Hạn chế trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 163 - 170)

CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

4.1.3. Hạn chế trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Bên cạnh những thành tựu, giá trị trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng còn có cả những hạn chế nhất định khi xem xét trong một hoàn cảnh cụ thể.

Sự phản ánh của hiện thực khách quan trong tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng chính trị hết sức nhạy cảm bởi nó chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế và các mối quan hệ xã hội. Do đó, quá trình phản ánh hiện thực xã hội sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, trong đó tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng cũng không tránh khỏi điều đó.

Mặc dù đề cao tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, tiến bộ xã hội nhưng tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng chưa thực sự tạo ra được một hệ tư tưởng mới với

đầy đủ tính hệ thống khoa học nhất quán cùng với một cơ sở lý luận triệt để, hạn chế này là do:

Trước hết, Huỳnh Thúc Kháng chưa có một phương pháp tư duy đầy đủ để nhận thức được những nội dung cốt lõi, bản chất của các học thuyết dân chủ tư sản phương Tây nói riêng cũng như các học thuyết dân tộc - dân chủ đang nở rộ đương thời ở Đông Á. Thêm vào đó, khi tiếp cận với học thuyết vô sản, ông mới chỉ dừng lại ở bước tìm hiểu ban đầu chưa toàn diện một cách hệ thống, vì vậy mà dẫn đến trong ông những hạn chế về nhận thức thời đại, nhận thức về những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Như tác giả đã phân tích ở các chương của luận án, việc tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng chịu ảnh hưởng và sự tác động của các quan điểm lý luận mới từ các nguồn như tân thư, tư tưởng canh tân và các tiến bộ của văn minh phương Tây là không trọn vẹn đầy đủ cũng như đảm bảo nguyên văn, nguyên tác mà chủ yếu thông qua các bản dịch chịu ảnh hưởng từ các tác giả của Trung Hoa và Nhật Bản. Do đó, ông không thể nắm được bản chất và tinh thần cốt lõi của các hệ tư tưởng tiến bộ lúc bây giờ để có thể hình thành một hệ thống các quan điểm, phương pháp luận trong tư duy.

Huỳnh Thúc Kháng chưa đứng chân trên lập trường giai cấp và dân tộc, ông mới chỉ dừng lại ở tinh thần yêu nước thương dân của cá nhân theo truyền thống Khổng – Mạnh của Nho giáo với trọng tâm là thực hành đạo đức mà thực hiện phương pháp đấu tranh hòa bình, công khai và hợp pháp nhằm cốt trước chỉ đòi quyền dân sinh và dân chủ sau mới tính tới giành độc lập. Tuy nhiên, phương pháp này của ông thực tế là xa lạ với truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm qua. Bởi vì, tư tưởng nhận thức tự thân nó không thể thay đổi được hiện thực nếu tư tưởng đó không thâm nhập vào trong quần chúng, thức tỉnh họ và làm cho họ trở nên “tự giác” để đấu tranh cho độc lập dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh rất rõ tinh thần yêu nước của nhân dân phải được động viên, khích lệ, cổ vũ bằng tư tưởng chống xâm lược của chính quyền (vua, quan, sĩ phu) quyết bảo vệ giữ gìn đất đai, bỡ cõi, núi sông của tổ tiên.

Hai là, Huỳnh Thúc Kháng chưa hoạch định được những mục tiêu cho quá trình đấu tranh cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Thực tiễn điều này cũng không thể thực hiện được trong điều kiện hoạt động đấu tranh của ông bị gián đoạn suốt 13 năm ngục tù Côn Đảo và quá trình chuyển biến trong tư tưởng của ông từ lập trường phong kiến sang dân chủ tư sản và cách mạng vô sản theo sự chi phối của hoàn cảnh thực tiễn xã hội. Do đó, những quan điểm, lập trường tư tưởng và hành động cách mạng của ông không triệt để, thiếu tính dứt khoát trong các phong trào dù là theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Điều này đã dẫn đến có thời điểm chính bản thân ông rơi vào trạng thái bế tắc trước những tác động, biến đổi quá nhanh của thời cuộc cũng như tình thế cách mạng. Mặc dù sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của ông là tinh thần yêu nước với mục tiêu giải phóng dân tộc, khởi xướng công cuộc vận động đòi tự do dân sinh, dân chủ nhưng điều đó mới chỉ dừng lại ở việc đặt ra những vấn đề cần giải quyết trước mắt cho dân tộc Việt Nam mà chưa tìm ra được phương pháp giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng mang tính hệ thống. Mặt khác, chính tính chiến đấu về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đối với các lực lượng bảo thủ, lạc hậu phong kiến và cả thực dân Pháp cũng không hoàn toàn triệt để mà xen lẫn giữa lúc phê phán mạnh mẽ với lúc ôn hòa không tích cực dẫn đến trạng thái không rõ ràng về mặt lập trường, có lúc rơi vào bi quan. Sự “bi quan” này đã làm cho ông bị “quy chụp” là cải lương cũng là điều dễ hiểu.

