Tìm một thước đo

Một phần của tài liệu phân loại văn học theo chức năng (Trang 105 - 122)

CHƯƠNG III: CHỨC NĂNG THẨM MỸ - NGHỆ THUẬT

I. Đối tƣợng ƣu tiên khi tìm đến đặc trƣng nghệ thuật

1. Tìm một thước đo

Một nhà triết học đã nói: dùng giải phẫu con người để hiểu giải phẫu con khỉ. Nghĩa là, lấy tình độ phát triển của cơ thể con người làm thước đo trình độ phát triển của những hình thức thấp hơn, và cũng chỉ về mặt giải phẫu cơ thể mà thôi. Nói cách giản đơn, lấy một cấu trúc lý tưởng để làm thước đo trình độ của những cấu trúc khác cùng chủng loại.

Vậy ta thử tìm một cơ chế đặc trưng nghệ thuật để làm thước đo phân biệt những hình thức khác nhau trong quá trình thẩm mỹ hóa và nghệ thuật hóa.

Phần trình bày ở chương này về đặc trưng của nghệ thuật đơn tính không phải hình thức viết lại đầy đủ nhƣ giáo trình, mà chỉ nhằm mục tiêu đối chiếu, so sánh, theo góc độ hình thái học: hệ thống hóa những yếu tố đặc trƣng của loại nghệ thuật thuần túy, đơn tính, nhằm làm một thứ thước đo, để tìm ra sự khác biệt giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật, tiền nghệ thuật. Nếu có những tri thức thông thường nào đó, như "nghệ thuật là tình cảm", "là hình tượng" v.v, cũng cố gắng tìm thêm một cách trình bày khác đôi chút, so với các tài liệu trước đây.

Một phạm trù nào đó, nhƣ "tính hình tƣợng" chẳng hạn, hay một câu định nghĩa thật súc tích, cũng chỉ nói lên được một phương diện của đặc trưng nghệ thuật mà thôi. Đặc trưng của nghệ thuật là cả một cơ chế, cũng có thể nói là một

105

hệ thống, những khái niệm, phạm trù, những quy luật.

Trước nay các công ưình dẫn luận về mỹ học thường dành cho đặc trưng nghệ thuật vị trí trọng yếu. Có hai loại công trình dẫn luận mỹ học: một loại chỉ tập trung nói về nghệ thuật, chủ yếu là đặc trƣng của nghệ thuật, tiêu biểu nhất là giáo trình của Hêgel, một loại khác có hai phần rõ rệt: phần đầu nói về các phạm trù mỹ học cơ bản (cái đẹp, cái bi...) phần thứ hai là phần đặc trƣng nghệ thuật. Hêgel cũng có đề dẫn về phạm trù cái đẹp, nhƣng chỉ là mở đầu để chuẩn bị nói về "cái đẹp trong nghệ thuật".

Có những cách trình bày khác nhau về đặc trƣng nghệ thuật : hoặc trình bày nhấn mạnh một phạm trù cơ bản, nhƣ tính hình tƣợng (51 : Timôphêev); hoặc trình bày một hệ thống vấn đề (48 : Pospêlov, và một số giáo trình mỹ học); hoặc tách thành hai nội dung : đặc trƣng xã hội, đặc trƣng thẩm mỹ, với hai mục riêng: Đặc trưng nghệ thuật, Bản chất xã hội của nghệ thuật (26, 27: Giáo trình mỹ học LX 1973, 1983).

Nội dung chương này được triển khai trên 4 bình diện: sinh thành, cấu trúc, chức năng, sự vận động

2. Đặc trưng - nghiêng về chủ thể - Chủ thể là ai ?

Hình như trước những hiện tượng quá thông thường, quá hiển nhiên người ta không quan tâm, không đặt nó vào đối tƣợng nghiên cứu. Cũng vì vậy mà trong đời sống văn học nghệ thuật, đời sống thẩm mỹ, khi đặt câu hỏi về một sự kiện thông thường, hiển nhiên, liền thấy những ngỡ ngàng, lúng túng, hoặc trả lời chiếu lệ.

