ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÙNG BIỂN VIỆT NAM
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ
4.1.5. Đặc điểm địa chất Đệ tứ các bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn
Vùng biển này có diện tích lớn nhất trong đó có các cấu trúc Kainozoi như trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn, trũng nhỏ Định An, đới nâng Hòn Khoai - Côn Sơn và thuộc thềm lục địa Sunda. Ở các trũng khác nhau và tuỳ theo độ sâu nước biển có các kiểu mặt cắt đặc trưng khác nhau.
Lát cắt giếng khoan Bạch Hổ được phân tích tỷ mỉ và được dùng để phân chia địa tầng trầm tích Đệ tứ ở bể Cửu Long.
Trầm tích Pleistocen dưới (Q11) dày 26,2m ở độ sâu 30,2 - 57,8m bao gồm cát xám vàng tướng đồng bằng châu thổ, sét bột loang lổ tướng tiền châu thổ.
Trầm tích Pleistocen trên (Q13) có hai nhịp kiểu lagoon cát - bột - sét. Cát hạt trung tướng đê cát ven bờ cổ, bột sét vũng vịnh. Nằm ở độ sâu 0,6 - 30,2m; dày 29,6m.
Trầm tích Holocen (Q2) chủ yếu là cát hạt nhỏ chứa vỏ sinh
vật biển nông, dày 0,6m.
Sơ đồ đẳng sâu và đẳng dầy trầm tích Đệ tứ vùng Đông Nam thềm lục địa Việt Nam được minh họa trên hình 4.5.
Đặc điểm địa chất Đệ tứ theo các đới được mô tả như sau:
Đặc điểm địa chất Đệ tứ theo các đới được mô tả như sau:
1. Thống Pleistocen a. Pleistocen dưới Q11
Ở đồng bằng Nam Bộ trầm tích Pleistocen dưới phủ trái khớp trên các trầm tích Pliocen và được phân chia các hệ tầng Đất cuốc (aQ11đc), Trảng Bom (a Q11tb), Mỹ Tho (am Q11mt), Kiên Lương (a Q11kl) và hệ tầng Cà Mau (a Q11cm).
Đới thềm trong (0 - 30 m nước)
Trầm tích Q11 tại các lỗ khoan ven biển và bãi triều được ngăn cách bởi 2 mặt bào mòn ở phía trên và dưới, thành phần gồm sạn hạt nhỏ, cát - sạn, các hạt thô, trung thường nằm dưới mặt cắt và các hạt nhỏ, bột, sét nằm ở phía trên. Trầm tích sét - bột trắng biển thường có chứa tảo vôi tuổi Q11, tướng đầm hồ triều lầy có các vết in lá cây và mùn thực vật, tướng lạch triều hay lòng sông gặp ở một số lỗ khoan. Phần đáy thường gặp lớp sạn, sỏi cơ sở tạo khi biển tiến. Trên cùng của Q11 thường gặp lớp sét, bột bị laterit hoá màu loang lổ. Gặp một số lớp tro núi lửa. Trên lát cắt địa chấn thấy một tầng có kiểu phản xạ hỗn độn xen các lớp phản xạ song song đứt
a b
Hình 4.5 Sơ đồ đẳng sâu đáy (a) và đẳng dày ( b) trầm tích Đệ Tứ khu vực Đông Nam thềm lục địa Việt nam
Hình 4.5. Sơ đồ đẳng sâu đáy (a) và đẳng dày (b) trầm tích Đệ tứ khu vực Đông Nam thềm lục địa Việt Nam
b a
đoạn đây là tầng trầm tích aluvi. Chiều dày thay đổi từ 72 - 80 m (ở đồng bằng và đới nâng) tới 250 m (ở tâm các trũng).
Đới thềm giữa (30 - 90 m nước)
Theo tài liệu khoan ở lô 15, ở bể Cửu Long trầm tích Q11 bao gồm xen kẽ các tập cát là chủ yếu với các lớp bột và sét, còn ở đới nâng Côn Sơn (lô 16) là tầng cát dày chuyển về phía Nam xa bờ hơn là cát mịn xen bột và sét, sét vôi. Chiều dày đạt 200- 300 m.
Theo tài liệu địa chấn cho thấy có sự thay đổi từ trầm tích hạt thô sang hạt mịn và tăng chiều dày từ Tây sang Đông.