Ba là, Huỳnh Thúc Kháng vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, dù là người chủ động, tích cực trong việc tiếp thu những tư tưởng văn hóa mới, tiến bộ của phương Tây.

Về cơ bản Huỳnh Thúc Kháng vẫn là một Nho sĩ, tư tưởng vẫn bị ảnh hưởng của thế giới quan Nho giáo. Vì vậy, trong tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng còn có sự nhận thức chưa rõ ràng giữa những phạm trù dân chủ tư sản với quan điểm chính trị của Nho học. Thêm vào đó, với lối tư duy nhận thức chủ yếu là thông qua lý thuyết và tranh luận về lý luận cho nên giá trị thực tiễn chưa cao. Bởi vì, sự tiếp cận với các tư tưởng tiến bộ phương Tây của Huỳnh Thúc Kháng không hoàn toàn trực tiếp bằng ngôn ngữ nguyên bản mà thông qua các bản dịch đã được “Đông phương

hóa”, mặt khác, ông cũng không trực tiếp chứng kiến hiện thực xã hội Tây phương với những thành tựu và khiếm khuyết của nó nên tư tưởng của ông tuy có đổi mới đó nhưng thiếu tính hệ thống, thiếu cơ sở khoa học và đặc biệt là mang tính phiến diện không toàn diện, rơi vào chủ quan.

Huỳnh Thúc Kháng được đào tạo bài bản và hấp thu trọn vẹn toàn bộ nền giáo dục Nho giáo nên chịu sự chi phối của thế giới quan Nho giáo qua các quan điểm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hay “dân vi bản”. Ảnh hưởng của thuyết đại đồng đã làm cho tư tưởng của ông khi giải thích những phạm trù của tư tưởng dân chủ tư sản chưa thực sự rõ ràng trong bối cảnh xã hội nông thôn Việt Nam đang từng bước chuyển mình sang một xã hội văn minh. Do đó mà tính bứt phá, triệt để trong nội dung dân chủ tư sản của ông so với tư tưởng Nho giáo còn có những hạn chế, chưa xóa bỏ hoàn toàn nhân sinh quan Nho giáo. Vấn đề về cách thức để thực hiện việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ trên nền tảng văn hóa truyền thống của Nho giáo hoàn toàn khác với việc thực hiện những cải cách dân chủ trên nền văn hóa Tây phương hiện đại, đồng thời cũng không thể lẫn lộn giữa học thuyết chính trị của Nho giáo với các phạm chủ dân chủ tư sản phương Tây.

Vì mang trong mình thế giới quan Nho giáo cũng như một nền Hán ngữ sâu đậm mà Huỳnh Thúc Kháng khi truyền bá những quan điểm, tư tưởng duy tân của mình tiếp thu được từ sách vở bên ngoài (dù không còn là nguyên bản văn phong ngôn ngữ Tây phương) cũng diễn dịch lại bằng văn phong Hán học. Trong khi đó, quần chúng nhân dân phần lớn là thất học và cũng chỉ số ít người thuộc tầng lớp trung lưu, trí thức mới biết chữ (bao gồm cả Hán ngữ và Quốc ngữ, bên cạnh một số rất ít biết Pháp ngữ) thì những tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây hình như chỉ là sản phẩm tinh thần của nhà Nho tiến bộ và số ít người trong xã hội. Ngay cả khi Huỳnh Thúc Kháng thành lập báo Tiếng Dân với mong muốn truyền bá tư tưởng dân chủ, cách mạng yêu nước, thông tin về những tiến bộ xã hội hiện đại đến với quãng đại quần chúng nhân dân cũng chỉ trong một chừng mực nhất định bó hẹp trong phạm vi Trung Kỳ và tầng lớp dân chúng biết chữ. Điều này ở Huỳnh Thúc Kháng làm nên sự khác biệt so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ là các nhà tư tưởng yêu

nước họ không chỉ dừng lại ở viết báo mà còn diễn thuyết, lập hội…vì vậy mà tính tuyên truyền hiệu quả cao hơn.

Đây là điểm hạn chế trong nhận thức tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, mặc dù ông đã tự trang bị cho mình những quan điểm nhận thức mới rất tiến bộ của tư tưởng dân chủ tư sản, nhưng tư tưởng đó tự thân nó không thể phát triển và trụ vững trên nền tảng và trong kết cấu của hệ thống tư tưởng Nho giáo truyền thống do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên chủ yếu là điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam chưa có và cũng chưa hội đủ các điều kiện cho nó phát triển một cách đầy đủ như trong lòng xã hội phương Tây. Bởi vì xã hội Việt Nam chưa bước sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp cách mạng tiến bộ hơn giai cấp nông dân là tư sản dân tộc chưa thể hình thành một cách đầy đủ theo quy luật vận động mà Mác đã chỉ ra từ trong lòng xã hội phong kiến.