Thí dụ một vài câu hỏi loại đó :

Vì sao một bức tranh của họa sĩ Hà Lan Vangốc đã bán tới 50 triệu, 80 triệu đô la (như bức Vườn hoa diên vĩ), trong khi phiên bản giống y hệt những bức tranh đó, mắt thường không thể phân biệt đƣợc là tranh gốc hay phiên bản. lại chỉ có một vài trăm đô la?

106

Vì sao cùng một cốt truyện, cùng một câu chuyện trùng nhau đến từng chi tiết, nhƣng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân chỉ là một tác phẩm tầm thường, còn Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du lại là một kiệt tác?

Cả hai sự kiện trên, đều giống nhau về so sánh giữa kiệt tác và cái giống nhƣ kiệt tác.

Có nhiều hiện tượng tương tự, trong lịch sử sáng tạo nghệ thuật. Cùng sử dụng một cốt truyện, một nhân vật trong truyền thuyết hoặc nhân vật lịch sử, nhƣng tác phẩm (văn học,điêu khắc, hội họa...) này trở thành kiệt tác còn các tác phẩm khác thì không. Một cách trả lời đơn giản và rất đúng, nguyên nhân thuộc về chủ thể sáng tạo. Sự hơn kém đƣợc đối chiếu phân tích ngay từ trong tác phẩm, tác phẩm nói cái gì, nhƣ vậy cũng đúng. Nhƣng sự phân tích tìm những lý do nơi quá trình sáng tạo từ chủ thể đến tác phẩm, ai đã nói và nói nhƣ thế nào, thì ít làm trước đây. Và quá trình tạo ra những kiệt tác, những chính phẩm nghệ thuật như vậy mới đƣợc một số ít những nhà nghiên cứu lao động sáng tác và tâm lý sáng tác thực hiện một cách hạn chế. Chủ thể sáng tạo vẫn luôn là đối cương ở phía trước, và nhiều phương diện của quá tình từ chủ thể đến tác phẩm vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đúng mức.

Để bổ khuyết tình trạng trên, chƣa bao giờ mỹ học và các khoa học phụ cận (tâm lý học nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật) lại quan tâm đến việc nghiên cứu chủ thể nghệ thuật nhƣ vài ba thập niên cuối thế kỷ này, quá trình này cũng đƣợc đƣa vào hoạt động nghiên cứu - giảng dạy, thay vì trước đây chỉ chăm chắm vào tác phẩm và những gì được kể trong tác phẩm.

Do chỗ phương thức nhận thức nghệ thuật vốn có ở các quá trình tâm thần, nên không những phải nói tới các đặc điểm của việc ghi nhận về đối tƣợng trong dạng tác phẩm, mà còn phải nói tới cả bản thân "cơ chế tâm thần" của sáng tạo và cảm thụ, vì nằm ngoài cơ chế đó mã nghệ thuật sẽ là vô hiệu. (22 : Dẫn luận)

107

Nếu xem văn học nghệ thuật là hoạt động nhận thức, vấn đề nghiên cứu chủ thể là quan trọng; chƣa nói văn học đồng thời là một hoạt động giá trị (axiologie). Nhận thức hay giá trị đều là quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh viết:

"Trong lý luận văn chương nghệ thuật cũng có thời gian hầu như không nói đến hoặc rất ngần ngại khi phải nói đến cá tính sáng tạo và chức năng tự biểu hiện trong văn chương nghệ thuật”.

và dẫn lời Tônxtôi:

“Tính toàn vẹn của tác phẩm nghệ thuật không phải do sự thống nhất của ý định sáng tạo, cũng không phải do việc xây dựng các nhân vật v.v... mà do tính sáng sủa và xác định trong thái độ của chính tác giả đôi với cuộc sống, thái độ đó, xuyên thâm toàn bộ tác phẩm.”

(44 : 19,23)

Một tác giả khác cũng viết về vấn đề này trên báo Văn nghệ:

"Cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu lấy chủ thể làm đối tƣợng suy tƣ. Hãy để phạm vi hiện tượng khách thể cho khoa học. Văn học cần bước thêm một bước nữa thực hiện chủ thể ương bản thân con người”.(*)

Ai là chủ thể sáng tạo nghệ thuật?

