Phân bố chấn tâm động đất

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 116 - 119)

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG ĐỊA VẬT LÝ VÀ CẤU TRÚC SÂU VỎ TRÁI ĐẤT

3.4. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT VÀ VÀ NÚI LỬA

3.4.1. Phân bố chấn tâm động đất

Số liệu động đất trong danh mục được đưa lên sơ đồ chấn tâm.

Chấn tâm động đất, mặc dù được xác định với một sai số nhất định nhưng không phân bố ngẫu nhiên mà tập trung vào từng dải và đới. Ở vùng Biển Đông nổi bật trên sơ đồ những đới chấn tâm động đất sau:

- Đới động đất phương kinh tuyến dọc đứt gãy ven biển miền Trung Việt Nam (kinh độ 1090 30 E). Đây là dải chấn tâm động đất hoạt động tích cực nhất trên vùng thềm lục địa Việt Nam.

Magnitude của những động đất này trong khoảng 4 đến 5,5 độ Richter. Tất cả động đất trong đới chấn tâm này đều không xảy ra trong vỏ Trái đất. Trên bản đồ phân vùng động đất lãnh thổ Việt Nam (1985) thì đới chấn tâm động đất này có khả năng phát sinh động đất tới cấp VIII (thang chấn động MSK - 64). Những động đất ở dưới chấn tâm này không tập trung chồng chéo lên nhau mà phân bố đều trên một vùng đứt gãy trong khoảng vĩ độ từ 100N đến 120N. Theo sự phân bố chấn tâm động đất thì đới đứt gãy này định

hướng theo phương kinh tuyến là rất rõ.

- Sát vùng biển Nha Trang quan sát thấy hàng loạt động đất yếu với magnitude M≤ 4 và độ sâu chấn tâm h ≤ 5 km. Những động đất này liên quan tới những đứt gãy địa phương.

- Đới chấn tâm động đất phương Đông Bắc - Tây Nam ở vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau. Đây là vùng động đất có magnitude M ≤ 5 và độ sâu chấn tiêu nằm trong vỏ Trái đất.

- Đới chấn tâm phía Bắc quần đảo Trường Sa tập trung chủ yếu trong vùng Δϕ =120N 130N; Δλ = 1140E 1150E.

Trong vùng này chấn tiêu động đất tập trung trong vỏ Trái đất, song cũng có những động đất xẩy ra ở độ sâu tới 68km. Động đất ở vùng này có magnitude M≤ 6,1. Đây cũng là vùng hoạt động địa chấn tích cực ở Biển Đông Việt Nam (Nguyễn Kim Lạp, 1984, 1986).

- Đới chấn tâm động đất Hoàng Sa có phương Đông Bắc- Tây Nam, magnitude động đất của vùng này M ≤ 5,6. Độ sâu động đất đạt tới 30 km.

- Vùng vịnh Bắc Bộ quan sát được một số động đất yếu với magnitude M ≤ 4. Hầu hết những động đất này nằm trong phần kéo dài từ đất liền ra Biển Đông của các hệ thống đứt gãy Sông Chảy, Sông Lô, Sông Hồng, Sông Đà, Sơn La, Sông Mã và Sông Cả.

Những động đất này nhìn chung yếu và độ sâu chấn tiêu nông h ≤ 20 km. Đặc biệt là ở vùng ven biển Quảng Ninh đã xảy ra một số động đất yếu với cường độ chấn động ở chấn tâm Io≤6. Những động đất này có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn ở các vùng khai thác than ngầm thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt trong những năm gần đây 1988 - 1990, ở vùng biển này xảy ra nhiều động đất làm rung động cả vùng ven biển.

- Đới chấn tâm động đất phía Đông Nam đảo Hải Nam Trung Quốc dọc theo hệ đứt gãy sâu hướng Đông Bắc - Tây Nam. Trong đới chấn tâm này đã quan sát thấy ít nhất ba động đất mạnh với magnitude M = 6 - 7. Số động đất yếu trong đới chấn tâm này ít không phải không xảy ra mà do trạm địa chấn trong khu vực không đủ khả năng ghi nhận được. Động đất trong đới chấn tâm này thường xảy ra trong vỏ Trái đất, sâu nhất cũng chỉ đạt tới 30 km.

