Địa mạo chân lục địa

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 71 - 74)

2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN VIỆT NAM

2.2.4. Địa mạo chân lục địa

Chân lục địa Biển Bông là một dải hẹp không liên tục, phân bố dưới chân sườn lục địa ở độ sâu từ 2.500m đến 4.000m. Bề mặt địa hình

chân lục địa tương đối phẳng, độ dốc trung bình từ 0,010đến 0,0030. Chúng thường là các đồng bằng tích tụ trên các trũng có bề dày trầm tích từ 1- 4km. Cấu trúc vỏ granit bị vát dần và giảm mạnh chỉ còn 2 - 3km và hầu như biến mất khi tiếp giáp với trũng sâu Biển Đông. Là một đới chuyển tiếp, chân lục địa nơi xuất hiện các vạt gấu tích tụ hoặc các nón phóng vật do các Canhon ngầm đưa vật liệu từ sườn xuống.

Tại ranh giới giữa quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam có một trũng kéo dài theo hướng Đông - Đông Bắc với chiều rộng trung bình khoảng 100km. Độ sâu 3.500m quan sát thấy ở một số điểm ở chính Bắc quần đảo Hoàng Sa. Từ Đà Nẵng về phía Nam có phân bố một trũng kéo dài theo hướng kinh tuyến, có độ sâu trung bình 2000 – 2500m, trên đáy trũng có nhiều đảo ngầm có độ cao tương đối và hình dạng khác nhau.

Phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi tiếp giáp với thềm lục địa Borneo có trũng Palawan rộng trung bình 150 - 200km hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đáy là đồng bằng bằng phẳng, sâu tới 3.000m - 3.500m.

Chân lục địa có các kiểu địa hình sau đây:

44. Đồng bng nghiêng tích t chân sườn phát trin ven rìa đới tách giãn

Phân bố ở khu vực tiếp giáp sườn lục địa với trũng biển sâu ở khu vực miền Trung. Đây là một bề mặt nghiêng thoải chuyển tiếp giữa đồng bằng thềm lục địa cổ bị nhấn chìm xuống đồng bằng biển thẳm của trũng sâu Biển Đông. Trên bản đồ chúng thể hiện như một diềm của sườn lục địa. Bề mặt được phủ một lớp trầm tích Đệ tứ mỏng trên móng Kainozoi. Móng bazan ở khu vực này nhô lên khá cao, chỉ cách bề mặt đáy khoảng 1 - 2 km.

Do ảnh hưởng của đứt gãy ven rìa phía Tây Bắc của đới tách giãn mà kiểu đồng bằng này dường như bị thu hẹp lại.

45. Đồng bng dng lòng máng, phát trin trên cu trúc on võng Phân bố ở phần ngoài của dải trũng nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield. Dải đồng bằng hẹp này bắt đầu từ độ sâu 2.500m – 3.000m. Phía Tây nằm giáp với sườn dốc bao quanh khối nhô. Phía Đông giáp với đồng bằng đồi. Hai phần nhô cao ở 2 phía của sườn lục địa đã làm cho bề mặt đồng bằng có dạng một trũng bị oằn võng, phía Bắc và phía Đông Bắc

chuyển tiếp từ từ xuống trũng Biển Đông. Thực chất đồng bằng này là phần tiếp nối của dải trũng trên sườn lục địa kéo xuống, song do tính chất hỗn hợp của thành phần vật chất cấu tạo gồm sét, sản phẩm san hô, đã làm cho chúng khác biệt với các kiểu địa hình phía trên sườn và phía dưới trũng sâu. Trên bình đồ cấu trúc, kiểu đồng bằng này được hình thành trên phần tiếp giáp phía Tây của trục tách giãn cổ có tuổi 32 triệu năm (một nêm cấu trúc ăn sâu vào sườn lục địa).

46. Đồng bng tích t phát trin trên cu trúc st võng

Nằm phía Tây Nam của bãi ngầm Macclesfield. Đây là một đồng bằng trũng dạng thung lũng ăn sâu vào sườn lục địa với độ sâu phân bố từ 3.000 – 4.000m. Đồng bằng tích tụ này có đáy nằm sâu hơn các khu vực thấp của thềm lục địa bao quanh là 500 - 1.000m. Tuy nằm ở độ sâu tới 4.000m nhưng móng của chúng không phải là vỏ bazan mà chỉ là loại vỏ chuyển tiếp. Ở khu vực Đông Bắc bãi ngầm Tư Chính, đồng bằng chân lục địa thể hiện tính chuyển tiếp rõ ràng hơn, chúng là một bề mặt nghiêng thoải phân bố ở độ sâu từ 2.500 – 3.500m.

Trên bình đồ cấu trúc, đồng bằng được hình thành trên phần trũng kéo dài của đới tách giãn dạng nêm đâm vào sườn lục địa phía Đông Nam. Các vật liệu cấu tạo nên đồng bằng chủ yếu được đưa từ sườn lục địa xuống thông qua các thung lũng và canhon ngầm. Các vạt gấu tích tụ lấn dần về phía trũng sâu làm cho các đường đẳng sâu ở các khu vực này uốn khúc hoặc khúc khuỷu.

47. Đồng bng nghiêng thoi, phân ct, tích t dưới chân các khi nâng

Phân bố ở phía Tây Bắc khu vực quần đảo Trường Sa. Bề mặt tích tụ phân bố ở độ sâu 2000 - 3500m, chuyển tiếp giữa đồng bằng đồi và thung lũng tại khu vực Trường Sa ở phía Đông Nam còn phía Tây Bắc bị hệ thống đứt gãy có hướng Đông Bắc - Tây Nam khống chế. Cũng như đồng bằng chân lục địa ở phía Đông Bắc Tư Chính, ở đây cấu trúc vỏ á đại dương rất điển hình. Bề mặt móng Kainozoi chỉ nằm ở độ sâu một vài km. Quá trình tích tụ bề mặt này diễn ra rất phức tạp: tích tụ trọng lực ở khu vực tiếp xúc với khối nhô Song Tử, và các nơi khác, một phần vật liệu được canhon ngầm đưa từ khu vực đồi trung tâm Trường Sa đưa xuống, còn nguồn khác là trầm tích sinh vật, do đó vật liệu cấu tạo đồng bằng là loại trầm tích hỗn hợp.

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(542 trang)