Sự phân cực về chức năng: chức năng phỉ nghệ thuật và chức năng nghệ thuật

Một phần của tài liệu phân loại văn học theo chức năng (Trang 69 - 80)

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI VĂN HỌC

III. Ba bậc thang thẩm mỹ hóa và sự phân cực về chức năng

2. Sự phân cực về chức năng: chức năng phỉ nghệ thuật và chức năng nghệ thuật

Rồi một lần ta nghe câu hát:

mây cho núi lên trời

Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng

6 yếu tố của thiên nhiên - phi nghệ thuật đã tụ lại, chỉ trong một câu ca dao, vẽ nên một bức tranh nghệ thuật thật huyền ảo, sinh động.

... Những năm 30, ở vùng nông thôn Bắc Bộ, theo phòng Canh nông Bắc Kỳ, theo thiên phóng sự "Việt Nam" của L.Roubeaud, nhiều nông dân nghèo khổ cùng cực, có người đem bán kiệt gia sản, đồ thờ cúng tổ tiên. và bán cả con để lấy tiền nộp sưu thuế (giá một trẻ em trên chợ, vào năm 1930, là một đồng rƣỡi).

Hiện tượng trên đây ghi trong tài liệu lịch sử - phi nghệ thuật(*), sau đó người ta đã đọc với nhiều xúc động trong tác phẩm văn nghệ thuật - tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố.

(*) Lịch sử Việt Nam. Tập 2. Nxb KHXH. tr. 255

70

Đó là cái phi nghệ thuật trong tự nhiên và trong hoạt động nhận thức.

Chức năng phi nghệ thuật và chức năng nghệ thuật là hai loại chức năng cùng đáp ứng nhu cầu nhận thức nhƣng thuộc về hai hình thái hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, những hiện tượng gọi là phi nghệ thuật vẫn không nằm ngoài đời sống thẩm mỹ của con người.

Khi đề cập đến sự phân cực, ta gặp hai phạm trù thẩm mỹ và nghệ thuật. Đây là hai cấp độ ý nghĩa: thẩm mỹ có ý nghĩa rộng hơn nghệ thuật. Mọi hoạt động của con người đều theo qui luật của cái đẹp (Mác), vì con người luôn vận dụng những yếu tố cảm quan như âm thanh, màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, tỷ lệ, sự cân xứng... trong mọi mặt đời sống của mình.

Cái thẩm mỹ có mặt ngay từ khi có con người (xem xét theo lịch đại), có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày (xem xét theo đồng đại). Còn nghệ thuật, là một hình thức hoạt động thẩm mỹ đặc thù, chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định. Do vậy, các nhà mỹ học hiện đại đã dùng khái niệm trường thẩm mỹ để nói về một dạng môi trường sống của con người. Khi ta nói về hoạt động phi nghệ thuật, phi văn học, thì đó vẫn là những hoạt động nằm trong trường thẩm mỹ, trong hệ sinh thái thẩm mỹ(*). Phi nghệ thuật nhƣng không phi thẩm mỹ, hoạt động phi nghệ thuật vẫn đi theo quy luật của cái đẹp(**). Một đám mây, một ánh trăng trong thiên nhiên vẫn làm ta rung cảm, một sự kiện, một con số trên trang lịch sử cũng làm xúc động lòng người, tuy đó là hiện tượng phi nghệ thuật, như hai thí dụ đã nêu ở đầu trang này .

Trước nay các tài liệu lý luận chỉ nhấn mạnh vị trí của văn học nghệ thuật

(*) Trường thẩm mỹ: "Trường" là khái niệm mượn từ vật lý học (magnetic field/champ magnétique). Từ thập kỷ 70, giới mỹ học sử dụng từ này để nói về quy luật thẩm mỹ hoá phổ biến trong mọi mặt hoạt động của con người (xem công trình của A.Iliatđi (16), và các công trình khác).

Hệ sinh thái thẩm mỹ là từ do tác giả luận văn này mạo muội sử dụng đầu tiên trong cuốn sách "Đi tìm cái đẹp" (33).

