ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG ĐỊA VẬT LÝ VÀ CẤU TRÚC SÂU VỎ TRÁI ĐẤT
3.2. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TỪ
3.2.1. Trường từ trên thềm lục địa Việt Nam
Trường bất thường ΔTa trên các bản đồ tỷ lệ 1:500.000 của thềm lục địa Việt Nam là bức tranh của những hiệu ứng tổng thể cấu trúc
và thành phần của các loại đất đá từ tính khác nhau trong vỏ Trái đất. Bức tranh cấu trúc của trường ΔTa tương đối phức tạp và phân dị đặc trưng cho các vùng khác nhau.
Trên thềm lục địa vịnh Bắc Bộ trường bất thường ΔTa được chia làm 3 đới:
- Đới phía Tây Bắc gồm các bất thường có giá trị dương với biên độ trung bình 50nT, kích thước nhỏ và hơi kéo dài theo phương Đông Bắc thành 3 dải rõ rệt chạy song song với nhau.
- Đới sườn Tây Nam gồm các bất thường âm và dương xen kẽ nhau với biên độ 50 - 100nT, kích thước nhỏ kéo dài theo hướng kinh tuyến và Tây Bắc - Đông Nam.
- Đới Đông Nam (từ đảo Cồn Cỏ trở xuống phía Nam gồm các bất thường âm hình dạng phức tạp, có biên độ từ -50nT - 100nT có hình dáng kéo dài theo phương Tây Bắc và kinh tuyến.
Hình 3.4. Bản đồ bất thường từ ΔTa vùng quần đảo Trường Sa [78]
Trên thềm lục địa miền Trung:
- Phần phía Bắc chia làm 2 đới. Đới âm có phương Đông Bắc, đới dương có phương Đông - Đông Bắc, biên độ 50 - 100nT.
- Phần trung tâm giữa các vĩ tuyến 120N và 130N là bất thường dương lớn hướng kinh tuyến, biên độ cực đại 300nT.
- Phần phía Nam biên độ bất thường nhỏ, các bất thường âm dương xen kẽ, hướng cấu trúc không rõ.
Bản đồ bất thường từ ΔTa vùng quần đảo Trường Sa được minh họa trên hình 3.4. Ở thềm lục địa Đông Nam trường bất thường ΔTa có cấu trúc phức tạp, phân bất mạnh mẽ các bất thường âm và dương có dạng ổ và biên độ lớn. Chia làm 3 đới chính.
- Đới thứ nhất gồm trũng Cửu Long mở rộng dần về hướng Đông Bắc từ vĩ tuyến 9030’N trở lên (ven bờ và ngoài khơi từ cửa sông Cửu Long lên đến Phan Rang). Trường từ ở đây bình ổn, các bất thường dương là chủ yếu, hình dáng đều và biên độ trên dưới 50nT.
- Đới thứ hai gồm dải nâng Côn Sơn mở rộng và bao trùm cả 2 phần rìa của trũng Cửu Long và trũng Nam Côn Sơn. Bức tranh bất thường ΔTa phức tạp nhất, phân bất mạnh thành các bất thường có dạng ổ và có dấu âm là chủ yếu xen kẽ các bất thường dương có biên độ yếu hơn. Biên độ trung bình của các bất thường đạt ± 200,
± 300nT. Hướng phân bố là Đông và Đông Bắc.
- Đới trũng Nam Côn Sơn có bức tranh bất thường ΔTa bình ổn, các bất thường có biên độ dưới 100nT, mở rộng và có hướng kéo dài theo hướng Đông, Đông Bắc.
Trên vịnh Thái Lan trường ΔTa phức tạp và phân dị mạnh, đặc biệt là những phần nằm trên phạm vi dải nâng Natuna - Côn Sơn.
Có thể chia làm hai phần chính:
- Phần Đông Nam là khu vực rẽ nhánh Natuna - Côn Sơn có cấu trúc trường phức tạp, phân chia thành các bất thường nhỏ âm và dương xen kẽ, biên độ từ 100nT đến 200nT. Hướng cấu trúc chủ yếu là Đông Bắc.
- Phần Tây Bắc cũng có cấu trúc trường ΔTa phức tạp. Các bất thường phân chia nhỏ, hẹp và kéo dài theo hướng kinh tuyến và Tây Bắc, biên độ phổ biến từ 50 - 100nT.