Bốn là, Huỳnh Thúc Kháng mới chỉ dừng lại ở chỗ coi quần chúng nhân dân là đối tượng để hiện thực hóa tư tưởng duy tân của mình mà chưa coi đó là động lực, lực lượng cách mạng với tư cách là một chủ thể tích cực, sáng tạo trong công cuộc đổi mới và giải phóng dân tộc. Do đó mà với ông lực lượng của quần chúng chỉ thuần túy là sự hậu thuẫn cho những tư tưởng canh tân, đổi mới trong nhận thức về an sinh, đời sống văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, với những đường lối và quan điểm khác nhau giữa các nhà tư tưởng đương thời đã làm cho lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân bị phân hóa trong những khuynh hướng trái ngược nhau giữa bạo động với ôn hòa, giữa các mạng triệt để với không triệt để.

Ông chưa thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân với tư cách là người làm nên lịch sử, như tác giả Trần Thị Hạnh đã nhận định: “nhược điểm lớn nhất của “tư tưởng yêu nước ôn hoà” ở Huỳnh Thúc Kháng là chưa tìm ra được mối quan hệ khăng khít giữa bênh vực quyền lợi thiết thực của người dân với nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ” [38;62]. Chính vì những lẽ đó mà đã ảnh hưởng làm hạn chế đến tư duy lý luận nhận thức của ông trước những thay đổi, diễn biến liên tục của tình thế cách mạng.

Trong những giai đoạn chuyển biến của tình hình thế giới tác động đến cục diện kinh tế - chính trị - xã hội trong nước với những vấn đề mới nảy sinh, khó lường trước những sự kiện tiếp theo sẽ diễn biến như thế nào, đã làm cho tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng ít nhiều rơi vào sự dao động, ngả nghiêng và thậm chí có lúc ông đi đến những nhận định sai lầm. Như việc chủ trương dựa vào nền lập pháp (Viện Dân biểu Trung Kỳ) của thực dân để đấu tranh công khai bằng nghị trường và thông qua báo Tiếng Dân (dù bị kiểm duyệt rất nghiêm ngặt về nội dung) nhằm đạt được những mục tiêu về dân sinh, dân chủ cũng phản ánh sự mơ hồ chính trị khi Huỳnh Thúc Kháng đặt niềm tin vào những cơ chế do chế độ thực dân thiết lập.

Hay như việc ông phê phán những hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học cùng các đồng sự, hoặc những hoạt động của các tổ chức cộng sản, v.v..

Năm là, Huỳnh Thúc Kháng chưa có một nhận thức đầy đủ về vai trò của đảng chính trị, cho đến khi tận mặt chứng kiến thực tiễn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh. Với tư cách là một lực lượng chính trị trong điều kiện một xã hội mới khác hoàn toàn so với xã hội phong kiến quân chủ chuyên chế, đảng chính trị có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đại diện cho một giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia vào việc xây dựng chính quyền và quản lý ổn định, phát triển xã hội.

Xuyên suốt con đường hoạt động cách mạng, Huỳnh Thúc Kháng giữ một thái độ “trung dung” và chủ trương không thành lập cũng như tham gia đảng phái bởi vì ông chưa thực sự nhìn thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của tổ chức Đảng chính trị với tư cách là đội tiên phong của một giai cấp được trang bị vũ khí lý luận dẫn đường đấu tranh cho quần chúng nhân dân. Chỉ đến khi ông tiếp cận thực tiễn hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh và thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thì ông mới thừa nhận vai trò của đảng chính trị đối sự nghiệp cách mạng.

Đây vừa là một hạn chế trong tư tưởng của ông nhưng đồng thời cũng chính vì thế mà nó trở thành một bài học lịch sử có ý nghĩa cho chúng ta sau này về tầm

quan trọng của việc xây dựng một Đảng chính trị để giữ vai trò lãnh đạo cách mạng và cải cách, hoàn thiện nền chính trị phù hợp với thực tiễn bối cảnh thời đại cũng như yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dưới sự rèn luyện, huấn luyện và chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam đã đưa Việt Nam vượt qua được những khó khăn thử thách của điều kiện lịch sử, giải phóng được dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ giữ gìn chủ quyền dân tộc và thực hiện xây dựng phát triển kinh tế mới.

Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất là đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, vị thế kinh tế và địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng có vai trò quan trọng. Đặc biệt là Việt Nam trở thành một biểu tưởng cho hòa bình, phát triển vươn lên thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, từng bước tiến bộ cùng các xu thế thời đại. Đổi mới là sự nghiệp vĩ đại, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Bản thân Huỳnh Thúc Kháng cho rằng, người làm cán bộ thì trước hết: “Chớ như khuyên người phải cần kiệm mà tự mình thì chơi bời xa xỉ; mắng người ta tham nhũng đê hèn mà tự mình thì giả dối gian tham, tư cách không đáng một đồng một xu, học vấn không đầy nửa nắm, mà viết ra trên giấy thì mắng trời, chửi đất, chê tổ tiên, cười ông bà, không coi ai là người vừa mắt ! Như thế thì còn nghĩa lý gì !” [139; 309]. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới. Nêu gương giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 163 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w