2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN VIỆT NAM
2.2.1. Địa mạo bờ biển và đới ven bờ
Bờ biển Việt Nam kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với chiều dài trên 3.200km. Do chạy ven nhiều vùng có đặc điểm địa lý - địa chất khác nhau nên địa hình bờ rất phức tạp.
Theo đ-ờng A- A’ Theo đ-ờng B - B’ Hình 2.3. Lát cắt địa mạo theo các tuyến A-A’ và B-B’ (t-ơng đ-ơng với bản đồ địa mạo trên hình 2.1
Ranh giới s−ờn lục địa BãI Kiêu Ng−u
A’ (ϕ = 4045’ λ =117050’)
A (ϕ = 170110’ λ =105047’) B’ (ϕ = 7025’ λ =1170 )
A (ϕ = 80138’ λ =114035’) BãI đá rác Đ. Phú Lâm,. Đ Linh Côn 0 -1000 - -2000 - -3000 - -4000 - -5000 -
Ranh giới thềm lục địa Ranh giới thềm lục địa Bãi Huyền Trân 0 -500 -1000 -1500 -2000 -2500 Hỡnh 2.3. Lỏt cắt địa mạo theo cỏc tuyến A-A' và B-B' (tương đương với bản đồđịa mạo trờn hỡnh 2.1)
Theo đương B-B'
Theo đường A-A' Bãi Huyền Trân Ranh giới thềm lục địa
Ranh giới thềm lục địa
Bãi đá rác Đ. Phú Lâm; Đ. Linh Côn
Dựa vào nguồn gốc và động lực bờ hiện nay, có thể chia bờ biển Việt Nam thành một số kiểu chính như nhóm bờ biển hình thành do quá trình chia cắt kiến tạo và lục địa ít bị thay đổi bởi các quá trình biển, nhóm thành tạo do các yếu tố không phải sóng và nhóm thành tạo do quá trình sóng biển.
1. Nhóm bờ biển hình thành do quá trình chia cắt kiến tạo và lục địa ít bị thay đổi bởi các quá trình biển
Trong giới hạn bờ biển Việt Nam có mặt kiểu bờ biển Đan Mát, đây là kiểu bờ chia cắt nguyên sinh, hình thành do quá trình chia cắt kiến tạo của vùng núi có những uốn nếp trẻ bị biển làm ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Kiểu bờ này phân bố từ Vĩnh Thực đến Quảng Yên (trừ các đảo đá vôi). Bờ biển và các đảo thành một tổ hợp dạng vòng ôm lấy yếu tố kiến tạo cơ bản trên lục địa là khối nâng dạng địa luỹ Đông Triều - Yên Tử. Phía đông và nam vịnh Bái Tử Long chiều dài và rộng của các đảo hơn kém nhau hàng chục lần. Xen kẽ các đảo là các võng trũng giữa núi trước kia. Các đảo là đỉnh của các dãy núi bị làm ngập. Xu hướng phát triển của bờ ít thay đổi (Nguyễn Thanh Sơn, 1979; Trần Đức Thạnh, 1984).
2. Nhóm thành tạo do sông đóng vai trò chủ đạo a. Bờ tích tụ tam giác châu
Bờ biển tam giác châu được thành tạo do quá trình hoạt động tích tụ của các sông lớn khi đổ vào biển. Ở Việt Nam, bờ biển tam giác châu điển hình có mặt ở hai nơi ứng với hai hệ thống sông lớn là Sông Hồng có lượng phù sa khoảng 114 triệu tấn/năm và đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng phù sa 97,7 triệu tấn/năm. Vì nằm trong đới nóng nên thực vật ngập mặn (cả tự nhiên và gây trồng) phát triển mạnh ở vùng cửa sông và đã có tác động làm tăng quá trình tích tụ mở rộng diện tích lục địa.
Tam giác châu Sông Hồng hiện đại có bờ biển dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (Trần Đức Thạnh, 1984), thuộc kiểu lấn biển, tốc độ lấn biển trung bình 20 - 30m/năm và đạt tới 100 - 120m/năm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Ưu thế của dòng tổng hợp dọc bờ hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam đã tạo ra dòng bồi tích dọc bờ di chuyển về phía Tây Nam. Trong điều kiện thiếu hụt bồi tích cục bộ, hoạt động của sóng hướng đông đã xói lở một số đoạn bờ với tốc độ 10 - 20m/năm, điển hình là bờ biển Giao Hải - Văn Lý (Hà Nam). Bờ
biển tam giác châu còn có ở Sông Mã, Sông Cả, Sông Ba.
