TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 (chuẩn KTKN từng hoạt động) (Trang 50 - 53)

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh.Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Hiểu đặc điểm của từ tượng hình ,từ tượng thanh.

-Công dụng của từ tượng hình,từ tượng thanh.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết từ tượng hình,từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

-Lựa chọn ,sử dụng từ tượng hình ,từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

3.Thái độ:

- Có thái độ tích cực học tập ,biết sử dụng từ tượng hình ,từ tượng thanh sao cho phù hợp.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

-Giáo viên: Tìm một số từ láy mô tả âm thanh.

-Học sinh: Xem kĩ bài và sưu tầm một số từ láy.

III.Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: 8A:...8B:...

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày khái niệm trường từ vựng? Cho ví dụ?

- Lập các trường từ vựng nhỏ về “cây”?

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu vào bài.

-Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh.

-Phương pháp: Thuyết trình

-Kĩ thuật: Động não -Thời gian: 3 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Cô giáo có các từ sau:

-Lom khom,lênh khênh, mấp mô.

- xình xịch, meo meo,gâu gâu.

Đây là tượng hình các từ và các từ tượng thanh.Vậy để hiểu rõ thế nào là từ tượng hình,từ tượng thanh,cô giáo sẽ giúp các em tìm hiểu trong tiết học này.

Lắng nghe

*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ,công dụng của từ tượng hình,từ tượng thanh.

-Mục tiêu: Học sinh hiểu thế nào là từ tượng hình,từ tượng thanh. Và tác d8ụng của việc sử dụng hai loại từ này.

-Phương pháp: Vấn đáp,gợi tìm -Kĩ thuật: Động não

-Thời gian: 20 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt -Gọi học sinh đọc các đoạn văn ở

mục I SGK, chú ý từ in đậm.

?Các từ : móm mém,rũ rượi ,xộc xệch,sòng sọc thường dùng để làm gì?

?Các từ :hu hu,ư ử dùng để làm gì?

 Những từ in đậm đó được gọi là từ tượng hình, từ tượng thanh.

?Vậy theo em, thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ?

?Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, , trạng thái,hoạt động hoặc mô phỏng âm thanh ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?

?Từ tượng hình ,từ tượng thanh

-Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

-Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

-khúc khuỷu -lộp bộp

-Gợi được hình

ảnh,âm thanh cụ

I.Đặc điểm ,công dụng:

1.Ví dụ: (SGK)

- móm mém,rũ rượi,xộc xệch,sòng sọc

-hu hu,ư ử

thường được dùng trong kiểu bài văn nào?(tự sự ,miêu tả)

?Gọi học sinh đọc ghi nhớ?

?Bài tập nhanh: tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn sau:

“Anh Dậu uốn vai ngáp dài 1 tiếng.

Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên…sầm sập tiến vào với roi song, tay thước và dây thừng”

thể,sinh động;có giá trị biểu

cảm cao. 2.Ghi nhớ: (SGK)

*Hoạt động 3: Luyện tập.

-Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua các bài t.

-Phương pháp: Vấn đáp,gợi tìm -Kĩ thuật: Động não,khăn phủ bàn -Thời gian: 15 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt -Giáo viên hướng dẫn học

sinh làm bài tập.

?Tìm từ tượng hình ,từ tượng thanh trong những câu sau?

?Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?

?Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười?

?Đặt câu với các từ tượng hình ,tượng thanh sau.

(SGK).

II. Luyện tập:

Bài 1:

Các từ tượng hình, từ tượng thanh: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khoẻo, chỏng quèo…

Bài 2:

( Đi): lò dò, lom khom, liêu xiêu, ngất ngưởng, dò dẫm, khật khưỡng, thong thả…

Bài 3:

-Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý.

-Cười hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.

- Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hiền lành, hồn nhiên.

- Cười hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.

Bài 4:

-Gió thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ tiếng những cành khô gãy lắc rắc.

-Gió thổi, mưa rơi lộp bộp trên sân gạch.

-Tiếng mưa rơi lách cách.

*Hoạt động 4: Củng cố ,dặn dò.

-Mục tiêu: Củng cố,khắc sâu kiến thức.giúp học sinh học và làm bài tốt hơn..

-Phương pháp: Thuyết trình -Kĩ thuật: Động não

-Thời gian: 2 phút

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

?Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho ví dụ?

-Học bài, làm bài tập 4, 5.

-Chuẩn bị “từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”

-Viết đoạn văn miêu tả cảnh học sinh đang lao động, trong đó có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

-Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh.

Suy nghĩ,trả lời Lắng nghe

Ngày soạn: 8 .9 .2010 Ngày giảng: 8A:

8B:

Tiết: 16

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 (chuẩn KTKN từng hoạt động) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(420 trang)
w