CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC
II. Tìm chức năng khách quan của nghệ thuật – những thu hoạch và nhận định
1. Ba mươi năm công cuộc kiếm tìm chức năng khách quan của nghệ thuật
Hàng nghìn năm qua nghệ thuật như người bạn đường gắn bó của nhân loại, ở mọi lúc mọi nơi, từ trong hang động, dưới những túp lều, nơi thánh đường, cung điện nguy nga, từ trong khói lửa chiến tranh đến đời dông thanh bình... Có thể nói rằng, con người không thể sống trong sự thiếu vắng nghệ thuật. Một hình ảnh trở thành biểu tượng, kể rằng trước khi từ biệt cõi đời, đại thi hào Hainơ đã đến Luvrơ đứng hồi lâu trước pho tượng nữ thần Vênúyt nhƣ để ngõ lời từ biệt Từ biệt cuộc sống này cũng có nghĩa là từ biệt cái đẹp và nghệ thuật.
Và không phải ngẫu nhiên mà nhà triết học, nhà văn Sinle đã kêu gọi giáo dục thẩm mỹ để khôi phục nhân cách con người và cải tạo xã hội. Với kinh nghiệm bản thân của một nghệ sĩ vĩ đại, Đôstôievsky đã từng nói: "Cái đẹp cứu rỗi thế giới".
Vậy, cần lý giải cho đƣợc vai trò, lẽ tồn tại của nghệ thuật là gì. Phát hiện này có ích rất nhiều cho sáng tác, nghiên cứu, phổ biến, tiếp nhận và giáo dục truyền bá nghệ thuật. Từ thời Platông, Aritxtốt, Khổng Tử, đến tận ngày nay, triết học, mỹ học, lý luận văn học, những nghệ sĩ lớn, bao lần tìm tòi một cách trả lời "nghệ thuật là gì", và nhƣ đã biết, Tônxtôi đã tìm ra 70 câu trả lời khác nhau. Thực ra việc bàn bạc về chức năng nghệ thuật trong ba bốn mươi năm nay là của mỹ học mác xít, còn công cuộc tìm kiếm của nhân loại phải kể đến hàng ngàn năm.
Cho đến giữa thế kỷ này, có các cuộc tranh luận, vào 1959 trở đi, cả ở phương Tây và trong các nước xã hội chủ nghĩa, về vai trò của nghệ thuật trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật. Những hiệu quả trông thấy vô cùng lớn lao của khoa học kỹ thuật biến đổi từng ngày cuộc sống con người, vậy nghệ thuật còn có ý nghĩa gì. Kết cục, vai trò của nghệ thuật càng đƣợc khẳng định sâu sắc hơn, và khái niệm tính đa chức năng đã đƣợc khẳng định trong những năm đó. Người ta nhắc lại câu nói của nhà bác học Anhxtanh : “Toàn bộ tòa nhà
60
của chân lý khoa học có thể đƣợc xây bằng gạch và vôi của chính những học thuyết của khoa học vốn nằm trong cái trật tự logic. Song muốn thực hiện công việc xây dựng đó, và muốn hiểu được nó thì cần phải có những khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ (75A; 103).
Các chức năng của văn học nghệ thuật thường được phát biểu rải rác trong những văn bản khác nhau, nay trước hết nên xem trong các công trình lý luận cơ bản về mỹ học và lý luận văn học. Từ thập kỷ 50 đến nay mỹ học và lý luận văn học Mác xít đã có những đóng góp quan trọng về việc phân tích đặc trƣng và chức năng của nghệ thuật.