(**) Cái thẩm mỹ là phạm trù mỹ học khái quát nhất trong số các phạm trù mỹ học vì nó phản ảnh thuộc tính chung của các loại phạm trù thẩm mỹ khác nhau, trong đó cái đẹp đƣợc xem là một phạm trù trung tâm, có nghĩa hẹp hơn cái thẩm mỹ; nghệ thuật là phạm trù còn có ý nghĩa hẹp hơn nữa. Đó là quan niệm chặt chẽ về hệ thống phạm trù mỹ học, nhưng trong thực tế thường có sự sử dụng linh hoạt có khi không phân biệt ba phạm trù đó. Vậy còn tùy văn cảnh cụ thể đề xác định ý nghĩa.

71

là một hình thái ý thức xã hội, nhƣng văn học nghệ thuật còn là một loại hoạt động thực tiễn.

Trong cơ cấu của thẩm mỹ và nghệ thuật cần lưu ý cả hai phương diện ý thức hoạt động.

Do đó trong chức năng nghệ thuật, cũng có hai phương diện : ý thức (nghệ thuật, triết học, chính trị, đạo đức, khoa học, tôn giáo) và hoạt động (lao động, đấu tranh, thông tin, tuyên truyền, giải trí, giáo dục và nghệ thuật). Cả hai bình diện đó đều là thực tiễn, theo ý nghĩa rộng nhất của phạm trù này.

Nghệ thuật, khoa học, triết học, tôn giáo... khởi thủy chỉ là những thành tố ƣong cái bào thai nguyên hợp của hoạt động thực tiễn. Đó là cực thứ nhất - cực A. Sau hàng vạn năm, các thành tố kia hình thành, đủ khả năng tách ra khỏi cái bào thai đó, đề rồi đủ lông cách bay lƣợn một mình. Đó là cực thứ hai - cực B. Từ cực thực tiễn nguyên hợp đến cực nghệ thuật thuần túy, là cả một quá trình, với bao chặng đường, tựa như quá trình hình thành của con chim từ cái phôi đầu tiên đến khi thành hình hài và mọc lông cánh để bay đi, những chặng trưởng thành đó, nghệ thuật tự đánh dấu bằng những hình thức khác nhau, những hình thức loại thể đầu tiền. Sự tách riêng, phân công đƣa đến phân cực đó không chỉ nghệ thuật, mà các hình thái khác cũng vậy, có thể hình dung nhƣ sự phân cực giữa lý luận và thực tiễn, một quy luật đã đƣợc nhận xét về mặt triết học :

"Với sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, lý luận và thực tiễn bị tách ra theo hai cực xã hội khác nhau. Trong khi vẫn tiếp tục lệ thuộc vào nhau và tác động qua lại với nhau, chúng biến thành những hình thức hoạt động xã hội tương đối độc lập. Sự xuất hiện lý luận "thuần túy" với tính cách là một lĩnh vực hoạt động tương đối độc lập và chuyên môn là một trong những bước nhảy vọt cách mạng to lớn nhất trong lịch sử loài người." (TĐ Triết học, Sđd, 343, LV nhấn mạnh).

Nhƣng đến lúc hoàn tất sự phân công, nghệ thuật trở thành nghệ thuật thuần túy, thì thể nguyên hợp, cấu trúc bào thai vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển

72

dưới dạng nghệ thuật dân gian, nghệ thuật không chuyên, nghệ thuật ứng dụng, cùng tiến song song với nghệ thuật bác học, nghệ thuật chuyên nghiệp. Do đó, sự phân cực không chỉ là quá trình lịch sử , theo đúng hướng lịch đại, mà còn thể hiện từng ngày tòng giờ trong mọi thời đại lịch sử, theo hướng đồng đại. Lấy một hiện tượng cụ thể để chứng minh : trong sáng tạo ngôn từ, hiện tƣợng "văn sử bất phân" , "văn triết bất phân" , không chỉ thể hiện trong thời Tƣ Mã Thiên, Ngô Gia văn phái, mà cả trong thời nay, trong Dương Từ - Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu, trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch

Về mặt lịch sử cái thẩm mỹ, chức năng thẩm mỹ, từ khi hình thành đến khi phân cực có thể hình dung qua ba thời đại. 3 bậc thang mỹ hóa :