Câu đầu tiên của tác phẩm Nghệ thuật thơ ca của Boalô là :

“Nếu không cảm thấy được ảnh hưởng thầm kín của trời, nếu lúc sơ sinh không có sao đào hoa chiếu mệnh, thì một nhà thơ không thể có ý nghĩ táo bạo rằng trong nghệ thuật thơ ca, mình lại có thể đạt tới đỉnh cao của Thái Sơn đƣợc”.

Năm 17 tuổi, Chế Lan Viên ra tập thơ đầu tiên, Hoài Thanh đã viết : "Quyển "Điêu tàn" đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị" (Thi Nhân Việt Nam). Không rõ người thiếu niên 17 tuổi có được ảnh

(*) Chủ thể phân ly trong văn học: Nguyễn Thanh Hùng. Văn Nghệ (Hà Nội) số 32/1995.

108

hưởng thầm kín của trời, có được sao đào hoa chiếu mệnh như thế nào đã táo bạo viết nên những câu thơ kinh ngạc cho một thế hệ độc giả nhƣ vậy. Chế Lan Viên, và Xuân Diệu, Huy Cận bấy giờ đƣợc xem nhƣ những tài năng hiếm có đã tạo nên "Một thời đại trong thi ca"

(Hoài Thanh ). Thế kỷ XX sắp khép lại công đầu tạo nên nền thơ đẹp nhất của thế kỷ là thuộc về họ. Có những thiên tài thì mới có thơ ca thực sự, nhƣng điều đó đã từng đƣợc nhắc tới nhƣ thế nào trong lý luận.

Người ta đã định nghĩa rất nhiều nghệ thuật là gì, nhưng ít người quan tâm đến một định nghĩađơn giản nhất: "Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ", hoặc : "Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm được sáng tạo bởi những tài năng (những thiên tài) nghệ thuật".

Chức danh nghệ sĩ, tài năng, thiên tài đích thực về nghệ thuật vốn đƣợc nhắc tới nhiều trong lịch sử nghiên cứu nghệ thuật, nhƣng cũng nhiều lần bị lãng quên. Trong các tài liệu mỹ học, kể cả những cuốn sách giáo khoa quan trọng nhất, chỉ bàn đến vấn đề này một cách chiếu lệ. Trong khi đó, nếu không có những nghệ sĩ, những thiên tài nghệ thuật, thì cũng sẽ không lấy đâu ra những nền văn hóa nghệ thuật cho các nhà mỹ học dày công nghiên cứu.

Trong giáo trình mỹ học của các trường đại học Liên Xô cũ (xuất bản 1973 và 1983) có một tiểu mục "Tài năng nghệ thuật" nằm trong mục "Quá trình sáng tạo". Với hơn một trang sách, vấn đề tài năng, đƣợc nhấn mạnh là "có ý nghĩa lớn" nhƣng chỉ là tiền đề cho những phân tích theo khuynh hướng quyết định luận về mặt xã hội. (26 : 233 : 27: 190). Tại Việt Nam, một đôi lần đƣợc các nhà lãnh đạo nhắc tới, còn trong các công trình lý luận hầu nhƣ rất hiếm có trường hợp bàn đến vấn đề này.(*)

(*) "Muốn có tác phẩm đẹp phải có khiếu có tài năng, có thiên tài" (Trường Chinh: Bàn về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa - nghệ thuật, HN, 1996. trang 232).

"Làm văn nghệ phải cá khiếu, có tài... Làm các nghề khác không có tài năng cũng có thể làm được, nhưng làm văn học mà không có tài, có khiếu thì khó khăn lắm.... nếu không có tài năng gì đặc biệt anh nên đi làm việc khác chứ làm văn nghệ khổ lắm" (Phạm Văn Đồng: "Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ. NXB Văn học Hà Nội, 1969, trang 108).