Những khám phá phát hiện đầu tiên không phải là về chức năng mà về đặc trƣng nghệ thuật nói chung, từ đó người ta rút ra những chức năng của nghệ thuật(*)
Từ những tiền đề lý luận triết học và các kết luận của các ngành khoa học lân cận, mỹ học xây dựng quan niệm về chức năng khách quan của nghệ thuật. Những nhận xét rút ra từ các công trình mỹ học trong thập kỷ bảy mươi về quan niệm chức năng nghệ thuật là:
• Không còn bị hạn chế trong vòng "kim cô" của ba chức năng nhận thức chung chung, giáo dục chung chung, thẩm mỹ chung chung, mà tìm sâu vào
(*) Không kể sự tái xuất hiện (từ những năm 60) những tác phẩm thuộc thế hệ khoa học và nghệ thuật những năm hai mươi, ba mươi, trong đó có tác phẩm trở thành tiền đề cho những luận giải mỹ học (như Tâm lý học nghệ thuật của Vƣgôtxki), đây chủ yếu nhắc đến những nghiên cứu tực tiếp liên quan đến sự ra đời những chức năng nghệ thuật.
Đó là thời kỳ đầu thập niên 70. Nhờ những thành tựu nghiên cứu liên ngành các khoa học, vận dụng phương pháp hệ thống, những công trình triết học mới đã ra đời, trên cơ sở vận dụng sáng tạo triết học Mác - Lênin. Bài báo của Kagan : “Kinh nghiệm phân tích theo hệ thống hoạt động của con người" đăng trên tạp chí
"Các khoa học triết học" tháng 5 – 1970, là một cái mốc quan trọng. Từ chỗ phân tích kiểu 4 loại (type) hoạt động cơ bản của con người, là lao động - thực tiễn, nhận thức, giao tiếp, giá trị, ông xem nghệ thuật là một loại hoạt động thứ năm, tổng hợp (mô hình hóa) toàn bộ các hoạt động trên. Từ đó có thể suy ra tính đa chức năng của nghệ thuật. Từ việc dựng toàn bộ hệ thống mô hình nghệ thuật, dựa trên sơ đồ 4 kiểu loại của M.Kagan, L.Xtôlôvích đã chi tiết hóa thành hệ thống những giá trị nghệ thuật, từ 8 mặt giá trị đó, nảy ra 13, 14 chức năng nghệ thuật.
... Một số công trình khác, nhƣ "Nguyên lý lý thuyết chức năng về nghệ thuật" của Marcôv, Phản ánh luận và sáng tạo nghệ thuật của S. Vasilier, Ký hiệu học và sáng tạo nghệ thuật của Khrapchenko, v.v... đi từ tâm lý học và các khoa học hiện đại khác để nghiên cứu phát hiện các chức năng của nghệ thuật (xem Phụ lục 3).
61
những đặc thù của nghệ thuật cũng về mặt nhận thức và giáo dục (sự khai sáng, sự phát hiện, dự báo, sự lưu giữ - bộ nhớ xã hội... cũng thuộc về nhận thức,hoặc giáo dục sáng tạo, giáo dục thái độ tình cảm đối với hiện thực, thuộc về giáo dục v.v...)
• Từ chỗ chỉ thấy đơn điệu lặp lại mãi ba chức năng - "bộ ba cổ điển" - đến chỗ phát hiện hàng loạt - đa chức năng : I. Bôrev kê 9 chức năng L.Xtôlôvích kê ra 13 chức năng (1975 - 1977) và tại Việt Nam, gần đây nhất (1995) sáu chức năng(*). Nhƣng số nhiều chỉ có lợi cho sự phân tích tính đa dạng, lại thiếu ý nghĩa bao quát, thiếu đặc tính quan trọng nhất của nghệ thuật. Do đó từ đa chức năng phải quy về một chức năng tổng hợp, cơ bản, hạt nhân của hệ thống chức năng, để phân biệt được sở trường của nghệ thuật với các hình thái ý thức và hoạt động khác: Trong giáo trình Mỹ học (xuất bản 1973) của các trường Đại học Liên Xô, M. Kagan sau khi trình bày các chức năng riêng biệt, đã đƣa ra chức năng tổng hợp, đặc thù nhƣ sau :
"Nghệ thuật đƣợc nhân loại tạo ra và giữ gìn trong suốt toàn bộ lịch sử văn hóa là nhằm mở rộng khuôn khổ chật hẹp của kinh nghiệm sống cá nhân, bổ sung bằng kinh nghiệm của cuộc sống tưởng tượng... một cuộc sống thứ hai, trên cơ sở kinh nghiệm sống của bản thân mỗi người."