Tam giác châu hiện đại của Sông Cửu Long thuộc kiểu lấn biển với tốc độ bồi tụ hàng chục mét mỗi năm. Tại mũi Cà Mau, tốc độ lấn biển tới 150m/năm. Vật liệu sông đưa ra tạo thành dòng bồi tích dọc bờ được đưa về phía tây tạo nên mũi nhô khổng lồ lấn sâu vào vịnh Thái Lan. Cây sú, vẹt ở đây phát triển rất mạnh thành rừng rộng lớn, thân cây cao tới 10 - 20m là một trong những cánh rừng ngập mặn điển hình trên thế giới. Trong vùng tam giác châu Nam Bộ có một số nơi bị xói lở mạnh, điển hình là vùng cửa sông Gành Hào, từ năm 1904 - 1949 bờ biển ở đây lùi vào 4km.
b. Bờ biển tích tụ đồng bằng aluvi do sông và sóng
Bờ đồng bằng aluvi là bờ tích tụ thành tạo chủ yếu do hoạt động của các sông nhỏ khi đổ vào biển. Ở Việt Nam, kiểu này phân bố ở rìa đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Đây là đồng bằng có tính chất bồi tụ do sông nhỏ nên vai trò của sóng trong quá trình thành tạo địa hình biển còn nhận thấy tương đối rõ. Điều đó thể hiện ở sự có mặt hàng loạt các cồn cát ven biển và các dạng tích tụ cấu tạo bằng xác vỏ sinh vật và vỏ ốc nằm sâu trong lục địa. Càng xa cửa sông Mã, sông Cả, vai trò của sóng càng thể hiện rõ, nhất là khu vực Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Phía nam Hà Tĩnh. Vai trò của gió cũng tương đối quan trọng, ở đây xuất hiện các đụn cát gió ngày càng lấn sâu vào lục địa làm giảm diện tích trồng trọt.
c. Bờ biển tích tụ do thuỷ triều đóng vai trò chính
Kiểu bờ này phân bố ở phía bắc các vịnh Tiên Yên, Hà Cối và xung quanh vũng Ba Chẽ. Ở đây các đồng bằng ven bờ bị chia cắt rất phức tạp do sự có mặt di tích “các bậc thềm cao ven biển Móng Cái” và các thềm thấp khác. Thuỷ triều có biên độ lớn tới 4 - 4,5m nên các vật liệu do sông mang ra được thuỷ triều tiếp tục đưa ra biển tạo nên các bãi triều rộng. Cây sú, vẹt phát triển dày đặc, thân cây cao tới 5 - 10m tạo điều kiện cho quá trình tích tụ.
Bờ biển thuỷ triều còn phát triển điển hình ở vùng Cửa Ông và vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (từ Yên Lập đến Đồ Sơn), (Trần Đức Thạnh, 1984), nằm ở rìa phía Bắc châu thổ Sông Hồng hiện đại và vùng hình phễu ở cửa sông Đồng Nai (từ mũi Vũng Tàu đến cửa Xoài Rạp), nằm ở rìa phía bắc châu thổ sông Cửu Long hiện đại. Đường bờ ở đây âm, lõm vào phía lục địa và bị chia cắt hết
sức phức tạp bởi hệ lạch triều phát triển dày đặc. Đây là những vùng cửa sông hình phễu trẻ phát triển trên nền châu thổ cũ trong điều kiện ngập chìm không đều bù bồi tích và thuỷ triều có biên độ lớn.
Tại đây, quá trình xâm thực bờ (điển hình là Cát Hải) chiếm ưu thế so với bồi tụ. Hai cảng lớn nhất nước ta (Hải Phòng và Sài Gòn) đều nằm trong phạm vi không gian liên quan tới kiểu bờ này.
d. Bờ biển có nguồn gốc sinh vật (tích tụ san hô, sú vẹt)
Bờ tích tụ san hô phát triển xung quanh các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ở Hoàng Sa, san hô thường tạo nên các cấu trúc vòng bao quanh đảo đá gốc. Ở Trường Sa, san hô cũng có những nét tương tự nhưng đa dạng và phong phú hơn. San hô phát triển rất mạnh trên đỉnh sườn của các bãi ngầm thuộc khối núi ngầm Trường Sa có chân nằm ở độ sâu 1700 - 2500m. Bờ đảo san hô là một trong những kiểu bờ đặc trưng cho tính địa đới của quá trình bờ ở Việt Nam.
e. Bờ biển mài mòn hoá học
Các đảo đá vôi ngập mặn ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long tạo nên kiểu bờ hết sức độc đáo là kiểu bờ thành tạo do quá trình hoà tan đá vôi ngập mặn, đặc trưng cho ảnh hưởng của thành phần và tính chất nham thạch tới quá trình thành tạo bờ biển.
Quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ đã tạo nên ở khu vực mép nước các hàm ếch sâu với chiều cao trung bình 2 - 3m, trùng với mực triều lên xuống và ăn sâu vào đá từ 3 - 5m, có nơi tới 10 - 15m, xuyên qua khối đá vôi hẹp tạo nên những hang động xuyên thủng và các cầu thiên nhiên kỳ dị. Trong vùng đá vôi sóng rất yếu, độ cao của sóng trong những ngày bão chỉ đạt tới 1m nên quá trình phá huỷ đá gốc không phải do tác dụng cơ học. Đây là kiểu bờ rất độc đáo đã xuất hiện trong điều kiện nước ta, góp phần tạo nên cảnh quan địa mạo kỳ thú của Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới.
