những gì diễn ra trong sự nghiệp đổi mới hôm nay đều có thể thấy nguồn gốc của nó từ cuộc vận động của Phong trào Duy Tân như việc nâng cao dân trí, cải cách và đổi mới cách dạy và học, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời cảnh giác với lối học bắt chước nước ngoài một cách nô lệ, thiếu tinh thần độc lập, tự chủ… Nếu ngày xưa cần phải cảnh giác với hiện tượng Âu hoá một cách nô lệ thì ngày nay cũng cần phải cảnh giác với hiện tượng "say mê" văn hoá ngoại lai một cách không bình thường, nhất là văn hoá lối sống hủ lậu, cách sống ích kỷ theo chủ nghĩa thực dụng đang thịnh hành trong xã hội tư bản, có nguy cơ làm biến chất những phẩm chất tốt đẹp của đạo đức cách mạng mà chúng ta đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phong trào Duy Tân đã cung cấp cho chúng ta nhiều bài học quí báu về phương pháp cách mạng, trong đó phải kể đến ý thức độc lập, tự chủ trong việc học tập và tiếp thu văn hoá nước ngoài và phương pháp tiếp cận với văn hoá và khoa học ngày càng rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Tuy Huỳnh Thúc Kháng và các đồng sự của Phong trào Duy Tân chưa thấy hết tầm quan trọng của chân lí "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", song ông đã nhận thức được nguyên nhân thua kém của dân tộc ta có nguồn gốc từ sự yếu kém hiểu biết về nhiều mặt của dân chúng, vì vậy họ coi việc trang bị sự hiểu biết cho quảng đại quần chúng nhân dân về văn hoá, học thuật (thay đổi tư tưởng từ Nho giáo sang cách tân) là một yêu cầu cấp bách của thời đại, là đối tượng xây dựng và phát triển của xã hội công nghiệp,

của thời đại mới, thời đại Văn minh phải thắng Dã man như Hồ Chí Minh đã dự báo từ đầu thế kỷ trước.

Duy Tân là một phong trào, một cuộc vận động "tân học" mà thực chất là vận động nhằm thay đổi tư tưởng, học thuật dưới sự khởi xướng của Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh và các nhà yêu nước khác. Điều đó có nghĩa là nó chưa phải là một cuộc đấu tranh cách mạng thật sự mạnh mẽ như một cuộc chiến đấu làm biến đổi tận gốc xã hội cũ nhằm giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến. Do đó, nó có những hạn chế nhất định về mục tiêu và phương châm hành động. Tuy nhiên, phong trào Duy Tân đã có những đóng góp quan trọng về văn hoá, nhằm phổ biến tư tưởng, xây dựng văn hoá mới, con người mới mà hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện trong bối cảnh và điều kiện mới về xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập với khu vực, thế giới.

Bên cạnh đó, hoạt động nghị trường của Huỳnh Thúc Kháng rất có giá trị thực tiễn vì đã góp phần vào hiện thực hóa những tư tưởng mới về chính thể, dân quyền, pháp quyền cho xã hội Việt Nam. Ý thức dân quyền tiến bộ của các nhà tư tưởng nói chung và của cá nhân Huỳnh Thúc Kháng nói riêng được xem như là ánh bình minh sau đêm dài đen tối. Tư tưởng lập hiến của ông là sự cần thiết phải ban hành một hiến pháp cho nước Việt Nam và hiến pháp đó phải thể hiện được ý chí của nhân dân, do nhân dân lập ra. Có thể thấy, trong những điều kiện hạn hữu về thông tin từ bên ngoài mà Huỳnh Thúc Kháng đã tiếp thu được những quan điểm, tư tưởng rất tiến bộ của nhân loại về lập hiến thời kỳ đầu thế kỷ XX, nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước và quyền lập hiến nằm trong đó. Ông công khai đòi kẻ thống trị phải áp dụng những nguyên tắc của pháp luật vào chính sách, đường lối cai trị theo một cơ sở nhất định về sự phân định quyền và trách nhiệm của kẻ thống trị lẫn người bị trị. Bằng năng lực tư duy chính trị và thực tiễn hoạt động của mình, ngay từ đầu Huỳnh Thúc Kháng đã sớm nhận ra được sự lừa gạt, mị dân của chính quyền thực dân và tay sai phong kiến trong Viện dân biểu Trung Kỳ.

