CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC
I. Chức năng là gì? Quan hệ giữa đặc trƣng – chức năng nghệ thuật và sự phân loại nghệ thuật
1. Chức năng là gì? Chức năng vốn có và chức năng cần có. Quan hệ giữa chức năng nghệ thuật và vấn đề đặc trƣng bản chất của nghệ thuật
Chức năng là: "Sự thể hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định"(*), "là tác động của các đặc tính của một hệ thống khách thể đối với các hệ thống môi trường"(**).
Có thể hiểu chức năng của nghệ thuật ở ba cấp độ khác nhau:
* Thứ nhất, chức năng có ý nghĩa khái quát nhất: chức năng ý thức (nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội), chức năng hoạt động thực tiễn (nghệ thuật là một loại hoạt động tinh thần thực tiễn), ở cấp độ này, nghệ thuật cũng đóng vai trò nhƣ mọi hình thái ý thức và hoạt động thực tiễn khác.
* Thứ hai, chức năng có ý nghĩa hẹp hơn; chức năng riêng, còn gọi là chức năng đặc thù của nghệ thuật. Đây là cấp độ ý nghĩa có nhiều biến động nhất, có nhiều tranh luận nhất.
Bao nhiêu đặc tính, bấy nhiêu chức năng, bao nhiêu chức năng, bấy nhiêu định nghĩa về nghệ thuật. Nghệ thuật luôn luôn phát triển qua các thời đại, vậy chức năng của nó cũng vừa tĩnh, vừa động, không phải nhất thành bất biến.
Hai cấp độ trên đây, phạm trù chức năng hoàn toàn là một phạm trù khách quan, là chức năng vốn có, đƣợc sản sinh trong quá trình lịch sử tự nhiên của nghệ thuật. Nhƣng phạm trù chức năng còn có cấp độ thứ ba mang tính chủ quan rõ rệt.
* Thứ ba, chức năng có ý nghĩa hẹp nhất, và cụ thể nhất, một thứ chức năng cần có.
được định hướng, thậm chí được quy định, bởi một khuynh hướng, một trường phái triết học, đạo đức, chính trị tôn giáo, nghệ thuật. (Văn dĩ tải đạo,
(*) Từ điển triết học. NXB Tiến Bộ, Mạc Tƣ Khoa, trang 96 (Bản tiếng Việt).
(**) Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, 1995, trang 545. Chúng tôi gạch dưới các từ đã trích ( LV).
53
Thi ngôn chí, văn học là nhân học, văn học là vũ khí v.v).
Cả ba cấp độ chức năng nói trên đều là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này, vì theo suy luận: đặc trƣng, chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả. Mỗi dạng chức năng nghệ thuật sẽ sản sinh những loại thể tương ứng nhằm thực hiện tối đa yêu cầu mà chức năng đã đặt ra. Vậy có thể nói rằng, có mối quan hệ nhân quả giữa đặc trƣng - chức năng và loại thể : đặc trƣng, chức năng là tiền đề, loại thể là hệ quả. Chức năng là cánh cửa đầu tiên của đặc trưng nghệ thuật: những hình thức, loại hình, loại thể hiện ra phong phú trước mắt ta.
Hình thái học cần làm rõ ba khu vực chức năng: chức năng phi nghệ thuật, chức năng
"tiền nghệ thuật", "nửa nghệ thuật", và chức năng nghệ thuật. Về văn học, ba khu vực này sản sinh ra ba hình thức văn học: văn thường, văn đẹp, văn nghệ thuật.
Qua hai câu định nghĩa về chức năng của hai cuốn từ điển, ta thấy có sự thống nhất khi nói về chức năng, chức năng chính là những đặc tính của khách thể (không phải sự quy định từ chủ thể), chức năng chính là những đặc tính của khách thể đó đƣợc thể hiện hoặc tác động đối với môi trường.
Nếu lịch sử đã vận động và sản sinh ra những hình thái hoạt động khác nhau của con người, thì nghệ thuật cũng ra đời như vậy, và chức năng của nó là do lịch sử phát triển tự nhiên mà có, không phải do lực lượng nào, con người nào, dù là con người tài ba xuất chúng, phong tặng trao gởi chức năng cho nó. Nói giản đơn, chức năng nghệ thuật bao giờ cũng là chức năng vốn có, không thể là chức năng cần có, chức năng áp đặt. Nghiên cứu nghệ thuật và văn học trên quan điểm khách quan, khoa học là tìm ra chức năng tự nhiên - vốn có của nó. Cũng vì vậy trong hàng chục công trình mỹ học nước ngoài xuất bản trong vòng ba thập kỷ qua, chức năng của nghệ thuật đƣợc trình bày nhiều cách, và nói chung là không giống nhau, chứng tỏ rằng chức năng vốn có của nghệ thuật vẫn còn là vấn đề đang tìm tòi nghiên cứu.