Thời đại hình thành một chức năng ("thời đại dã man") - chức năng thẩm mỹ - phi nghệ thuật: những hòn đá đƣợc đẽo, gọt, mài nhẵn đầu tiên, những nét hoa văn đầu tiên trên gốm, những giọng hò lao động, những lời ru, những câu thần chú đầu tiên, với những cấu tạo đầu tiên của tu từ và thành ngữ... tất cả những cái đó, tạo nên một loại chức năng mới, chức năng gây khoái cảm, chức năng hình thành mỹ cảm. Có thể nói, cái đẹp chƣa có hình thù rõ nét, nhƣ con chim còn nằm trong trứng (Việt Nam: thời văn hóa Núi Đọ, khoảng 300.000 năm trước),

Thời đại lệ thuộc về chức năng ("thời đại văn minh") chức năng thẩm mỹ - "nửa nghệ thuật" - "nghệ thuật không tự giác"(*): sự xuất hiện nghệ thuật ứng dụng hai chức năng, chức năng ích dụng và chức năng thẩm mỹ - nghệ thuật, chức năng thứ hai lệ thuộc vào sự chi phối của chức năng thứ nhất. Con người có nhu cầu xử dụng đồ dùng đẹp (sản phẩm thủ công - mỹ nghệ) sử dụng ngôn từ đẹp và gợi cảm đi đôi với nhạc điệu (trong ca dao dân ca, thần thoại...). Cái đẹp đã định hình hoàn chỉnh trong sản phẩm, tác phẩm tiền nghệ thuật (Kinh thi, trống đồng), nhƣ con chim ra đời có đủ lông cánh tuy vẫn còn nằm trong tổ - cái tổ nguyên hợp (Việt Nam : thời văn hóa Đông sơn, khoảng 45.000 năm trước).

(*) "Tiền nghệ thuật" là chữ dùng của Hêgel, "nửa nghệ thuật" và "nghệ thuật không tự giác" là chữ dùng của Mác, sẽ nói rõ hơn và chú thích ở chương II .

73

 Thời đại độc lập về chức năng - chức năng nghệ thuật thuần túy: những tác phẩm nghệ thuật ra đời chỉ vì nhu cầu thưởng ngoạn: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thơ ca. Văn tự ra đời tạo điều kiện sáng tạo văn học viết, có ba loại thể văn học: tự sự, trữ tình, kịch. Con chim đã lìa tổ mẹ của nghệ thuật nguyên hợp, tự do bay vào bầu ƣời sáng tạo (Việt Nam : thời kỳ văn học Lý, thơ thiền, nghệ thuật chèo).

Thế nào là sự phân cực ?

Đó là sự phân biệt giữa thực tiễn và nghệ thuật; nói đầy đủ hơn, đó là sự phân biệt, sự chia tách thực tiễn - thẩm mỹ - phi nghệ thuật với thực tiễn - thẩm mỹ nghệ thuật thuần túy, đoạn giữa có tính trung gian là thực tiễn - thẩm mỹ - tiền nghệ thuật, nghệ thuật không tự giác.

Đó là 3 giai đoạn : Cực A : Phi nghệ thuật; Cực B : Nghệ thuật Trung gian : Tiền nghệ thuật, nửa nghệ thuật.

Đó là sự phân biệt hai hình thái đối lập trong sự đồng nhất. (Đối lập giữa phi nghệ thuật và nghệ thuật, nhƣng đồng nhất về tính nhận thức, tính thực tiễn, tính thẩm mỹ).

Đó đồng thời là sự vận động có tính quá trình, tiệm tiến, có tính quang phổ, từ cục này đến cực khác. (Các hình thức nửa ích dụng / nửa nghệ thuật trong giai đoạn quá độ giữa hai cực).

Sự phân cực đƣợc diễn đạt nhƣ sau : a. Theo chiều lịch đại:

 Cực A: Thời điểm chuyển từ cái thẩm mỹ - phi nghệ thuật đến cái thẩm mỹ -tiền nghệ thuật, về lịch sử, có thể xem đây là "giai đoạn cao của thời đại dã man" (Ăng-ghen : la:131), tức cuối thời tiền sử, đầu thời cổ đại. Về nghệ thuật, xuất hiện những công trình kiến ƣúc hoàn chỉnh, những chuyện thần thoại hoàn chỉnh, những bài ca hoàn chỉnh.