3. Nhóm bờ biển thành tạo do quá trình sóng a. Bờ biển mài mòn do sóng
Kiểu bờ này phân bố từ mũi Đại Lãnh đến Cà Ná. Đây là vùng tiếp cận với vùng biển hở sóng mạnh, nhưng do cấu trúc bằng đá cứng nên quá trình phá huỷ bờ xảy ra không mạnh. Phần lớn vật liệu giải phóng ra do mài mòn bị rơi xuống đới nước sâu, chỉ một phần nhỏ được tham gia vào quá trình di chuyển dọc bờ tạo nên một
vài dạng tích tụ liền kề, tự do, đóng kín ở đỉnh, sườn cửa vịnh. Hiện nay quá trình sóng đóng vai trò quan trọng.
b. Bờ biển tích tụ - mài mòn do sóng
Từ mũi Ròn đến mũi Đại Lãnh, kẹp giữa các nhánh núi ăn ngang của dãy Trường Sơn và khối núi Trung Bộ là các thung lũng sông nhỏ. Biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào lục địa có địa hình kiến tạo - xâm thực như vậy đã tạo nên kiểu bờ Riat. Sau đó dưới tác động mạnh mẽ của sóng biển hở và nguồn vật liệu gia nhập vào đới bờ nên bờ Riat nguyên sinh bị thay đổi sâu sắc cả về hình thái, cấu tạo để chuyển sang các giai đoạn khác nhau của quá trình tích tụ - mài mòn. Có những đoạn bờ đã chuyển sang giai đoạn trưởng thành của quá trình bờ là tích tụ - mài mòn bằng phẳng. Đây là nơi tâp trung các đầm phá (lagoon) ở ven bờ nước ta, điển hình là phá Tam Giang (dài 68km), Trường Giang, Thị Nại, Ô Loan, ….
Đoạn bờ từ mũi Ròn đến Đà Nẵng có các cung tích tụ - mài mòn rất rộng, giữa các mũi nhô bị mài mòn như Mũi Ròn, Sơn Trà là các đoạn tích tụ kéo dài hàng trăm km. Phía Nam Đà Nẵng, các sông có lượng dòng rắn nhiều hơn các nơi khác ở miền Trung. Cùng với các vật liệu gia nhập vào đới bờ do mài mòn, các vật liệu aluvi bị sóng gia công thành tạo các dạng tích tụ liền kề, tự do, đóng kín. Đáng kể nhất là các dạng tích tụ ở phía đông Hoà Vang, Tam Kỳ, Bình Sơn, Quảng Ngãi, An Long, Tam Quan, Vĩnh Lợi, Phước Nai. Hợp lực sóng lệch Đông Bắc nên hầu hết các dạng tích tụ nối đảo đều nối theo phương thức từ Bắc xuống Nam. Cùng với quá trình gió, quá trình tích tụ - mài mòn xảy ra nhanh làm cho các vịnh cổ như Hội An, Tam Kỳ, Bình Sơn, Quảng Nghĩa, An Long, Tam Quan, Vĩnh Lợi, Quy Nhơn lại lùi sâu vào lục địa thành tạo các đầm nước lợ (Tam Kỳ, Vĩnh Lợi, Quy Nhơn), nước ngọt (An Long) thậm chí bị hoàn toàn lấp đây trở thành cánh đồng trồng lúa và nơi tập trung dân cư (Hoà Vang, Tam Kỳ, Bình Sơn, Quảng Nghĩa).
Từ Quy Nhơn đến Đại Lãnh do tác động của sóng, các mũi nhô đá gốc như Phước Mai, Cù Mông, Vọng Trích, Mồ Ô, Lưỡi Cày, Mũi Lay, Mả Cao Biền bị cắt dần để lại dưới chân các thềm mài mòn rộng. Vật liệu do mài mòn cùng với các vật liệu giải phóng ra do nguồn gốc khác bị sóng gia công thành tạo các dạng địa hình tích tụ. Sự phát triển rộng rãi các dạng tích tụ liền kề, tự do và đóng kín đã biến các vịnh ven bờ thành các vịnh hẹp kéo dài. Do hướng sóng thay đổi theo mùa và hướng chung của bờ là Bắc Nam, hợp lực của
sóng lệch Đông Bắc nên các doi chắn có chiều lõm quay về phía biển và có hướng kéo dài từ Tây bắc xuống Đông Nam vuông góc với hợp lực của sóng.
Từ Cà Ná đến Vũng Tàu, khi biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào thì bờ biển nguyên sinh có lẽ là bờ chia cắt xâm thực. Trong quá trình biển tiến đã biến thành bờ mài mòn, rồi tích tụ - mài mòn.
Các mũi đất thấp bị đẩy lùi, hàng loạt các dạng tích tụ ở đỉnh, sườn và cửa vịnh được thành tạo làm đường bờ ngày càng trở nên bằng phẳng hơn (Nguyễn Thanh Sơn, 1979).