Sử dụng các loại lí lẽ

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG III LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH SO SÁNH VỚI LẬP LUẬN CỦA MỘT SỐ THỂ LOẠI KHÁC

3.1. Nhận xét bước đầu về cách sử dụng các phương thức lập luận trong truyện cổ tích

3.1.1. Sử dụng các loại lí lẽ

Lập luận trong truyện cổ tích là lập luận trong đời sống hằng ngày sử dụng một hệ thống logic xã hội đời thường mà chúng tôi gọi là “logic tự nhiên” [18, 205]

tạo ra lí lẽ để thuyết phục. Sau đây là bảng tổng hợp các loại lí lẽ đã dùng khi lập luận trong truyện cổ tích.

Các loại lí lẽ

Lí lẽ về hành vi con người Lí lẽ thuộc tính (thang độ) Lí lẽ quyền uy

Lí lẽ dựa vào kinh nghiệm bản thân Lí lẽ đạo đức

Lí lẽ nội tại và lí lẽ khách quan Các loại lí lẽ khác

Tần số 8 8 8 14 14 5 6

Tỉ lệ 12,7 % 12,7 % 12,7 % 22,22 % 22,22 % 7,93 % 9,52 %

Nhìn vào bảng trên ta thấy loại lí lẽ chung dựa vào kinh nghiệm bản thân là một trong những loại lí lẽ được sử dụng nhiều nhất (14/63, chiếm tỉ lệ 22,22%).

Điều này cũng dễ dàng lí giải. Vì đối với người xưa, khi mà khoa học chưa phát triển, mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội trong đời sống hằng ngày đều được giải thích bằng kinh nghiệm tích lũy từ đời trước truyền cho đời sau. Những gì người đi trước truyền lại đều được xem là kinh nghiệm, là sự từng trải. Chúng có giá trị thuyết phục rất cao. Hơn nữa người nói đưa ra lí lẽ “tôi đã làm rồi tôi biết”, “tôi đã trải qua trường hợp như thế rồi”… để thuyết phục người nghe. Vì là “nói có sách, mách có chứng” nên loại lập luận này đạt được mục đích giao tiếp cao. Một điều mà chúng

ta dễ dàng nhận thấy là các lập luận trong truyện cổ tích sử dụng lí lẽ dựa vào những giấc mơ, lời phán bảo của thần thánh. Điều này xuất phát từ tâm lí mê tín của người xưa. Loại lí lẽ này xuất hiện ở cả ba thể loại truyện cổ tích. Ngay cả các vị quan muốn cho lời của mình thêm sức thuyết phục họ cũng viện đến giấc mơ, thần thánh như ví dụ 45. Để mọi người tin tưởng, hợp tác phá án và để đánh vào tâm lí sợ thần linh của mọi người vị quan dẫn ra Phật, giấc mơ về người đàn bà trẻ đến báo mộng.

Bên cạnh đó, sự tín ngưỡng, giáo lí tôn giáo, các phong tục, tập quán để lại

“dấu ấn” khá nhiều trong lập luận của truyện cổ tích. Tất cả những điều này tạo nên một loại lí lẽ được dùng phổ biến trong truyện cổ tích. Đó là lí lẽ đạo đức (14/63, chiếm tỉ lệ 22,22%). Như đã nói loại lí lẽ này không ghi thành văn bản nhưng được mọi người tin tưởng tuyệt đối, có sức thuyết phục rất cao. Người lập luận dựa vào lí lẽ theo “tam cương”, “tam tòng tứ đức”,…Như ví dụ 57, lí lẽ cho hành động đầu hàng của Hầu Tạo là “làm con phải có hiếu với cha mẹ”, thậm chí anh ta có thể “bất trung” khi ông vua không lo cho dân chúng nhưng anh ta không thể “bất hiếu”. Nền tảng đạo lí ấy được đề cao ở mọi thời đại.

Vì ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt nên trong truyện cổ tích dùng lí lẽ quyền uy bằng cách dẫn lệnh vua, quan, lời của thần linh, thánh hiền.

Loại lí lẽ này cũng xuất hiện với tần số tương đối cao (8/63, tỉ lệ 12,7%). Nếu như các kết luận trong truyện cổ tích thường để ngỏ, nó đưa ra những đề nghị mà người nghe có quyền lựa chọn thì khi dùng loại lí lẽ này để lập luận người nói đưa người nghe vào thế “buộc phải tuân theo”, mang tính áp đặt, người nghe không có quyền lựa chọn. Chúng ta thấy rõ điều này ở ví dụ 35, vị quan đã dùng quyền uy cùng với lời của “thánh nhân” buộc người vợ phải chấp nhận cách phân xử của mình. Đặc biệt lời của thần linh có uy quyền rất cao, vua cũng phải phục tùng.

