ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG ĐỊA VẬT LÝ VÀ CẤU TRÚC SÂU VỎ TRÁI ĐẤT
3.1. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TRỌNG LỰC
3.1.1 Trường bất thường trọng lực thềm lục địa Việt Nam
Trên cơ sở cấu trúc trường bất thường trọng lực, có thể chia thềm lục địa Việt Nam thành 4 vùng đặc trưng:
Vùng vịnh Bắc Bộ: Trường bất thường Bouguer có cấu trúc phức tạp với các trị số biến đổi từ - 35 đến +50mgal. Có 2 bất thường âm lớn, theo hướng Bắc - Tây Bắc và hướng kinh tuyến. Đới lớn nhất chạy từ Đồ Sơn đến bờ biển Quảng Bình có bề rộng tới 50 km, biên độ bất thường này đạt 30 - 35 mgal. Dải thứ 2 hẹp hơn có hướng Bắc - Tây Bắc xuất phát từ Tam Kỳ kéo đến trung tâm của vịnh, có biên độ 10 - 15mgal. Ở phía Bắc đảo Bạch Long Vĩ còn có một bất thường âm hướng Đông Bắc với biên độ đạt 30mgal.
Giữa các đới bất thường âm hình thành 3 đới bất thường dương có biên độ nhỏ hơn, xấp xỉ 5 - 10 mgal phân bố ở các khu vực khác nhau: Phía Bắc đảo Bạch Long Vĩ, có hướng vĩ tuyến;
phía ngoài bờ biển Ninh Bình, Thanh Hoá hướng kinh tuyến và khá phân dị; phía ngoài bờ biển ở vùng bán đảo Sơn Trà theo hướng Tây Bắc.
Phía Đông Nam của vịnh Bắc Bộ còn một bất thường dương lớn biên độ đạt 50 mgal và có hướng Đông Bắc.
Vùng thềm lục địa miền Trung: trường bất thường có giá trị dương và tăng mạnh từ 5 mgal ở ven bờ đến +120, +130mgal ra phía ngoài biển. Dải bất thường bậc thang ở đây có chênh lệch giá trị tới hàng trăm mgal trên khoảng cách 15 - 20 km. Các đường đẳng trị Bouguer chạy sít và song song với nhau kéo dài theo
phương kinh tuyến.
Lấy kinh tuyến 109030’E làm ranh giới có thể chia dải này thành 2 phần rõ rệt. Phần bên trong phía bờ biển trường bất thường biến đổi nhẹ nhàng và phân biệt thành những bất thường âm dương chạy song song đường bờ biển có biên độ trung bình 20, 30 mgal. Phần bên ngoài cho đến kinh tuyến 1100E hình thành một “bức vách”
trọng lực dựng đứng. Nếu lấy vĩ tuyến 150N làm ranh giới thì phần phía Bắc trường Bouguer bất thường phức tạp hơn do ảnh hưởng của các hệ đứt gãy hướng Đông Bắc và hướng kinh tuyến cắt chéo nhau tạo nên phần từ vĩ độ 150N trở xuống phía Nam trường trọng lực có cấu trúc tuyến tính đơn giản.
Vùng thềm lục địa phía Đông Nam: có thể chia ra 4 đới bất thường Bouguer khác nhau:
- Đới trũng Cửu Long có trường bất thường phân dị với nhiều hướng khác nhau: kinh tuyến, vĩ tuyến, Đông Bắc với giá trị trường phổ biến là âm từ -5 đến 5mgal.
- Đới nâng Côn Sơn phân cách với đới trũng Cửu Long bằng một dải bất thường bậc thang rất mạnh và kéo dài theo phương Đông Bắc chạy qua rìa Đông Nam quần đảo Côn Sơn. Đới nâng Côn Sơn gồm các bất thường dương hình dạng phức tạp, biên độ từ 10 đến 30mgal, định hướng cấu trúc theo kinh tuyến, Đông Bắc và Tây Bắc. Giá trị trường dương cực đại là 55mgal.
- Đới trũng Nam Côn Sơn giới hạn từ 2 phía Đông và Đông Bắc bởi 2 dải bất thường bậc thang lớn có biên độ 20 - 30mgal. Bên trong đới này trường biến đổi bình ổn, phân bất nhẹ nhàng tạo thành các dải bất thường theo hướng vĩ tuyến, kinh tuyến. Các bất thường ở đới này có trị số thay đổi từ -25, -30mgal đến +20, +30mgal.
- Đới bất thường bậc thang và tuyến tính theo phương kinh tuyến có giá trị dương lớn đạt +40, +50mgal và thay đổi đến giá trị cực đại là +120 mgal ở phía Đông của đới này.
Trường bất thường trọng lực Fai và bất thường Bouguer khu vực Biển Đông được thể hiện trên các bản đồ hình 3.1 và 3.2.
- Vùng thềm lục địa vịnh Thái Lan: trường bất thường phân dị rõ thành 2 dải chính gồm các bất thường âm và dương dạng khối.
Hai dải này chạy song song với nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hướng cấu trúc của mỗi bất thường này là Đông Bắc hoặc kinh tuyến. Về phía Bắc và Tây Bắc của vịnh Thái Lan giá trị trường âm mở rộng và tăng dần.
Hình 3.1 Bản đồ bất thường trọng lực FAI khu vực Biển Đông [172, 243]
4 0
2
108 116
Hình 3.2. Bản đồ bất thường trọng lực Bouguer khu vực Biển Đông [172, 243]