Tóm lại trường bất thường ΔTa trên thềm lục địa Việt Nam có đặc điểm nổi bật là cấu trúc không đồng nhất. Ở các vùng bồn trũng trầm tích thì bình ổn, phân dị nhẹ nhàng, biên độ nhỏ còn ở các dải
nâng và dọc đới đứt gãy sâu có cấu trúc phức tạp phân dị mạnh, biên độ bất thường lớn hàng trăm nT và có hình dạng khối tròn hoặc tuyến tính.
b. Trường từ bình thường và các bất thường địa phương
Trường từ bình thường lãnh thổ Việt Nam theo các thành phần khác nhau được tính theo mô hình toàn cầu dựng với các số liệu đo vệ tinh (Nguyễn Văn Giảng, 1987). Theo các mô hình này có thể xác định được sơ đồ trường từ bình thường trên vùng biển kế cận.
Tuy nhiên, việc xác định trường từ bình thường trực tiếp theo các số liệu đo thực tế (thành phần T) như đã làm đối với vùng thềm lục địa phía Nam là cần thiết để tính trường bất thường ΔTa một cách sát với thực tế hơn. Đối với vùng thềm lục địa miền Trung và vịnh Bắc Bộ thì phép đo trên mặt biển của Vietsovpetro đã cho phép xác định các giá trị trường bình thường tính theo mô hình của Gaus trên cơ sở công thức giải tích với các hệ số đã chỉnh theo số liệu vệ tinh nhân tạo Trái đất Cosmos - 321 (Ianovsky, 1984).
Đặc điểm của trường bình thường trên thềm lục địa phía Nam là một phông tương đối phẳng, biến đổi tuyến tính nhẹ nhàng với các đường đẳng trị chạy gần thẳng đứng theo phương á kinh tuyến, càng đi về phía Đông các đường này càng cong dần về phía Đông Bắc.
Khi so sánh bản đồ này với bản đồ trường bình thường tính theo mô hình toàn cầu ta cũng thấy sự phù hợp ở nét chung là hướng đi của các đường đẳng trị với sự thay đổi tuyến tính nhẹ nhàng. Để xác định tính phù hợp của mô hình dựng được đã kiểm tra bằng cách cộng toàn bộ biên độ của các bất thường ΔTa tính theo các tuyến và nhận được biên độ xấp xỉ 0.
Trường bình thường phản ánh phông nền của trường địa từ có nguồn nằm ngoài phần vỏ Trái đất. Để tìm hiểu những đặc điểm liên quan với các đặc điểm cấu trúc khu vực của vỏ Trái đất cần phải xem xét đặc điểm của trường khu vực.
- Trên vịnh Bắc Bộ trường bất thường khu vực có cấu trúc bình ổn và khá đơn giản. Phần Tây Bắc có 2 bất thường dương biên độ 25-50nT. Hướng Đông và Đông Bắc, một bất thường âm ở phía Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ. Trên sườn Tây Nam hình thành 3 dải bất thường khu vực hướng Tây Bắc chạy song song, một dải sát đường bờ, dải chạy giữa và một dải chạy dọc trục của bồn trũng.
Biên độ các bất thường 25nT và có dấu âm dương xen kẽ nhau.
- Trên thềm lục địa miền Trung trường khu vực có giá trị dương và bình ổn. Hình thành 3 bất thường dương lớn. Bất thường thứ nhất hướng kinh tuyến kéo dài từ vĩ tuyến 120N đến vĩ tuyến 140N bám sát đường ven biển có giá trị cực đại ở vùng Tuy Hoà với biên độ 250 - 300 nT. Phía ngoài kinh tuyến 1100E có bất thường dương thứ hai với biên độ trên 100 nT. Bất thường dương thứ 3 ở phía Đông Bắc của vùng có biên độ 150 nT và kéo dài theo phương Đông Bắc.
- Trên vùng thềm lục địa Đông Nam trường bất thường khu vực có cấu trúc tương đối phức tạp phân dị thành các đới khác nhau. Đới bất thường dương có biên độ nhỏ bao trùm cả bồn trũng Cửu Long và mở rộng ra cả phần phía Bắc vĩ tuyến 100N có hướng Đông và Đông Bắc. Đới bất thường âm lớn bao trùm cả dải nâng Côn Sơn và phần Đông Bắc bồn trũng Nam Côn Sơn, có biên độ trên 100 nT, phân dị thành các bất thường dạng nối tiếp nhau thành các dải có hướng bắc và Đông Bắc.
Đới trũng Nam Côn Sơn chỉ còn một bất thường dương lớn bao trùm toàn bộ phần Trung tâm và Đông Nam của trũng, biên độ trên 100 nT có phần cực đại xê dịch về phía Đông Nam.
- Trên thềm lục địa vịnh Thái Lan trường bất thường khu vực ΔTa đặc trưng bằng hai đới khác biệt. Đới Đông Nam nằm trên vùng giao nhau của 2 dải nâng Natuna và Côn Sơn, các bất thường có dạng khối lớn, hướng Đông Bắc và Tây Bắc với biên độ xấp xỉ 100 nT. Đới Tây Bắc gồm các bất thường có biên độ nhỏ hơn và biến đổi nhẹ nhàng theo hướng Bắc và Tây Bắc.