Nhận định này cũng trùng hợp với ý kiến của tác giả Việt Nam :
"Văn nghệ có tác dụng mở rộng tâm hồn tạo nên muôn nghìn sợi dây nối liền ta với người, với thế giới chung quanh. Nó như nhân sự sống lên, làm cho người ta trong cuộc sống có khi chật hẹp, hạn chế của mình, có thể bước qua ngưỡng cửa của hàng trăm cuộc đời khác, cùng vui buồn, ước mơ, lo toan với những con người khác nhau ... Ta như vừa quên mình, vừa nhƣ tự tìm ra mình trong sự đồng cảm bao dung ấy." (Lê Đình Kỵ, 45 : 79).
(*) Đó là cách trình bày chức năng để có thêm số lƣợng đa chức năng, nhƣng vẫn hạn chế trong "bộ ba cổ điển", ở cuốn sách Lý luận văn học mới nhất (của NXB Giáo dục) là cho kèm từng đôi: nhận thức và dự báo, thẩm mỹ và giải trí,giáo dục và giao tiếp (42 : 51). Đây thực chất là sáu chức năng, vì chức năng đƣợc kèm nhƣ
"giải trí", "giao tiếp", vẫn có thể đứng một mình hoặc hoán vị mà không ảnh hưởng gì.
62
Ngoài cách nêu chức năng tổng quát này, còn có cách nêu khác đƣợc nhắc lại nhƣ một đúc kết, trong một tài liệu lý luận văn học gần đây:
"Chức năng thẩm mỹ là chức năng bao trùm, cơ bản nhất của văn chương nghệ thuật… Thực hiện trước hết và chủ yếu chức năng thẩm mỹ, văn chương làm cho các phương diện nhận thức, giáo dục, giao tiếp, giải trí, sáng tạo... cũng mang tính chất thẩm mỹ, chú trọng đến cái đẹp trong cuộc sống, giúp con người cảm thụ, nhận xét, phê phán những hiện tƣợng của cuộc sống theo yêu cầu của cái đẹp" (Nguyễn Văn Hạnh, 44 : 26)
• Một thành tựu quan trọng trong việc tìm kiếm chức năng, là sự phát hiện đầy đủ và sâu sắc những vấn đề thuộc tâm lý con người, trước hết là của chủ thể sáng tạo, thứ đến là đối tƣợng đƣợc miêu tả, và cuối cùng là nơi chủ thể tiếp nhận nghệ thuật: chức năng giáo dục, rèn luyện kinh nghiệm cảm xúc, chức năng đền bù kinh nghiệm sống, chức năng tự bộc lộ, tự nhận thức, tự giáo dục... Cần xem xét nghệ thuật nhƣ một giá trị tổng hợp về sự sống của con người và xem xét nghệ thuật như một hiện tượng tâm lý phức tạp và năng động nhất trong tất cả các hoạt động nhận thức và của cả nền văn hóa.
• Qua nhiều năm, tính "nghiêm túc" của hình thái ý thức của chức năng giáo dục tƣ tưởng đã không cho phép đưa chức năng giải trí vào như một chức năng khách quan của nghệ thuật, nay giải trí đã thành chức năng chính thức (Liên Xô, từ 1973, Việt Nam từ 1986) Đây không phải đơn thuần là tác dụng giải trí, còn là vấn đề nguồn gốc ra đời của nghệ thuật, gắn với hình thức trò chơi như một hoạt động tự do của con người.