109

Việc phê phán tư tưởng thần bí duy tâm về thiên tài, việc xác định vai trò của lao động rèn luyện, của giáo dục xã hội và gia đình để góp phần nuôi dƣỡng thiên tài, là những việc làm cần thiết. Nhƣng trong khi đó làm giảm tính quan trọng có ý nghĩa tiền đề của nhân tố bẩm sinh, là phủ định trên thực tế ý nghĩa của thiên tài. Vì nếu không có nhân tố đó thì không thể có Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương trước đây, và không có Xuân Diệu, Chế Lan Viên sau này.

Trước hết cần nói rằng khi trình bày những luận điểm về bản chất đặc trưng của nghệ thuật, các công trình mỹ học và lý luận văn học không phân tích đúng mức tầm quan trọng của chủ thể nghệ thuật, trong đó vấn đề chủ thể là nghệ sĩ, là thiên tài càng không nói hoặc nói rất ít, chiếu lệ. Trong khi đó, lý thuyết về thiên tài, về cảm hứng của thiên tài nghệ thuật, là một bí ẩn luôn trở thành mảnh đất tranh luận của đủ loại quan điểm và khuynh hướng.

Khi nêu nguyên nhân làm nảy sinh ra nghệ thuật thơ ca, Aritxtôt cho rằng nguyên nhân đầu tiên là sự bắt chước. "Sự bắt chước vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con người khác giống vật chính ở chỗ họ có tài bắt chước" (Nghệ thuật thơ ca - Chương 4) Năng lực gọi là "bắt chước" này chính là năng lực sáng tạo nghệ thuật, đã có sẵn từ thời thơ ấu đồng thời là đặc tính để phân biệt người và vật, có nghĩa là hiện tượng di truyền và bẩm sinh.

Trong phần đầu giáo trình mỹ học, Hêgel đã phân tích vai trò của tài năng và thiên tài:

"Xuất phát từ đó, người ta bắt đầu thừa nhận tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tài năng và thiên tài và khẳng định những mặt tài năng và thiên tài có đƣợc nhờ tự nhiên. Một phần điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi vì tài năng là một loại đặc biệt và thiên tài là một khả năng toàn diện, là những cái con người không thể chỉ dùng họat động có ý thức mà đạt được."

(14 : TIA, 39) (Hêgel nhấn mạnh).

110

Sau đó Hêgel đã phân tích một cách hợp lý tác dụng của tài năng và thiên tài có khác nhau giữa các nghệ thuật: với âm nhạc nó có tác dụng to lớn ngay từ thơ ấu, nhƣng với văn học nó cần được tiếp tục bồi đắp rèn luyện nhiều trong trường đời thì mới đạt được thành công. Ông lấy dẫn chứng ngay trong trường hợp Gớt, Sinle, và cả Hômer.

Nhà mỹ học Trung Hoa Chu Quang Tiềm cũng nêu ba yếu tố hình thành tài năng nghệ thuật: năng khiếu, hoàn cảnh và sự tự học hỏi rèn luyện.

Hiện tƣợng thiên tài cũng nhƣ cái đẹp và nghệ thuật, luôn luôn ẩn chứa những bí mật và định nghĩa nào cũng chỉ đạt tới một phần ý nghĩa. Những phát minh khoa học cũng do những bậc thiên tài, nhưng nếu không có Acsimet hay Niutơn, thì sau đó cũng sẽ có người tìm ra những định luật y hệt nhƣ vậy. Còn tác phẩm của Hômer, của Huygô hay của Hàn Mặc Tử thì chỉ có 1 lần duy nhất. Khoa học tiến bộ, phát triển tuần tự theo thời gian, nhƣng nghệ thuật, thiên tài không nhất thiết thời đại sau thì hơn thời đại trước.

Một điều đơn giản, có văn chương đích thực vì đã có những nhà văn, nghệ sĩ đích thực. Nhà văn, nghệ sĩ đích thực là những người có tài, mà "Những người không có tài thì nên đi làm nghề khác hơn là làm văn nghệ" (Phạm Văn Đồng, sđd). Vậy "tài " là gì đây, sao không đi sâu giải thích (về lịch sử quan niệm của "tài", tài năng, thiên tài; về cấu trúc đích thực của nó, nếu không còn là hiện tƣợng thần bí).