Người xưa cũng dựa vào hành động để đánh giá tính cách con người, hoặc ngược lại dựa vào tính cách để đánh giá hành động. Tuy nhiên loại lập luận này có sức thuyết phục không được cao. Bởi lí lẽ “nhìn người đoán việc, nhìn việc đoán

người” có thể bị bác bỏ bởi lí lẽ “thấy vậy mà không phải vậy”, hay như ông bà ta đã đúc kết:

“Dò sông dò biền dể dò Đố ai lấy thước mà đo lòng người.”

Thực tế cũng đã chứng minh điều đó, như phân tích ở ví dụ 24, 25, vẻ bề ngoài của một người không phản ánh đúng bản chất của con người đó.

Một hành động, một sự kiện có thể được nhìn nhận, đánh giá theo những góc độ khác nhau và do đó được sắp xếp trên những thang độ khác nhau. Loại lí lẽ dựa trên sự sắp xếp các sự vật trên thang độ về một thuộc tính nào đó cũng hay dùng khi lập luận trong truyện cổ tích. Người nói dùng lí lẽ này để cân nhắc sự thiệt – hơn của sự vật, hiện tượng trong đời sống, từ đó rút ra cho mình một hướng giải quyết, tự thuyết phục mình hoặc thuyết phục người khác. Lí lẽ theo thang độ phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người nói, người nghe rất nhiều. Chẳng hạn ví dụ 31, Nghĩa đã tự nhận xét đánh giá mình cao hơn Ân trên thang độ thuộc tính “tài trai”

nhưng lại thấp hơn trên thang độ thuộc tính “hạnh phúc gia đình” để rồi từ đó đâm ra tức giận, ghen ghét và tìm cách hãm hại Ân.

Cả hai loại lí lẽ trên có tần số sử dụng ngang bằng nhau là 8/63, chiếm tỉ lệ 12,7%.

Lí lẽ nội tại và khách quan được sử dụng tương đối thấp khi lập luận (5/63, chiếm tỉ lệ 7,93 %). Lí lẽ nội tại chủ yếu được những người có nhân thân tốt dùng để thuyết phục. Chẳng hạn Hổ đã dùng yếu tố nhân thân “chúa sơn lâm” để thuyết phục anh học trò tin mà cứu Hổ ra khỏi cái bẫy. Hổ nói rất thuyết phục: “tôi là chúa sơn lâm có đâu lại phí mất tiếng tăm của tôi.” Hay vị vua ở ví dụ 70 cũng đã viện yếu tố “ta là vua” nên không thể “nói hai lời” để tự thuyết phục mình phải làm theo lời hứa. Lí lẽ khách quan trong truyện cổ tích dựa vào những chứng cứ, lời thề bồi.

Một khi người nói đã thề thì người nghe sẽ tin ngay. Trong truyện cổ tích lời thề rất

“phát huy” tác dụng khi được dùng để lập luận. Điều này cũng dễ hiểu vì khi thề người ta thường hay viện đến trời đất, thần phật,… Hầu hết là những “nhân vật

khuất mặt” nhưng đầy quyền uy chứng giám. Những lời “thề độc” lại càng đạt mục đích cao khi lập luận. Chúng tôi nhận thấy cho đến hôm nay khi đứng trước một lời

“thề độc” của ai đó mọi người cũng dễ dàng bị thuyết phục.

Cuối cùng là một số loại lí lẽ rất đặc trưng của lập luận trong truyện cổ tích.

Đó là những lí lẽ được xây dựng trên cơ sở tâm lí chung của con người, những kiểu suy luận trong thực tế được mọi chấp nhận (6/63, chiếm tỉ lệ 9,52%) . Lí lẽ và kiểu suy luận ấy tạo thành “Qui tắc phát hiện kẻ phạm tội” trong nhóm truyện “phân xử”

của truyện cổ tích.

Tóm lại, trong truyện cổ tích chúng tôi nhận thấy không có những kiểu lập luận dựa vào các lí lẽ như lí lẽ theo lệ làng, lí lẽ ngụy biện, hay các phép suy luận hình thức,…

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)