74

Cực B: Thời điểm chuyển từ cái thẩm mỹ - nghệ thuật lưỡng tính sang cái thẩm mỹ

- nghệ thuật đơn tính. Về lịch sử, đó là bước chuyển của sự phân công lao động xã hội: giữa các ngành nghề, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nghệ thuật không chuyên và nghệ thuật chuyên nghiệp. Về nghệ thuật, xuất hiện những nghệ nhân và nghệ sĩ, sáng tác hội hoạ, âm nhạc, văn thơ phục vụ việc thưởng ngoạn đơn thuần.

Giữa hai cực A - B: Từ khi xuất hiện nghệ thuật lƣỡng tính các hình thức lƣỡng tính dân gian và bác học phát triển và có sự chuyển hoá tiệm tiến để loại nghệ thuật đơn tính có điều kiện ra đời.

Những hệ quả của sự phân cực từ phi nghệ thuật đến nghệ thuật : Nói cách khác, từ sự phân cực trên, đưa tới sự phân cực tương ứng giữa những yếu tố sau đây, nhằm từng bước hoàn thiện đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật thuần túy - đơn tính:

A: Khách thể hoá - B : Chủ thể hoá (từ thực tại khách quan và yếu tố suy lý chiếm lĩnh nội dung nghệ thuật, đến thế giới tinh thần, tình cảm của nghệ sĩ chiếm lĩnh nghệ thuật).

A : Sáng tạo có điều kiện - B : Sáng tạo tự do : (sự sáng tạo vì những mục tiêu, nhu cầu thực tế, ích dụng, đến sự sáng tạo tự do)

A : Tư duy cụ thể - cảm tính mang tính hình tượng - B : Tư duy hình tượng

Sơ đồ 2 Cực A

Hoạt động phi nghệ thuật (tiền sử)

Hình thái quá độ Nghệ thuật nguyên hợp lƣỡng

tính

(thời tiền sử

Cực B

Nghệ thuật thuần nhất đơn tính

và cổ đại)

b. Theo chiều đồng đại: sự phân cực diễn ra từng ngày từng giờ ngay trong thời đương đại, với ba hình thái sáng tạo đồng hành :

75

 Cực A : Hoạt động phi nghệ thuật (khoa học, lịch sử, triết học ...).

 Hình thái trung gian quá độ : nghệ thuật lƣỡng tính (các thể ký, truyện ký)

 Cực B : nghệ thuật thuần nhất - đơn tính (tiểu thuyết, thơ trữ tình)

Lịch sử xã hội loài người phát triển từ "dã man" đến "văn minh" những thành tựu văn hóa - nghệ thuật chính là những đóa hoa nẩy nở trong quá trình đó. Sau hàng chục vạn năm, các hình thức thẩm mỹ - nghệ thuật đƣợc nuôi dƣỡng lớn dần bên cạnh những hoạt động thực tiễn, trong lòng các hoạt động thực tiễn, và vì những chức năng thực tiễn.

Vào cuối "thời đại dã man" (tiền sử) đầu "thời đại văn minh" (chế độ nô lệ), một cuộc chia tay lịch sử trong đời sống tinh thần của nhân loại : nghệ thuật thuần túy đơn tính ra đời, phát triển thành một tuyến riêng và nghệ thuật dân gian lại tiếp tục đi con đường của mình.

Hai loại nghệ thuật đơn tính - chuyên nghiệp và lƣỡng tính dân gian vẫn sóng đôi trên hai con đường cùng chiều như vậy, cho đến ngày nay. Ăng ghen đã miêu tả thời điểm xuất hiện nghệ thuật đơn tính nhƣ sau :

"Từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính ngay lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn, hoàn thiện hơn, có nhiều mặt hơn. Thêm vào nghề săn bắn và chăn nuôi thì còn có nông nghiệp; và tiếp theo đó, lại có thêm nghề kéo chỉ, dệt vải, nghề làm kim khí, nghề làm đồ gốm và nghề hàng hải. Cuối cùng nghệ thuật và khoa học ra đời bên cạnh thương nghiệp và công nghiệp; các bộ lạc biến thành những dân tộc và quốc gia; pháp luật và chính trị phát triển, và song song với cái đó, cũng phản ánh một cách ảo tưởng tồn tại của con người vào trong đầu óc con người: tôn giáo". (Biện chứng của tự nhiên, 2 : 266).