Ở đây không có ý định lý giải những vấn đề lý thuyết về thiên tài, chỉ cốt nêu vấn đề về chủ thể nghệ thuật, để từ đó phân biệt với hai loại chủ thể thẩm mỹ - phi nghệ thuật và thẩm mỹ-tiền nghệ thuật.

Khái niệm thiên tài ở đây sử dụng với ý nghĩa rộng, chỉ loại người có năng khiếu bẩm sinh, có những thiên tư đặc biệt khác những tài năng khác, không sử dụng như những trường hợp chỉ nói về những nghệ sĩ vĩ đại, đó là dùng theo nghĩa hẹp.

111

"...muốn đạt đến cái trình độ ả đấy nghệ thuật thật sự bắt đầu thì cần phải có một tài năng nghệ thuật bẩm sinh to lớn". (Hegel, 14 : IA 60)

Nhƣng: "Kể ra khả năng bẩm sinh vẫn chƣa nói hết bản chất của tài năng và thiên tài, bởi vì sáng tác nghệ thuật còn là một hoạt động tinh thần tự giác nữa". (14:1A.59)

Riêng với thiên tài trong ngành văn, Hêgel nhấn mạnh nhiều đến sự tự tu dƣỡng về văn hóa, đòi hỏi đó hơn cả với những ngành mà vai trò của năng khiếu rất nổi bật, nhƣ âm nhạc(*)

"Tài năng âm nhạc phần lớn xuất hiện vào lúc tuổi thơ khi đầu óc còn trống rỗng và tâm hồn chƣa từng trải bao nhiêu, thậm chí đôi khi tài năng âm nhạc có thể đạt đến một trình độ cao đáng kể trước khi nghệ sĩ có bất kỳ kinh nghiệm nào về tinh thần và về cuộc đời... Đối với thơ vấn đề khác hẳn. Ở thơ sự biểu hiện đầy nội dung, phong phú về tư tưởng của con người, những hứng thú sâu sắc nhất và những động lực của con người có một tầm quan trọng to lớn về tư tưởng. Chính vì vậy mà bản thân trí tuệ và tình cảm của thiên tài cần phải được những cảm nghĩ tinh thần, kinh nghiệm và sự suy nghĩ làm cho phong phú và sâu sắc thêm"

(14: T1A, 41).

Hêgel dẫn chứng trường hợp Gơt và Sinle,về những sáng tác lúc còn trẻ và khi cao tuổi của họ : "Những tác phẩm đầu tiên của Gơt và Sinle là không thành thục một cách rõ rệt và có thể nói thô lỗ và dã man. Chỉ khỉ đạt tới tuổi trưởng thành, hai thiên tài này, có thể nói, mới có cấp cho dân tộc ta lần đầu tiên những tác phẩm thực sự nên thơ... Hômer cũng đến lúc già mới có cảm hứng và sáng tác những bản trường ca muôn đời bất tử" (14: T1A, 41,42).

"Sự thật là sự đặc sắc... hoàn toàn không phải là công việc của bản năng hay trực giác, như một số người thường nói. Nói chung, để có nó thì nên tìm nó bằng lao động thực sự"

(Etga Pô, 55 : 382).

(*) Thiên tài có nhiều tiếng tăm nhất như V. Môda, 3 tuổi đã có nhạc cảm như người lớn (biết bấm hợp âm trên đàn), 6 tuổi sáng tác khí nhạc, 14 tuổi là viện sĩ thông tấn.... nhƣng cũng vẫn là con đẻ của thời đại những thiên tài, thời đại ánh sáng.

Những người cùng thời với Môda (1756 - 1791) là : F. Sinle. Vônter. Điđơrô, J. Rútxô. G. Hanđel. J.

Hayđơn M. Têrêxa, c. Gluýt, G. Letxin. p. Bômacse. I. Căng, V. Gơt. L. Bettôven...

Một phần của tài liệu phân loại văn học theo chức năng (Trang 105 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)