Đới thềm ngoài (90 - 200 m nước)
Ở GK28 -A-IX trầm tích Pleistocen dưới gồm các lớp bột dày 10 - 30 m xen các lớp mỏng cát và sét, sét vôi chứa pyrit, vi cổ sinh.
Chiều dày 400 m.
Trên lát cắt địa chấn ở vùng mỏ Đại Hùng trầm tích Pleistocen dưới dày 150 - 170 m có 3 tập mỗi tập có kiểu song song ở phần dưới và kiểu lộn xộn ở phần trên. Xuyên qua chúng có túi khí hay bazan (?). Kết thúc là tập aluvi với trường sóng hỗn độn điển hình.
Nóc của chúng liên quan đến mặt phản xạ mạnh có thể là mặt bào mòn và phong hoá tạo laterit. Các thấu kính tăng trưởng và đứt gãy tạo cho mặt cắt trở nên phức tạp và chứng tỏ vào QI đới nâng là rìa thềm lục địa.
b. Pleistocen giữa Q12
Ở đồng bằng Nam Bộ trầm tích Q12 không được tách riêng mà gộp chung vào phần dưới của Q13 tạo nên các hệ tầng Củ Chi (a Q12-3cc), Thủ Đức (a Q12-3tđ), Thuỷ Đông (am Q12-3 tđg) và hệ tầng Long Toàn (m Q12-3lt).
- Đới thềm trong (0 - 30 m nước)
Nghiên cứu các lỗ khoan bãi triều cho thấy trầm tích Pleistocen giữa dày 30 - 70m và có thể chia thành 2 nhịp trầm tích Q12-1- Q22
có ranh giới trên và dưới là các lớp sét loang lổ cùng mặt bào mòn.
- Đới thềm giữa (30 - 90 m nước)
Ở GK 11-2-RĐ-IX thuộc bể Nam Côn Sơn, phân vị Q12-1 được bắt đầu bởi lớp cát biển tiến sau đó chủ yếu là xen kẽ giữa các lớp bột, bột - sét, sét và phần trên (Q12?) có đường cong karota khác hẳn và lượng sét tăng cao. Chiều dày phân vị đạt 90 m.
Tại bể Cửu Long, trầm tích Q12 trong GK BH-2 gồm các lớp cát nhỏ mịn, bột màu vàng, đỏ xám không chứa Foraminifera ở độ sâu 57,8 - 93,4 m. Ở GK70 vùng 12 gặp trầm tích Q12 từ 60 - 99m gồm 3 lớp cát hạt trung xám chứa sạn, sét xám chứa các ổ cát, bột - sét và lớp cát xám hạt trung rắn chắc. Chúng thuộc tướng trầm tích aluvi.
c. Pleistocen trên - Q13
Ở đồng bằng Nam Bộ một phần Q13 thuộc các phân vị như mô tả Q12 còn Q13 có các hệ tầng Củ Chi (a Q13cc), Mộc Hoá (am Q13mh) và Long Mỹ (m Q13lm).
- Đới thềm trong (0-30 m nước)
Theo tài liệu khoan bãi triều, trầm tích Q13 có thể chia làm 2 phần Q13-1 và Q13-2 tương ứng với hai nhịp trầm tích.
Trầm tích Q13-1 thường được bắt đầu bằng lớp sạn, cát sạn cơ sở nằm trên mặt sét bào mòn, bột bị laterit hoá. Các hạt sạn chủ yếu là cát kết vón laterit hoặc hạt thạch anh. Kết thúc là lớp sét giàu mùn thực vật, rễ cây kiểu trầm tích bãi triều lầy hoặc là lớp bột sét, ở phần giữa của tập có lớp giàu vỏ sò ốc.
Trầm tích Q13-2 có thành phần phức tạp hơn, đáy của nó có nơi là mặt bào mòn nằm trên lớp sét - bột bị phong hoá có nơi không rõ mặt bào mòn. Thành phần chủ yếu sét, sét-bột, bột mịn chứa nhiều vỏ sinh vật đặc biệt là Foraminifera. Tại lỗ khoan ở Gành Hào gặp lớp bột và giàu sò, ốc cỡ lớn. Trầm tích bị phong hoá mạnh tạo nên lớp laterit còn sét chuyển thành sét “gạch ngói”.