- Vùng chấn tâm động đất phía Tây đảo Lôi Châu Trung Quốc gồm những động đất yếu và nông, tập trung trong hệ đứt gãy á vĩ tuyến và Đông Bắc - Tây Nam .

- Khu vực giữa Biển Đông, nơi diễn ra hiện tượng tách giãn vỏ Trái đất cũng quan sát được 2 động đất yếu, điều này cũng phù hợp với nguyên lý là tại những vùng tách dãn đáy đại dương thường diễn ra hoạt động địa chấn yếu.

- Đới chấn tâm động đất Côn Sơn có phương Đông Bắc - Tây Nam. Từ đầu thế kỷ XX đến nay ở đới Côn Sơn này đã xẩy ra ít nhất 5 động đất với magnitude M ≤ 6,1. Độ sâu chấn tiêu của những động đất này nhỏ hơn 25 km. Đới chấn tâm Côn Sơn kéo dài về phía Đông Bắc và gặp đới động đất Tây Biển Đông trong vùng ϕ = 9,50N - 10,50N; λ= 1090E - 1100E.

z M không xác định ♦ M < 3 Q M = 3 – 3,9 V M = 4 – 4,9 ạ M = 5 – 5,9 ẻ M = 6 – 6,6

Hình 3.7. Sơ đồ phân bố chấn tâm động đất

- Ở phía Nam và Tây Nam quần đảo Trường Sa cũng đã xảy ra một số động đất nhưng không tập trung thành từng đới rõ rệt và độ mạnh của những động đất này cũng không xác định được. Nhưng để xác định được chấn tâm bằng hệ thống các trạm địa chấn trong khu vực thì những động đất này phải có magnitude M≥4,5.

- Đới chấn tâm động đất Palawan. Trong thế kỷ này đới Beniof Palawan hoạt động yếu, trong vòng 909 năm ở đới này chỉ quan sát thấy 4 động đất với magnitude M≤ 6. Nhưng đây là những động đất xảy ra khá sâu với h = 30 - 40 km.

- Đới chấn tâm động đất theo phương á kinh tuyến từ đảo Đài Loan đến đảo Ludông. Trong đới chấn tâm này đã xảy ra những động đất mạnh với magnitude M = 6 -7 và độ sâu chấn tiêu đạt tới giá trị 100 km. Nhiều lần động đất trong đới này đã gây chấn động ở Nam đảo Đài Loan và Bắc đảo Ludông.

- Đới chấn tâm Manila trùng với Beniof Manila nằm ở phía Tây đảo Ludông. Đây là đới có độ hoạt động địa chấn cao nhất trong vùng Biển Đông. Trong đới này thường xuyên xảy ra động đất ở độ sâu từ 0 đến 200 km. Đới động đất Manila có độ sâu tăng dần từ ngoài biển chìm dần xuống dưới vùng đảo Ludông nhưng sâu nhất cũng chỉ đạt tới 200 km. Động đất trong vùng này rất mạnh, magnitude đạt tới 7 độ Richter và đã nhiều lần gây chấn động đến đảo Ludông Philippin. Động đất trong đới Beniof Manila có chấn tiêu lớn có nghĩa là động đất ở đây xảy ra trong hệ thống đứt gãy tồn tại từ trước. Phần lớn động đất trong đớí Beniof Manila là do nguyên nhân hoạt động kiến tạo, nhưng cũng có một số động đất do hoạt động núi lửa. Những động đất do hoạt động núi lửa thường yếu hơn, nhưng khi xảy ra lại có chu kỳ cao hơn. Vùng chấn tâm động đất Đông Bắc Biển Đông (ϕ = 180N 210N ; λ = 1130E 1180E) bao gồm 13 động đất trong đó có động đất mạnh M = 6,75. Những động đất này tập trung trong hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam.

Sơ đồ phân bố chấn tâm động đất và núi lửa trong vùng biển Việt Nam được mô tả trên hình 3.7.

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(542 trang)