CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG THẨM MỸ - PHI NGHỆ THUẬT
I. Nghệ thuật và phi nghệ thuật – tính thống nhất và sự phân biệt chức năng
1. Trường thẩm mỹ - phi nghệ thuật, cái nôi nuôi dưỡng những hình thức nghệ thuật đầu tiên
Nhớ buổi rừng sâu còn tuổi vượn Chửa có thơ, chưa được nên người
(Chế Lan Viên)
Cái thời buổi hoang sơ ấy, đang còn tuổi vƣợn, chƣa có ngôn ngữ, làm sao có thơ.
Phải trải qua hàng triệu năm, vượn - người, mới trở thành người - vượn để bắt đầu được tính tuổi người:
"... các tổ tiên người - vượn của chúng ta là những động vật có tính hợp quần. Những con người đang hình thành ấy đã phát triển đến mức là họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đây ... Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ;
đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần chuyển biến thành bộ óc con người" (Ăng ghen nhấn mạnh)(*).
Khi con người bắt đầu "thời đại dã man", cũng chính là bắt đầu làm nên lịch sử của mình, và cũng bắt đầu đời sống xã hội, và "Đời sống xã hội về bản chất là có tính chất thực tiễn" (Mác : Điều 8, Luận cương về Phơbach). Con người trưởng thành trong thực tiễn, con người tập luyện mọi thứ trong thực tiễn đó, trước hết là lao động và ngôn ngữ. Từ chỗ nói được, nói đúng đến nói hay, là cả một thời đại lịch sử, là bước tiến lên của con người mà mỗi bước đi phải tính bằng thiên niên kỷ. Sự hình thành ý thức đi liền ngôn ngữ ở thời tiền sử và thời cổ đại là sản phẩm của hoạt động thực tiễn, và chỉ là hoạt động thực tiễn.
"Phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu bản chất và đặc trưng của hoạt động thẩm mỹ là phân tích sự hình thành của những hình thức đầu tiên của hoạt động thẩm mỹ và của ý thức thẩm mỹ" (27, 57).
(*)Ăng ghen : Biện chứng của tự nhiên (2 : 259,261)
82
Trước khi có chủ nghĩa Mác, trước khi Mác phát biểu về "quy luật của cái đẹp" và Gorki phát biểu về "con người bẩm sinh là nghệ sĩ", thì những quan niệm tương tự đã từng xuất hiện. Một số nhà triết học và mỹ học đã có nhận định về tính phổ biến của cái đẹp trong mọi mặt của đời sống con người như V.Kruc (TK XVIII) cho rằng ý thức về cái đẹp ở con người "thể hiện ở khắp nơi", I.Hécđe thì cho rằng "con người, bản chất của nó là một nghệ sĩ", ông còn nói : bản thân con người cũng là "một sự sáng tạo của nghệ thuật", vì "chỉ có nghệ thuật mới làm cho con người như là nó hiện nay". Còn V.Táppenpet (cuối TK XIX) cho rằng "tính trật tự mỹ học" đã thể hiện khắp nơi trong đời sống con người (17).
Đến quan niệm của Mác thì cái đẹp đã thành một nguyên tắc, một quy luật tất yếu trong hoạt động lao động của con người, là một trong những yếu tố để phân biệt lao động của người và các động vật khác. Sự khác nhau là con người lao động có ý thức, có tính mục đích, đã xác định trước (lấy ví dụ so sánh công việc làm tổ của con ong và công việc của nhà kiến trúc) (1b : 19). Mặt khác còn phân biệt : "... Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng; do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp." (lb : 18).
Và Gorki đã nói "Con người bẩm sinh là nghệ sĩ, dù ở đâu, bằng cách này hay cách khác, đều muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống của mình" (61: T1, 289).
Khi miêu tả theo lối phân cực cũng có ý nghĩa là miêu tả các quá trình đi từ cực này đến cực kia, mà những bước rõ rệt nhất là từ phi nghệ thuật đến tiền nghệ thuật, đến nghệ thuật thực thụ. Nói cụ thể hơn, từ lời nói thông thường đến lời nói được chải chuốt, đến lời nói có vần nhƣ tục ngữ, đến câu thơ ứng dụng, và cuối cùng là câu thơ trữ tình. Thực tiễn là một phạm trù do Mác khẳng định, nơi ta đánh dấu cho cực phi nghệ thuật, nhƣng đấy cũng là nơi đang vận hành cái quy luật, cũng do Mác phát hiện, là quy luật của cái đẹp.
83
Hàng ngày, con người không phải lúc nào cũng tiếp xúc với nghệ thuật. Trước khi đến với nghệ thuật, con người vẫn sống trong một không gian của trường thẩm mỹ một hệ sinh thái thẩm mỹ (Như người ta vẫn gọi: khí quyển, kỹ quyển, hệ sinh thái của tự nhiên). Trước hết, những yếu tố, những chất liệu và phương tiện cảm tính cụ thể, hàng ngày tác động đến giác quan của con người, còn gọi là những yếu tố cảm quan (màu sắc, ánh sáng, đường nét, hình khối, âm thanh, dáng hình, nhịp điệu...) có sẵn trong thiên nhiên hoặc do con người sáng chế, sáng tạo. Thiên nhiên tự khoác lên vẻ đẹp cho mình với bao âm thanh, hình sắc, chuyển hóa từng phút từng giờ, nơi núi rừng, sông biển, thiên hà, đến muông thú, côn trùng, thảo mộc... Nhưng con người, vừa bắt chước, mô phỏng thiên nhiên, vừa tự tạo cho mình một
"thiên nhiên thứ hai" (từ dùng của I.Căng) cả trước khi nghệ thuật thuần túy ra đời: ngôn ngữ đẹp trong đời sống giao tế và hoạt động nhận thức đã thành một lớp, một tầng của thiên nhiên thứ hai này. Lớp ngôn ngữ đẹp "phi nghệ thuật" này đã tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật của Putskin, Nguyễn Du, và ngƣợc lại, ngôn ngữ thơ ca trở lại làm giàu thêm vốn ngôn ngữ đời thường của dân tộc :
Khi nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn (Chế Lan Viên).
Sự ra đời của cái đẹp, của ngôn ngữ đẹp, là một bước chuyển quan trọng của đời sống nhân loại, báo hiệu cho văn hóa và văn minh, đƣợc miêu tả một cách nồng nhiệt trong Nghệ thuật thơ ca của Boalô :
"Trước khi lý trí giáo dục cho con người và đem pháp luật đến cho họ thì toàn nhân loại sống theo tự nhiên một cách tục tằn, phân tán trong rừng núi hoặc lang thang trên cánh đồng cỏ. Bạo lực thay thế cho công lý. Người ta giết người vô tội vạ. Nhưng rồi tiếng nói nhịp nhàng và khôn khéo dần dần làm dịu những phong tục hung bạo, tập hợp những con người, lập nên những đô thị có thành lũy bao che, lấy hình phạt răn tội lỗi, lấy luật pháp che chở cho sự ngây thơ yếu đuối" (57). (LV nhấn mạnh).
84