Nhƣng qua việc xây dựng kiến giải hệ thống chức năng nhƣ vừa kể trên, có những dấu hiệu cần quan tâm về lý luận nhƣ :
• Xu hướng phát hiện cái mới về chức năng không phải lúc nào cũng được
63
hưởng ứng. Một vài tài liệu vẫn viết về chức năng như quan niệm của những năm 50 (như hai trường hợp cuối trong bảng danh mục thứ nhất. PL 3 ).
• Tất cả những điều tóm tắt trên, cùng những bảng kê chức năng ở phụ lục 3 đều xuất phát từ những giáo trình, những sách mỹ học và lý luận văn học, trong đó nghệ thuật và văn học không chia thành 2 hệ thống thuần nhất và ứng dụng và hệ thống chức năng đƣợc nêu là chỉ chung cả mọi loại hình loại thể văn học nghệ thuật đƣợc kê trong sách đó: từ âm nhạc của Môda, hội họa của Picátxô đến đồ sứ Giang Tây và ô tô kiểu mới của hãng Toyota (mỹ thuật công nghiệp); từ những bài thơ trữ tình đến những bài ký và chính luận nghệ thuật. Với văn học thì "hình nhƣ" không có vấn đề gì, vì mọi thể loại đều đi vào cửa ngõ tinh thần - tình cảm, ít hoặc nhiều; nhƣng với nghệ thuật, thì những chức năng nhận thức, kinh nghiệm tình cảm - cảm xúc, dự báo... dùng cho cả đồ sứ, đồ nhựa, những cái gạt tàn thuốc và những màn xiếc thú, thì e rằng những khái niệm chỉ chức năng nói trên đã đƣợc dùng quá rộng. Do đó, chúng tôi đã mạn phép thu những bảng kê chức năng vào một phạm vi hẹp, chỉ để nói về văn học nghệ thuật đơn tính - thuần nhất. Một lúc nào đó, phải có những bảng chức năng riêng cho mỗi hệ thống nghệ thuật.
• Các tài liệu nói về chức năng dễ thiên về những nghệ thuật có vai trò nhận thức hiện thực, thiên về những nghệ thuật có tính miêu tả, tạo hình, thậm chí là những nghệ thuật ngôn ngữ. Vậy cần có một phát hiện hệ thống chức năng mang tính bao quát đôi với tất cả các loại hình nghệ thuật đơn tính, từ văn học ở thể tiểu thuyết đến âm nhạc ở thể không lời, từ hội họa ở thể trừu tƣợng đến sân khấu kịch, điện ảnh..., với toàn bộ thế giới nghệ thuật.
• Cuối cùng trong khi trình bày chức năng không nên tạo cảm giác đây là chức năng của nghệ thuật hiện đại, với những quan niệm hiện đại về nghệ thuật. Trong khi đó nghệ thuật đơn tính là một hệ thống khép kín đã hàng nghìn năm. Có thể nói, trừ những chức năng cụ thể của từng loại hình, từng trường phái
64
nghệ thuật, còn về sự khác nhau giữa chức năng của nghệ thuật đơn tính và nghệ thuật lƣỡng tính thì vẫn không thay đổi qua hàng ngàn năm nay: không có gì thay đổi về chức năng, giữa tác phẩm của Hômer ngày ấy và của Mác két hôm nay, Hômer vẫn là nhà thơ, Empêđôclơ vẫn là nhà triết học.
Quy tụ lại, cách diễn đạt nào về chức năng nghệ thuật cũng có tính hợp lý nhất định, và con đường nào cũng đưa nghệ thuật về với chức năng nhận thức và giáo dục. Nhưng từ chức năng nhận thức và giáo dục của những năm 50 đến hai chức năng đó vào cuối thế kỷ này, là cả một chặng đường không ngừng được bổ sung và điều chỉnh, cải tiến, đã khác về cơ bản, về chất lƣợng.