Nóc của trầm tích này là 1 mặt bào mòn.
Trên các tuyến địa chấn nông ở độ sâu 10 - 30m nước dễ dàng vạch các mặt phản xạ và nhận biết các tập aluvi tạo vào cuối Q13-1. Ở độ sâu này đáy biển bị phủ lớp sét biển Q13--2 khá dày 10 - 20m. Trên lớp này là lớp rất mỏng 0,2 - 5m cát hoặc bùn Holocen.
- Đới thềm giữa (30 - 90m nước)
Trầm tích Q13 được mô tả chi tiết ở LK-BH-II trũng Cửu Long.
Một loạt lỗ khoan địa chất công trình được trình bày trong các báo cáo địa chất của Vietsopetro cho thấy trầm tích Q13 gặp ở độ sâu 0- 58,5m và có thể chia ra 2 nhịp (LK 70-IG vùng 12 Bạch Hổ):
Nhịp dưới (58 - 25m) phủ trên lớp bột - sét bị phong hoá màu loang lổ, chứa khoảng 10% hạt sạn và từ dưới lên theo thứ tự sét màu hoa huệ, dẻo (dày 2,5m) bột-sét xám (5,5m), sét xám, cứng
vừa có vỏ sò (3,1m) bột với các lớp vỏ sò (1,5m) (độ sâu 51,5 - 29,5m là trầm tích vịnh - biển) trên cùng là cát xám hạt trung, rắn (1,0m). Nhịp trên (29,5 - 8,2m) gồm các lớp sét xám giàu vỏ sò và các lớp bột (2,4m), bột xám đồng đều xen các lớp vỏ sò (7,6m) và bột - sét bị phong hoá màu hoa huệ, nâu kèm 25% vi lớp cát xám, (các lớp trầm tích biển).
Trên các lát cắt địa chấn nông có thể nhận thấy các tập từ trên xuống dưới: tập A gồm phản xạ song song, liên tục, gợn sóng kiểu cát hạt mịn dày 0-8m (Holocen). Tập B gồm phản xạ gợn sóng, đứt đoạn không đều do xen kẽ cát mịn, bột, sét kiểu trầm tích phù sa châu thổ, dày 12,3m (Pleistocen trên). Tập C gồm phản xạ kiểu lượn sóng, đậm do cát bột tạo nên (kiểu trầm tích bãi bồi, đê cát ven sông) dày 10,6m; phần dưới phản xạ hỗn độn do dòng chảy mạnh kiểu trầm tích cát hạt trung, nhỏ lòng sông dày 8,2m. Tập D gồm phản xạ song song là chủ yếu, liên tục, biên độ mạnh (trầm tích cát mịn-bột-sét biển nông) dày 21,4m.
Đáy của tập là mặt phản xạ mạnh liên quan lớp sét bị laterit hoá và dưới đó là trầm tích Q12.
- Đới thềm ngoài (90 - 200m nước)
Ở bể Nam Côn Sơn, các lỗ khoan địa chất công trình thường chỉ gặp phần trên của Q13. Trên các lát cắt địa chấn nông từ trên xuống có thể chia 3 tập: Tập Holocen gồm cát mịn, bột, dày 0 - 6,4m; Tập trầm tích Pleistocen trên (Q13-2) gồm các thấu kính có phản xạ xiên chéo dày 0-8m ở phần trên và phản xạ hỗn độn, xiên chéo kiểu trầm tích năng lượng cao của lòng sông (trầm tích aluvi) ở phần dưới; Tập Pleistocen dưới (Q13-1) có phản xạ song song, liên tục do xen kẽ các lớp bột và sét (trầm tích biển) dày 61m. Ở rìa thềm lục địa, trên các băng địa chấn có thể nhận thấy hai thấu kính nêm tăng trưởng.
2. Thống Holocen
Trầm tích Holocen phát triển ở Đông Nam Bộ có nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau, được chia thành các phân vị Q21-2, Q22-3 và Q23 với chiều dày thay đổi từ 2 - 5m ở ven rìa đến 20 - 25m ở bắc sông Tiền và tây nam sông Hậu, sâu nhất giữa hai sông này dày 48m - 61m ở Long Hồ đến 63 - 76m ở phía Cần Thơ, ra đến bãi biển dày 15 - 20m.