54
Tuy nhiên, không phải là không có những trường hợp văn học nghệ thuật phải mang những nhiệm vụ chức năng do sự quy định của con người, những chức năng cần có. Đó là sự quy định bởi khuynh hướng triết học, chính trị hay đạo đức, của một giai cấp, một tập đoàn xã hội và một khuynh hướng nghệ thuật nào đó. Như trường hợp "Văn dĩ tải đạo", "Thi ngôn chí", là những quan niệm về chức năng thuộc ý thức hệ nho giáo thời trung đại phong kiến phương đông.
Vậy chức năng của văn học nghệ thuật là một vấn đề vừa mang tính khoa học khách quan, vừa mang tính chủ quan. Nay nghiên cứu về hình thái học nghệ thuật, một phương diện gọi là hệ quả của đặc trƣng nghệ thuật, của chức năng nghệ thuật, cần tìm hiểu cả hai tính chất trên của vấn đề chức năng.
Thế nào là mối quan hệ giữa chức năng với những vấn đề đặc trƣng nghệ thuật nói chung?
Càng ngày càng có những phát hiện về đặc trƣng của nghệ thuật, một trong những phát hiện quan trọng là chức năng, là tính đa chức năng của nghệ thuật (polifonction). Có thể hình dung nghệ thuật như một khối ngọc bích có nhiều mặt cắt, đó là những chức năng, mỗi mặt tỏa một thứ ánh sáng khác nhau, nhưng nhìn từ xa vẫn thấy chung một vừng sáng nhiều màu huyền ảo.
Nghệ thuật khi được xem như tiếng nói tình cảm của con người, khi là thông điệp gởi đến các thế hệ, khi là sách giáo khoa của đời sống, khi là bộ nhớ xã hội, khi là lời dự báo v.v.
Có thể kể ra rất nhiều và rất nhiều những mệnh đề như thế khi mỗi người tùy theo góc độ nhận thức của mình, mà quy vào đặc tính của nghệ thuật. Do đó mà người ta nói đến tính đa năng, đa nghĩa, đa chức năng. Cứ mỗi lần nhắc đến một đặc tính của nghệ thuật, đều phải bắt đầu bằng nhóm từ: "Nghệ thuật là...", nhƣ bắt đầu một định nghĩa, đồng thời nhƣ bắt đầu kể một chức năng của nghệ thuật. Do đó có thể nói đặc trƣng bản chất của nghệ thuật đầu tiên đƣợc xác định ở phạm trù chức năng. Nói cách khác, mỗi chức năng bộc lộ một đặc tính của nghệ thuật, thể hiện và tác động đến môi trường
55
xung quanh. Không phải ngẫu nhiên mà trong một tác phẩm lấy tên là: "Nghệ thuật là gì", nhà văn L.Tônxtôi đã dẫn ra gần bảy chục định nghĩa do ông rút ra từ những luận văn khác nhau - từ Baumgácten đến cuối thế kỷ XIX, và ông đã kết luận rằng, trong số đó, không một định nghĩa nào thể hiện đƣợc bản chất thực sự của nghệ thuật.
Chức năng là những đặc tính của nghệ thuật thể hiện trong môi trường, tác động đến môi trường. Vậy chức năng chính cũng là mục đích của nghệ thuật. Nói văn học có chức năng nhận thức cũng chính là nói văn học có mục tiếu nhận thức xã hội và cung ứng nhận thức cho con người. Khi khẳng định chức năng, cũng chính là tìm được đối tượng : Văn học là nhân học, vậy đối tượng của văn học trước hết là con người. Phát hiện ra chức năng, cũng sẽ tìm ra nguồn gốc: Khi nhận ra văn học nghệ thuật có đa chức năng, thì không thể khẳng định lao động là nguồn gốc duy nhất sinh ra nó. Và khi hỏi chức năng của nghệ thuật sẽ thực thi nhƣ thế nào, bằng cách nào, tất phải tìm tới phạm trù hình tƣợng, rồi điển hình. Suy luận này còn có thể tiếp tục đƣợc nữa, để thấy vị trí đặc biệt của khái niệm chức năng. Chức năng - đối tƣợng - mục đích của nghệ thuật là 3 khái niệm có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, nhƣ mối quan hệ nhân quả. Với đề mục Chức năng nghệ thuật, trong cuốn "Mỹ học", I.Bôrev đã nhấn mạnh vấn đề "Sự thống nhất giữa đối tƣợng và mục đích của nghệ thuật".(7b: 178) M.
Markov (trong sách "Nghệ thuật là một quá trình") thì cho rằng đối tƣợng của lý luận nghệ thuật gồm ba vấn đề cơ bản: đối tượng, chức năng và phương thức tư duy nghệ thuật, và cho rằng phát hiện đối tƣợng đồng thời cũng đã phát hiện đƣợc chức năng của nghệ thuật (22)(*).