Thực tiễn hoạt động nghị trường, Huỳnh Thúc Kháng đã để lại cho hậu thế những

bài học sâu sắc về tư duy nhận thức cũng như hành động trách nhiệm là người đại diện cho quần chúng nhân dân, được nhân dân ủy quyền với quyền lực được trao để xây dựng nền lập pháp và hành pháp vì nhân dân, phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, xác định công cụ tuyên truyền hiệu quả đối với quảng đại quần chúng nhân dân chính là thông qua những trang báo hàng ngày, Huỳnh Thúc Kháng đã phản ảnh hiện thực xã hội một cách có “định hướng” với mục tiêu “khai trí, trị sanh” bằng các quan điểm mới của mình trên tờ Tiếng Dân. Ông cũng thể hiện một ý thức trách nhiệm với đạo đức của một người làm báo là nói lên “sự thật”, sự công tâm, không bẻ cong ngòi bút của mình vì những giá trị tầm thường thấp hèn của vật chất hay sức ép của “quyền lực” phù phiếm trong điều kiện ngặt nghèo “kiểm soát ngôn luận” của xã hội thuộc địa. Những phẩm chất đó của nhà báo Huỳnh Thúc Kháng vẫn còn nguyên giá trị lớn lao đối với những người cầm bút ngày nay dù đã qua hơn 90 năm nền báo chí cách mạng Việt Nam, nhất là trong điều kiện ngày nay xã hội ngày càng tự do – dân chủ, báo chí ngày càng đa dạng và phong phú về thể loại, phương tiện cũng như hình thức của báo. Trong thời kỳ đổi mới, báo chí tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức và vận động thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tạo bầu không khí tự do - dân chủ, cởi mở trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại...Các nhà báo đã bám sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, cổ vũ nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện trì trệ, tiêu cực; đề xuất phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, hoạt động báo chí cũng còn những hạn chế, khuyết điểm với những biểu hiện “thương mại hoá”, xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường, đưa tin và viết bài theo kiểu giật gân, câu khách, thiếu trung thực, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của báo chí. Do đó, đối với người cầm bút, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ một thông tin gì là cần thiết; nó thể hiện trách nhiệm với thông tin, là biểu hiện đạo đức của người làm báo. Bởi thông tin đó khi đưa ra, rất có thể sẽ có tác động đến toàn xã hội, nếu thiếu

cân nhắc. Trách nhiệm với thông tin của người cầm bút không chỉ thể hiện ở độ chính xác của thông tin đó mà còn ở cách người cầm bút xử lý nó như thế nào, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm, có tác động với xã hội. Một khi người cầm bút bắt đầu xa rời những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp ấy, họ đã tự đồng hóa công việc cao quý của mình với việc đưa tin vỉa hè.

Ở Huỳnh Thúc Kháng đã hội tụ được đầy đủ nhất những phẩm chất của người làm báo chí trở thành một trong những hình mẫu tiêu biểu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam sau này khi Hồ Chí Minh từng nêu lên những quan điểm cho rằng: báo chí là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đòi hỏi năng lực cao về trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực nghề nghiệp; báo chí phải là sự tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sang; mỗi bài viết đều phải chứa đựng hàm lượng cao chất xám và nhiệt huyết cao của người viết. Ở ông có tất cả những điều đó.

Thứ ba là, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là biểu hiện những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của ông được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ văn học, giáo dục, xã hội, văn hóa, kinh tế .v.v.. nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, xác định được vai trò của mình mà từ đó có ý thức trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, chấn hưng đất nước.

Những quan điểm đó phản ánh đặc điểm truyền thống của dân tộc Việt Nam:

từ trong thơ ca, văn học, phóng sự, ký sự… mà thể hiện tâm tư tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng chính trị của cá nhân, con người trước hiện thực của đời sống. Tư tưởng này mang tính khác biệt hoàn toàn so với tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây ở chỗ không xuất phát từ giai cấp tư sản, cũng không đại diện cho giai cấp tư sản. Dường như khuynh hướng dân chủ tư sản ở Huỳnh Thúc Kháng chỉ như là một

“phương tiện” nhằm thực hiện mục đích xuyên suốt của ông là “độc lập dân tộc, tự lực, tự cường”. Do đó mà nó mang tính đặc thù của nhân dân, của dân tộc Việt Nam với một đường lối công khai ôn hòa: phát triển giáo dục, hoạt động ở nghị trường và mở mang báo chí. Tác giả cho rằng, không thể gán ghép một cách thuần túy tư

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 154 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w