Tóm lại, trường bất thường khu vực ΔTatrên các vùng của thềm lục địa có đặc điểm cấu trúc khác biệt nhau rõ rệt. Ở vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa miền Trung bình ổn và có cấu trúc tuyến tính, ở thềm lục địa Đông Nam và vịnh Thái Lan trường phức tạp, phân dị và có dạng khối với biên độ lớn.
c. Trường từ bất thường địa phương ΔTa
Trường từ bất thường địa phương phản ánh những chi tiết cấu trúc của trường liên quan với những cấu trúc ở phần trên cùng của lát cắt vỏ và những thay đổi cục bộ về từ tính của đất đá. Bức tranh của trường từ địa phương phản ánh những đặc điểm biến đổi cục bộ và những biến động mới nhất trong lịch sử phát triển cấu trúc của vỏ Trái đất. Bức tranh này rất đa dạng và không đồng nhất trên toàn bộ thềm lục địa Việt Nam.
Trên thềm lục địa vịnh Bắc Bộ các bất thường địa phương có kích thước và biên độ khác hẳn nhau. Hình dáng các bất thường phức tạp và biến đổi nhanh.
- Thềm Tây Bắc tương đối bình ổn, chỉ có một số bất thường nhỏ kéo dài theo phương Đông Bắc.
- Phần sườn Tây Nam trũng vịnh Bắc Bộ có các bất thường nhỏ và hẹp, kéo dài thành các dải hướng Tây Bắc. Tương đối rõ là dải trung tâm gồm các bất thường âm dương xen kẽ. Hai dải khác chạy song song với đường bờ có các bất thường dương là chủ yếu.
Trên thềm lục địa miền Trung thể hiện phương cấu trúc kinh tuyến rất rõ. Các bất thường địa phương nhỏ nối nhau thành 3 dải chạy song song. Hướng Đông Bắc có 2 dải với chiều dài hạn chế hơn. Hướng Đông Nam khá rõ có một dải ở khu vực bên ngoài Nha Trang và Phan Rang.
Trên thềm lục địa Đông Nam các bất thường địa phương ΔTa.
phức tạp và phân dị rõ rệt nhất có thể chia thành 3 đới đặc trưng:
- Đới phía Bắc bao gồm trũng Cửu Long và mở rộng ra phía Bắc của vùng Đông Nam từ vĩ độ 9030’N: các bất thường thưa thớt, biên độ và kích thước nhỏ, phân bố thành những dải có hướng Đông và Đông Bắc. Đới nâng Côn Sơn có các bất thường địa phương nhỏ, hẹp, dạng tròn và hơi kéo dài, biên độ 50 nT và lớn hơn, phân bố thành các dải theo hướng Đông Bắc, Tây Bắc và kinh tuyến. Hướng Đông Bắc là nổi bật và có chiều dài lớn hơn cả.
Hướng Tây Bắc rất rõ nhưng chiều dài hạn chế.
- Đới trũng Nam Côn Sơn có các bất thường địa phương đơn giản phân bố thành vài nhóm ở các vùng rìa Đông Bắc và Tây Nam của trũng với hướng kéo dài theo vĩ tuyến.
Ở thềm lục địa vịnh Thái Lan bức tranh các bất thường địa phương khá phân dị (hình 3.5).
- Trên phần Đông Nam mức độ phân dị lớn nhất với các bất thường nhỏ, biên độ 50 nT, phân bố theo hướng Tây Bắc và Đông Bắc.
- Phần Tây Bắc của trũng có các bất thường nhỏ, biên độ 25nT phân bố thành nhiều dải theo hướng Tây Bắc và hướng kinh tuyến.
Tóm lại, đặc điểm cấu trúc nổi bật của trường bất thường địa phương ΔTa trên các vùng khác nhau của thềm lục địa Việt Nam là các bất thường nhỏ, hẹp, biên độ vài ba chục nT phân bố theo dạng mắt xích thành các dải có phương rất khác nhau.
Tại các vùng trung tâm của các bồn trũng trầm tích các bất thường này thưa thớt và phân bố không rõ hướng. Ở các vùng rìa các trũng và trên các dải nâng, dọc các đới đứt gãy sâu,... Các bất thương địa phương ΔTa dày đặc, phân dị, nối tiếp nhau thành các dải chạy theo các đường phương đứt gãy hoặc theo những yếu tố cấu trúc địa chất tuyến tính khác.
Hình 3.5. Sơ đồ trường từ ΔTa thềm lục địa Tây Nam Việt Nam