- Đới thềm trong (0 - 30m nước)
Trầm tích Holocen khá phổ biến là cát hạt nhỏ, bùn, sét màu xám
giàu vỏ sinh vật có mức độ phân dị hạt nhỏ dần và chiều dày giảm dần từ bờ ra khơi đến độ sâu 20 - 25m. Ngoài độ sâu này là trầm tích lấp đầy các hố, rãnh đào cuối Pleistocen gồm bùn, sét màu xám
Hình 4.6. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ theo GK BH2 (Trịnh Thế Hiếu, 1987)
chứa vụn thực vật (trầm tích vũng vịnh) tạo vùng biển tiến và lớp trầm tích sạn laterit, vụn sinh vật, cát các loại có nhiều kết vón sắt, có khi được bọc bởi màng mỏng oxit mangan, giàu Foraminifera đáy và chứa các que thuỷ tinh núi lửa. Có các cồn bãi chiều dày 2 - 8m được cấu tạo bởi cát màu vàng hạt nhỏ, thạch anh, lựa chọn tốt chứa ít vụn vỏ sinh vật mỏng (trầm tích biển gió). Dưới các trầm tích mô tả trên đây là lớp sét, bột bị laterit hoá mạnh. Chiều dày Holocen ở đới 20 - 30m nước thay đổi từ 0,2 - 8m.
- Đới thềm giữa (30 - 90m nước)
Trầm tích Holocen có kiểu lấp đầy và gò đồi: Kiểu lấp đầy lòng sông với thành phần chủ yếu là sét, bùn và cát mịn có chiều dày 1- 20m (có nơi đạt 40 - 50m). Kiểu gò đồi gồm các cồn cát hạt trung, nhỏ màu vàng (dày 5 - 10m) và lớp phủ mỏng (0,3 - 2m). Thông thường trên mặt các loại này có sóng cát với chiều cao 1- 6m. Ở độ sâu trên 40m có các rạn san hô phát triển trên nền laterit hoặc cát gắn kết và tạo nên các cồn nổi chiều cao 15 - 25m.
Các bãi sạn, cát, cát hạt trung có chiều dày 5- 8m gặp ở độ sâu 50 - 60m có thành phần thạch anh - silic- fenpat.
- Đới thềm ngoài (90 - 200m nước)
Lớp bùn, sét mỏng (0,1 - 3m) màu xám giàu vật liệu núi lửa và Foraminifera trôi nổi phủ hầu hết diện tích nghiên cứu. Ngoài ra ở độ sâu 150 - 160m gặp các bãi cuội, sạn, cát hạt thô trung màu vàng, xám, ít khoáng (đường bờ cổ cuối Pleistocen muộn?). Trên các khối nhô (do núi lửa hoặc do địa hình) tiếp tục phát triển các rạn san hô có từ trước hoặc là các rạn san hô chết.
Tại sườn lục địa khoảng độ sâu hơn 150m gặp các thấu kính bùn, sét màu xám xanh, có nơi là bùn Foraminifera.
Ở thềm lục địa Đông Nam Bộ trầm tích Holocen phân bố ở ven bờ (0 - 20m nước) có nhiều kiểu nguồn gốc, chiều dày 20 - 5m còn ở các diện tích còn lại phủ một lớp mỏng 0,1 - 0,5m ở các cồn cát và các rãnh, hố trũng bùn, sét có thể đạt 5 - 15m.
Các mặt cắt địa chất - địa vật lý dựa theo tài liệu địa chấn cho thấy trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng đông Nam Bộ đa dạng về thành phần độ hạt, có chiều dày thay đổi; nhỏ nhất ở đới ven bờ trên khối nâng Cò Rạt - Côn Sơn và lớn nhất ở trũng Cửu Long và nhất là trũng Nam Côn Sơn. Tại rìa thềm ở độ sâu trên 150m phát triển các nêm lấn tăng trưởng và bị phức tạp hoá bởi hoạt động đứt gãy và các thể
phun trào bazan Neogen - Đệ tứ. Các đứt gãy hoạt động mạnh xảy ra trước Pliocen - Đệ tứ.
Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ theo GK BH 2 được nêu trên hình 4.6.