Thời kỳ Holocen - hiện đại

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 85 - 88)

2.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN

2.3.3. Thời kỳ Holocen - hiện đại

Đầu Holocen khí hậu lạnh tiếp tục một thời gian ngắn, sau đó ấm dần làm cho mực nước biển tăng lên. Vào khoảng 9.000 – 7.000 năm về trước tiểu lục địa Hoàng Sa - Trường Sa lớn gấp 20 lần so với ngày nay và đường bờ biển lúc đó nằm ở độ sâu 40 - 60m. Dấu vết đường bờ biển này để lại là những doi cát phân bố ở phía Đông Nam Côn Sơn, ở miền Trung và vịnh Bắc Bộ. Các thềm mài mòn có độ sâu tương tự phát hiện được ở bãi Tư Chính và Trường Sa. Ở khu vực phía Đông Nam bãi ngầm Tư Chính, vũng Mây, các đảo trong quần đảo Trường Sa nhô cao khỏi mực biển hàng chục mét.

Thời kỳ Holocen trung khí hậu toàn cầu ấm áp, quá trình băng tan và biển tiến Flandrian (6000 - 4000 năm) làm cho mực nước biển dâng cao 4 - 5m. Một lần nữa thềm lục địa Biển Đông được nới rộng vào lục địa. Hoạt động của biển đã để lại các thềm tích tụ cao 4 - 5m và các doi cát phân bố ở đồng bằng ven biển.

Giữa và cuối Holocen muộn mực nước có dao động lên xuống không đáng kể và kết quả của các đợt dao động này là việc hình

thành các giồng cát ven biển cao 1,5 - 3,0m ở đồng bằng sông Cửu Long và Sông Hồng. Chỉ cách ngày nay 5 - 6 thế kỷ, mực nước tiếp tục dâng lên với tốc độ 1.5 - 2mm/năm.

Kết luận:

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa hình - địa mạo Biển Đông và các vùng kế cận, có thể rút ra các nhận định sau:

- Sự kết hợp tương tác giữa các tác nhân nội sinh và ngoại sinh đã tạo nên hình thái địa hình cấu trúc đáy Biển Đông rất đa dạng và phức tạp, vừa có đặc điểm lục địa vừa có đặc điểm đại dương. Sự đan xen giữa các khối lục địa cổ với bồn trũng sâu tạo nên mối tương phản của địa hình đáy biển khác biệt với các biển rìa khác.

Địa hình đáy biển được đặc trưng bằng các bậc chuyển tiếp nhau với thời gian hình thành tương ứng với các thời kỳ dao động mực nước Biển Đông trong Neogen - Đệ tứ. Địa hình đáy biển đã xuất hiện cách ngày nay ít nhất là 32 triệu năm, tương ứng với thời kỳ tách giãn lần thứ nhất, khi đó mực nước Thái Bình Dương tràn vào chiếm một hệ thống thung lũng trước núi.

Trong quá trình phát triển, địa hình đáy biển liên quan với các đứt gãy sâu và các chu kỳ kiến tạo Oligocen- Miocen, Pliocen - Đệ tứ và Holocen - Hiện đại.

- Bờ biển Việt nam có thể chia thành các đoạn như Móng Cái- Đồ Sơn- Lạch Trường - Quy Nhơn - Cà Ná - Vũng Tàu- Hà Tiên.

Dựa vào nguồn gốc và động lực bờ có thể chia thành các nhóm bờ hình thành do các quá trình khác nhau như quá trình chia cắt kiến tạo và lục địa, quá trình sóng và quá trình không phải sóng.

- Thềm lục địa là phần kéo dài của lục địa bị ngập nước với ranh giới ngoài đạt đến độ sâu trung bình 150 - 160m và cực đại là 300m, có cấu trúc vỏ granít đồng nhất dày từ 15 - 17km. Quá trình sụt chìm dạng bậc không đều của móng granít đã tạo ra hàng loạt các trũng Kainozoi có chiều dày trầm tích cực đại tới 14 km. Sự có mặt của những địa hình tàn dư có nguồn gốc lục địa là những đường bờ biển cổ phân bố ở các độ sâu 20 - 25m, 30 - 35m, 50 - 60m, 100 - 110m.

- Sườn lục địa Biển Đông là một dải đáy biển bao quanh thềm lục địa, kéo xuống đến độ sâu trung bình 2.500 - 3.000m, cực đại tới 4.000m, với cấu trúc vỏ đặc trưng là vỏ chuyển tiếp (tồn tại cả vỏ granít và vỏ bazan). Sườn lục địa được hình thành bởi cấu trúc đoạn

tầng, oằn võng và các khối nâng, hố sụt, tạo cho địa hình đáy biển bị phân dị rất lớn (giá trị năng lượng địa hình tới hàng nghìn mét).

- Chân lục địa là những dải hẹp không liên tục, phân bố dưới chân sườn lục địa ở độ sâu từ 2.500 đến 4.000m, là đới chuyển tiếp giữa sườn lục địa với trũng sâu Biển Đông. Cấu trúc vỏ granít bị vát mỏng chỉ còn 2 - 3km và biến mất khi tiếp giáp với bồn trũng nước sâu. Quá trình hoạt động của canhon và sông ngầm trên sườn lục địa đã đưa vật liệu xuống chân sườn tạo ra các nón phóng vật và các vạt gấu sườn tích rất đặc trưng.

- Địa hình đáy biển thẳm có độ sâu trung bình là 4.000m, cực đại đạt 5.500m chiếm hầu hết diện tích của đới tách giãn Biển Đông. Cấu trúc lớp vỏ đại dương điển hình là bazan, lớp phủ trầm tích chỉ đạt từ vài trăm mét đến 2.000m. Sự có mặt của hệ thống núi ngầm có chiều cao từ 200m đến 3.800m trên nền đồng bằng biển thẳm rất đặc trưng cho kiểu địa hình đáy biển rìa.

Chương III

Một phần của tài liệu biển đông. t.3, địa chất - địa vật lý biển (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(542 trang)