Địa mạo thềm lục địa

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 48 - 51)

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN VIỆT NAM

2.2.2. Địa mạo thềm lục địa

Địa hình đáy Biển Đông rất đa dạng và phức tạp, với tính chất của một biển rìa, sự đan xen của bồn trũng nước sâu trên 4.000 mét với các khối sót lục địa cổ đã tạo nên tính tương phản của địa hình. Địa hình đáy Biển Đông không chỉ có tính chất của địa hình đáy đại dương mà còn có các yếu tố của địa hình lục địa với sự có mặt đầy đủ các đơn vị địa hình: thềm lục địa, sườn lục địa, chân lục địa và đáy biển thẳm.

Trong quá trình tiến hoá của mình, địa hình đáy biển chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình dao động mực nước đại dương và quá trình tách giãn của Biển Đông. Quá trình sụt lún không đều của vỏ Trái đất đã đóng vai trò quan trọng trong việc phân dị địa hình tạo nên những cảnh quan núi, đồi, cao nguyên và các dạng đồng bằng phân bố ở những độ sâu khác nhau. Các quá trình động lực ngoại sinh góp phần tạo ra tính đa dạng và phong phú của bề mặt địa hình ở các phân vị bậc thấp hơn.

Sau đây chúng ta xét đặc điểm địa mạo đáy biển vùng thềm lục địa.

Thềm lục địa Biển Đông là phần kéo dài của lục địa bị ngập nước với những đặc điểm sau đây:

- Địa hình đáy biển chủ yếu là những đồng bằng tương đối bằng phẳng, nghiêng thoai thoải có độ dốc chung của bề mặt từ 0,10 đến 0,20, với các đồi núi sót tạo thành hệ thống đảo ven bờ.

- Bề mặt lục địa ngập nước có độ sâu nằm trong giới hạn từ 0m đến 200m, ở phía ngoài độ sâu này có sự biến đổi mang tính đột biến về độ dốc của địa hình.

- Có cấu trúc vỏ granit đồng nhất và do đó vỏ thuộc kiểu vỏ lục địa.

- Quá trình sụt chìm dạng bậc thang của móng granit đã tạo ra một loạt các bồn trũng tích tụ trầm tích Kainozoi với bề dày từ 8 - 15km như trũng Sông Hồng, trũng Cửu Long, trũng Nam Côn Sơn,

trũng Malay - Thái Lan,... xen lẫn với các bồn trũng là các khối nhô thể hiện sự tương phản rõ nét trên địa hình đáy biển.

- Địa hình tích tụ các vật liệu thô như cát, sạn, sỏi, phân bố ở các độ sâu 20 - 25m, 30m, 50 - 60m, 100 - 110m trên thềm lục địa là tàn dư của các bờ biển cổ được hình thành trong thời kỳ từ Pleistocen đến Holocen.

- Các quá trình động lực hiện đại như: sóng, thuỷ triều, dòng chảy, di chuyển bồi tích... là những quá trình địa mạo hiện đại đặc trưng cho thềm lục địa.

Thềm lục địa hiện đại Việt Nam có hình dạng khá độc đáo, rộng ở phía Bắc và Nam, hẹp ở giữa. Ranh giới trên trong phạm vi Bắc Bộ và Nam Bộ không hoàn toàn trùng khít với đường bờ hiện đại mà thực tế ăn sâu vào các đồng bằng ven biển rìa lục địa kiểu trũng Cửu Long và Sông Hồng. Móng granit của thềm thường bị hạ xuống theo kiểu bậc thang. Rìa ngoài thường gặp các đới nâng tạo nên các bồn trầm tích rất lớn. Trong phạm vi thềm lục địa hiện đại của Việt Nam, sự khác nhau căn bản về hướng các chuyển động tân kiến tạo đã quy định những nét lớn về hình thái và lịch sử mới của các dạng địa hình. Đó là các nhô, các trũng phản ánh các vồng nền và máng nền trẻ, đôi khi còn phản ánh cả các khớp nối phức tạp, các rift còn hoạt động trong thời gian hiện nay.

