Một số kiểu lí lẽ để thuyết phục

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG I LÍ THUYẾT LẬP LUẬN

1.2. Mô hình khái quát của một lập luận

1.3.3 Một số kiểu lí lẽ để thuyết phục

1.3.3.1 Lí lẽ về thuộc tính – sơ đồ lí lẽ siêu ngôn ngữ về thuộc tính

Những người có tài ăn nói thường thuyết phục được những người khác nhờ những lí lẽ nghe “thuận tai”. Những lí lẽ này thường không có hình thức của một tam đoạn luận nhưng về thực chất vẫn là một tam đoạn luận, những tam đoạn luận tỉnh lược. Đây thường là những tam đoạn luận “hơn – kém”.

Đây chính là những lí lẽ dựa trên sự sắp xếp các sự vật trên thang độ theo một thuộc tính nào đó. Chúng được hình thức hóa:

(I) Sự kiện “Nếu A thì C” có nhiều khả năng không đúng bằng sự kiện “Nếu B thì C”. Thế thì từ: “Nếu A thì C là đúng” sẽ dẫn tới “Nếu B thì C là đúng”.

(II) Sự kiện “Nếu A thì C” có nhiều khả năng đúng hơn sự kiện “Nếu B thì C”. Thế thì từ “Nếu A thì C là sai” sẽ dẫn tới “Nếu B thì C là sai”.

Hai lí lẽ I và II được gọi là sơ đồ lí lẽ. A, B, C là những yếu tố khái quát chưa chứa đựng nội dung cụ thể nào. Vì vậy, đó là những lí lẽ mang hình thức siêu ngôn ngữ và A, B, C sẽ mang những nội dung cụ thể tùy theo từng trường hợp. Do vốn sống, do những tri thức về văn hóa, xã hội, tâm lí… mà người nói cũng như người nghe nhận biết được quan hệ thứ bậc giữa những nội dung cụ thể. Dạng này không phải là một chứng minh chặt chẽ, tất yếu và do đó không phải là không thể

phủ nhận được. Và khi phủ nhận người nghe đã không đồng ý với sự sắp xếp thành thang độ cho những nội dung cụ thể của A, B, C chứ không phải họ bác bỏ sơ đồ lí lẽ siêu ngôn ngữ I, II.

Quan hệ hơn – kém đã được cấu trúc hóa thành ngôn từ. Có nhiều cấu trúc ngôn ngữ khác nhau cùng diễn đạt một quan hệ logic.

- X đã dám A thì (X) sợ gì mà không B.

- X đã dám A thì (X) cũng dám B (lắm chứ).

- Ngay/ Đến A, (X) còn dám (không dám) làm nữa/ huống là B.

- (X) đã dám A thì (X) sao lại không dám B?

VD15: Để thuyết phục bố mẹ chia gia tài cho mình, những người con đã nói:

- Bố mẹ đừng lo gì cả. Người ta không có của cha mẹ để lại cũng nuôi được cha mẹ thay, huống hồ phần tài sản của bố mẹ như thế thì lo gì mà chẳng nuôi được!

(số 51, tr 405)

Nuôi được cha mẹ

- các con có của bố mẹ để lại

- người ta không có của bố mẹ để lại

O -

Không nuôi được cha mẹ

Đây là sơ đồ hóa cho lập luận trên: người ta không có của cha mẹ để lại vẫn nuôi được cha mẹ, các con có của cha mẹ để lại chắc chắn nuôi được cha mẹ chu đáo.

1.3.3.2 Lí lẽ chung về hành vi con người

Trong bài báo “hành vi và cá nhân trong sự lập luận”, Perelman (1952) đã đề cập đến vấn đề “nhìn người đoán việc” và “nhìn việc đoán người”. Quan điểm của ông trên đại thể là: “bản chất con người được thể hiện qua lời nói và hành động”.

Quan điểm này đã được Plantin (1990) khái quát thành bốn loại lí lẽ chung mang tính chất ngữ dụng như sau:

Loại I: lí lẽ căn cứ vào hành động: từ hoạt động suy ra con người. (Dưới đây chúng tôi dùng kí hiệu [+] để chỉ những thuộc tính dương như: tốt, đẹp, tích cực,…

và [-] để chỉ những thuộc tính âm như: xấu, tiêu cực,…).

L1: Hành động có phẩm chất dương [+] thì con người có phẩm chất dương [+].

L2: Hành động có phẩm chất âm [-] thì con người cũng có phẩm chất âm [-].

Loại II: lí lẽ căn cứ vào con người. Từ con người suy ra hành động.

L3: Người có phẩm chất dương [+] thì hành động cũng có phẩm chất dương [+].

L4: Người có phẩm chất âm [-] thì hành động cũng có phẩm chất âm [-].

Như ta đã biết, lời nói là một hành động đặc biệt. Vì vậy từ bốn loại lí lẽ trên đây sẽ có bốn loại lí lẽ đặc biệt về lời nói.

L’1: Lời nói có phẩm chất dương [+] thì con người có phẩm chất dương [+].

L’2: Lời nói có phẩm chất âm [-] thì con người cũng có phẩm chất âm [-].

L’3: Người có phẩm chất dương [+] thì lời nói cũng có phẩm chất dương [+].

L’4: Người có phẩm chất âm [-] thì lời nói cũng có phẩm chất âm [-].

Tất cả những điều trên đây đã được ông bà ta đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ:

“Trông mặt mà bắt hình dong.”

Hay: “Người thanh thì tiếng cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”.

Hằng ngày chúng ta rất dễ bắt gặp những lí lẽ trên được dùng trong các cuộc tranh luận, chuyện trò.

1.3.3.3 Lí lẽ chung về sự đánh giá

Trong cuộc sống người ta đánh giá sự vật thường theo bốn phương diện sau:

chân, thiện, mỹ, dụng. Và đặc biệt là thường đánh giá theo những chuẩn mực hiện đang được xã hội chấp nhận. Chuẩn mực của sự vật thay đổi theo không gian, thời gian, theo dân tộc, theo từng nền văn hóa.

Những chuẩn mực đạo đức xã hội này thường được đúc kết thành những châm ngôn như “tam tòng tứ đức”, những câu nói của các danh nhân như “5 điều Bác Hồ dạy” cho thiếu niên,…

Những giá trị tinh thần này trở thành cơ sở cho những lập luận trong đời thường, trong kinh doanh, trong quảng cáo, trong báo chí cũng như trong các diễn từ chính trị,…

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)