Sự ra đời của nghệ thuật đơn tính vào thời điểm này cũng đƣợc Ăng-ghen miêu tả trong một tài liệu khác :

“… bài anh hùng ca của Hôme và toàn bộ thần thoại, đó là những di

76

sản chính mà người Hy Lạp đã đem từ thời đại dã man chuyển sang cho thời đại văn minh

"(I: 131).

Nhƣng chƣa hết, từ buổi chia tay lịch sử giữa hai dòng văn học nói trên để có hai con đường phát triển song song, lại xuất hiện một dòng văn học lưỡng tính khác mang tính chuyên nghiệp ra đời vào cái thời điểm mà "pháp luật và chính trị phát triển". Thế là từ thời điểm lịch sử nói trên, không phải hai, mà ba dòng văn học phát triển song hành đến tận ngày nay. Có thể vẽ sơ đồ đó nhƣ sau :

Sơ đồ 3

Tiền sử Cổ đại(*)

la : Thời tiền sử, VH dân gian - lƣỡng tính.

lb : Từ thời cổ đại về sau, VH dân gian, lƣỡng tính.

2: Từ thời cổ đại về sau, VH bác học, lƣỡng tính.

3: Từ thời cổ đại về sau , VH bác học, đơn tính.

3. Về tính chất "quang phổ" của chức năng và loại thể trong quá trình phân cực, với sự không dứt khoát của những vùng giáp ranh

Cả hai chiều lịch đại và đồng đại, nhu cầu và chức năng xã hội phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phức thể đến nguyên hợp đến chia tách chuyên môn hóa...

cái thẩm mỹ, cái đẹp cũng phát sinh và phát triển tương ứng nhằm thẩm mỹ hóa và nghệ thuật hóa các hoạt động thực tiễn. Đó là một quá trình tiệm tiến để rồi bột phát: các loại hình loại thể văn học nghệ thuật đã xuất hiện dần từng kiểu dạng khác nhau trong quá trình đó. Vì vậy loại hình loại thể vừa là hiện tƣợng cấu trúc, vừa là hiện tƣợng lịch sử. Thí dụ (sơ đồ 4) :

Sơ đồ 4

(*) Cổ đại: tính từ khi bắt đầu có nhà nước chiếm nô.

77

……… Ký văn học ……….

Phi nghệ thuật Tiền nghệ thuật Nghệ thuật

Nhận xét về tính quang phổ từ cực A đến B : - Sự tăng dần yếu tố chủ thể.

- Sự tăng dần yếu tố cá thể.

- Sự tăng dần yếu tố cảm xúc.

- Sự tăng dần yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

- Sự tăng dần yếu tố chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa.

(Hoặc ngƣợc lại, sự giảm dần yếu tố khách thể, yếu tố cộng đồng, yếu tố lý tính, yếu tố ghi chép, "biên bản", yếu tố không chuyên)(*)

Quang phổ và những vùng giáp ranh:

Trong khi phân chia các hình thức sáng tạo, các loại thể văn học nghệ thuật, ta thấy hiện tƣợng quang phổ, nhƣng đồng thời có hiện tƣợng không dứt khoát, rạch ròi giữa các hình thức, giữa các loại thể. Trước hết, đó là hai đường ranh giới quan trọng giữa phi nghệ thuật với tiền nghệ thuật, giữa tiền nghệ thuật với nghệ thuật thuần túy. Khi nào một công trình kiến trúc, một ngôi đền, một

(*) Ở đây chủ yếu miêu tả, minh họa về tính quang phổ, ngoài ra không đảm bảo việc sắp xép trình tự các hình thức thể loại theo đường trục như trên là chính xác hoàn toàn, do các thể loại được hiểu và vận dung hết sức linh hoạt trong thực tế.

Một phần của tài liệu phân loại văn học theo chức năng (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)