Dựa vào sự khác biệt về độ dốc, độ chia cắt địa hình có thể chia thềm lục địa nước ta thành các miền hình thái sau:

a. Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ

Kéo dài từ biên giới Việt-Trung đến Đà Nẵng, chiếm toàn bộ phía Tây và Nam của vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng thềm lục địa có chiều ngang rộng tới 800km được nhắc đến nhiều trong văn liệu địa lý khu vực. Hầu hết diện tích thềm lục địa có độ dốc 2 - 5’, độ chia cắt sâu nhỏ. Các dạng địa hình âm chiếm ưu thế, hầu hết là các máng trũng đan nhau dạng cành cây có các cấp chính phụ khác nhau, có chiều dốc chung hướng về phía trục máng và về phía cửa vịnh Bắc Bộ. Hướng của các địa hình âm này rất khác nhau, có thể phân biệt hai hệ thống chính là Tây bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam và dường như là phần kéo dài của các sông trên lục địa hiện nay. Đôi khi trên đáy biển thấy các chỗ trũng, chúng thường là nơi giao hội của các máng nói trên. Hố sâu nhất có độ sâu tới 100m phát hiện thấy ở ngoài khơi cách đảo Cồn Cỏ 120km về phía Đông Bắc.

b. Thềm lục địa miền Trung

Kéo dài từ Đà Nẵng đến Phan Thiết, mép thềm lục địa chạy theo hướng kinh tuyến men theo đường đẳng sâu 140m. Từ Đà Nẵng đến mũi Đá Vách, địa hình có tính chất phân bậc, có thể chia thành ba bậc.

Bậc 0 - 50m là bề mặt có góc dốc 5 - 10’ một số nơi dốc 10 - 30’, độ chia cắt sâu nhỏ, trung bình là 10m, các dạng địa hình phân bố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam.

Bậc 50 - 100m có bề mặt dốc 30’ - 20, bề mặt này chia cắt rất ít và các dạng địa hình hầu hết có hướng kinh tuyến.

Bậc > 100m có góc dốc bề mặt trung bình 10 - 30’, độ chia cắt sâu lớn 10 - 20m, xen kẽ các dạng địa hình dương là các dạng địa hình âm kéo dài theo hướng kinh tuyến.

Từ mũi Đá Vách đến Phan Thiết tính chất phân bậc không rõ ràng, ở đây địa hình bị chia cắt mạnh mẽ rất phức tạp và cũng là một trong những vùng có địa hình phức tạp nhất thềm lục địa Việt Nam.

c. Thềm lục địa Đông Nam

Kéo dài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Từ Phan Thiết đến Côn Đảo, địa hình đáy biển phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ chia cắt ngang trung bình là 0,2 ÷ 0,3km/km2 thuộc loại lớn nhất của thềm lục địa Việt Nam. Độ chia cắt sâu cũng lớn, trung bình là 10 ÷ 20m. Những nơi tiếp cận với các mũi nhô như Ba Kiến, Ô Cấp, Côn Đảo, độ chia cắt điều hoà. Ở vùng đáy sâu trên 70m các dạng âm chiếm ưu thế, chúng có hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam và cũng thường là nối liền với các thung lũng sông trên lục địa.

Phía Nam Côn Đảo địa hình đáy bằng phẳng hơn, ưu thế là các dạng âm hướng Tây Bắc - Đông Nam.

d. Thềm lục địa Tây Nam

Kéo dài từ mũi Cà Mau đến biên giới Việt Nam - Cămpuchia.

Đây là vùng thềm lục địa thuộc sườn tây vịnh Thái Lan, là một trong những thềm lục địa nổi tiếng thế giới về chiều rộng. Gần trung tâm vịnh Thái Lan địa hình rất bằng phẳng, hơi nghiêng về phía tây với góc nghiêng địa hình trung bình là 1 - 3’. Chỉ có khu vực lân cận đảo Phú Quốc địa hình đáy biển bị chia cắt phức tạp do có mặt nhiều đới ngầm và rãnh ngầm. Xa bờ hơn, đáy biển ưu thế là các dạng âm hướng Đông Bắc - Tây Nam và Đông - Tây

tạo nên bình đồ dạng cành cây rất đặc trưng cho địa hình xâm thực lục địa trước biển tiến (Lưu Tỳ, 1986).

Xét trên cơ sở “hình thái - nguồn gốc” có thể phân chia địa hình thềm lục địa thành 2 nhóm chính đó là địa hình tích tụtích tụ - mài mòn. Các nhóm này gồm 27 kiểu khác nhau. Các đồng bằng tích tụ phân bố phổ biến trên thềm lục địa từ bờ đến mép ngoài của thềm lục địa. Sự khác nhau về hình thái, cấu tạo, thành phần thạch học là kết quả tác động của các quá trình động học khác nhau.

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(542 trang)