Trường sóng địa chấn vùng quần đảo Trường Sa

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 113 - 116)

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG ĐỊA VẬT LÝ VÀ CẤU TRÚC SÂU VỎ TRÁI ĐẤT

3.3. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG SÓNG ĐỊA CHẤN

3.3.2. Trường sóng địa chấn vùng quần đảo Trường Sa

Kết quả phân tích các băng địa chấn ở phần phía Đông - Đông Nam của vùng Trường Sa, gần dải Palawan, lớp phủ trầm tích có thể chia thành 5 phức hệ địa chấn. Phức hệ 5 (dưới cùng) lấp đầy các địa hào và nửa địa hào, có bề dày 1,5 - 2 km và lớn hơn. Ở đây, phức hệ này là tướng địa chấn lắng đọng có gián đoạn. Sự tích tụ và lắng đọng trầm tích xảy ra trong điều kiện xoay dịch của các khối nâng móng trong bối cảnh tách giãn.

Trên một trong các mặt cắt ở phần phía Tây của vùng phức hệ địa chấn 5 có hình nêm trên sườn dốc của một trũng lớn. Cũng tại đây có thể thấy phần dưới của phức hệ địa chấn 4 có dạng vỏ phủ và hình thành do sự lắng đọng ở các lòng sông cổ trên các thềm cổ.

Trên một mặt cắt ở phần Tây Nam phức hệ địa chấn 4 cũng có dạng nêm do vùi lấp giống như phức hệ 5 nhưng có đặc điểm phân bố khác về bề dày trong giới hạn các địa hào. Ở phía Tây Nam của vùng cũng có thể tách ra được hai phức hệ địa hào mà giữa chúng đã xảy ra sự thay đổi cấu trúc.

Trong các mặt cắt của phức hệ 5 trên cạnh của các khối nâng tách ra được các đơn vị tướng địa chấn dạng ổ với bức tranh phân bố khá hỗn loạn, có thể ứng với tích tụ cacbonat. Nhưng khối tích tụ này tìm thấy khá nhiều và liên tục ở mặt cắt của các phức hệ 4 và 5. Trong mặt cắt phức hệ 4 có thể phát triển các thành tạo cacbonat nền thềm khác với những tích tụ riêng lẻ như ở phức hệ 5.

Kết quả lấy mẫu ở đáy phần phía Đông của vùng cho thấy nổi bật nhất trong các mẫu cacbonat là hai phức hệ: Oligocen trên - Miocen dưới (đôi khi Oligocen trên Miocen giữa) và Miocen dưới được thể

hiện bằng những tướng khác nhau từ nước nông đến biển khơi sâu.

Phần dưới của mặt cắt Kainozoi, theo kết quả lấy mẫu đáy, bao gồm alevrolit màu xanh xám tuổi Paleocen muộn và kết hạt nhỏ. Ở đây có thể có sự tích tụ cacbonat Oligocen trên và Miocen dưới của phức hệ địa hào dưới và là hậu quả của sự lún chìm sau hình thành riftơ trong giới hạn vùng tách giãn, nơi xảy ra chuyển động tạo thành riftơ trong Eocen và Oligocen sớm. Tiếp theo sự tạo thành Riftơ trong Miocen sớm thể hiện ở dạng nhịp chuyển động tách giãn phần phía Tây của vùng gần với vùng lòng chảo và với các bể Nam Côn Sơn và Đông Natuna. Ở phần phía Đông của vùng trong thời gian này thống soái là các quá trình lún chìm không có tách giãn đáng kể. Ở một số nơi phức hệ trên địa hào 4 nằm trực tiếp trên mặt móng.

Phức hệ cacbonat tuổi Miocen sớm và giữa được lấy từ mẫu đáy chủ yếu có tướng biển sâu và nước nông hở, đặc trưng cho các cấu trúc trẻ. Đã tách ra những cấu trúc cacbonat lớn hình thành trong Miocen giữa và Pliocen cho đến tận Pleistocen nhờ sự biến thiên bù trừ xảy ra trong suốt thời gian này.

Phức hệ cacbonat Miocen sớm và giữa thuộc phức hệ địa chấn 3 được tích tụ trong vùng đồng thời với quá trình tạo các chờm nghịch trong giới hạn các vùng rìa của bồn trũng Palawan, nơi có các tầng cùng tuổi tham gia vào tạo thành các nếp chờm nghịch.

Phức hệ địa chấn này đặc trưng bởi bề dày trong giới hạn trũng Palawan và tăng dần ra các vùng. Ở móng của nó các phản xạ của phức hệ đổi từ phân lớp đều đặn sang thành biến dạng và không liên tục. Phản xạ của phần dưới mặt cắt lún chìm dưới bể trong khi phản xạ phần mỏng phía trên tìm thấy theo hướng đi lên theo sườn của bể.

Hình 3.6a. Mặt cắt địa chấn tuyến TC93-42

Hình 3.6b. Mặt cắt địa chấn tuyến 93-48

Ở phía Tây của vùng các phức hệ địa chấn thể hiện rõ trên một số mặt cắt, trên địa hào hình thành các dạng lớp đáy với thế nằm nghiêng và vát mỏng về phía rìa. Trong giới hạn các cấu tạo nâng và thành các địa hào các phức hệ này có tướng vỏ phủ, thỉnh thoảng được thay bằng tướng địa chấn cấu tạo cacbonat. Trong quá trình tích tụ phức hệ địa chấn 3 đã xảy ra các lún chìm kế tục các tụt bậc.

Ở giai đoạn đầu của tích tụ phức hệ địa chấn 2 cho thấy có biểu hiện pha nén ép. Cũng theo số liệu lấy mẫu đáy, ngoài cacbonat ra, trong mặt cắt phức hệ 2 còn thấy có sét mật độ lớn tuổi Miocen muộn. Phức hệ địa chấn Pliocen - Đệ tứ trong vùng Trường Sa là những trầm tích phủ bọc tướng nước sâu tương đối. Phía trên các địa hào chúng tạo thành các dạng vùi lấp thoải giống với các phản xạ tần số cao và biên độ nhỏ. Trong thời gian tích tụ phức hệ này ở trong vùng xảy ra quá trình phun trào bazan (tuổi từ 0,47 đến 2,7 triệu năm). Trên các mặt cắt địa chấn thấy rõ một số vỏ phủ bazan khá lớn nằm trong trầm tích của các bể. Một số hình ảnh các phức hệ địa chấn thể hiện trên lát cắt được minh họa trên hình 3.6a,b.

Tóm lại, trong vùng Trường Sa thể hiện không đều khắp hai pha tạo Riftơ: Paleogen muộn, kết thúc vào cuối Oligocen và đầu Miocen và Miocen sớm kết thúc vào đầu Miocen giữa. Pha sau cùng chỉ thể hiện ở vùng phía Tây của vùng. Từ cuối pha đầu khoảng Oliocen muộn vùng Trường Sa rơi vào quá trình lún chìm ổn định dẫn đến sự hình thành những thành tạo cacbonat dày khắp và trên tất cả các phức hệ.

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(542 trang)