Cấu trúc “Nếu A thì B”

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT

2.2. Phương thức lập luận trong truyện cổ tích

2.2.2 Lập luận bằng các hình thức ngôn ngữ

2.2.2.4 Cấu trúc “Nếu A thì B”

Khác với cấu trúc “Nếu A thì B” ở trên, cấu trúc này thể hiện quan hệ “điều kiện – kết quả” hay “nguyên nhân – kết quả”.Ở đây A là điều kiện hay là nguyên nhân để dẫn đến kết quả B. Phản ánh quan hệ này còn có những cách nói khác như:

“B miễn là A”, “B với điều kiện là A”, “B nếu như (/có) A”, “Để B hãy A”, “A nhằm để B”, “Một khi có A thì sẽ có B”.

VD100: Thạch Sùng đang cơn đắc ý, tiếp tục nói:

- Nhà ta không thiếu một đồ vật gì cả. Nếunhà ngươi chỉ ra được một vật mà ta thiếu, ta sẽ mất với nhà ngươi không phải mười thúng vàng mà còn mất tất cả gia sản nữa. Trái lại, nếuta mà đủ thì nhà ngươi cũng phải mất cho ta y như vậy.

(số 36, tr 298)

Chúng ta dễ nhận thấy luận cứ “nhà ngươi chỉ ra được một vật mà ta thiếu”

là điều kiện mà nếu thực hiện được sẽ dẫn đến kết quả “ta sẽ mất với nhà ngươi không phải mười thúng vàng mà còn tất cả gia sản nữa”. Tương tự như trên lập luận này có thể diễn đạt theo cách khác nhưng vẫn giữ nguyên được ý đồ của người nói:

“Ta sẽ mất với nhà ngươi không phải mười thúng vàng mà còn tất cả gia sản nữa miễn là/ với điều kiện là nhà ngươi chỉ ra được một vật mà ta thiếu.”

VD101: Thổ Công nói với Ngọc Hoàng:

- Tâu bệ hạ, cớ sao bệ hạ lại không hay biết gì cả. Con người được sống ở cõi trần là nhờ ơn tác thành của bệ hạ. Nhưng kho lẫm của con người thì có hạn, không như kho lẫm của nhà trời, vì con người vốn nghèo đói làm không ra ăn. Nếu bệ hạ để cho Thử thần hoành hành thế ấy, thì tôi e rằng chẳng bao lâu loài người sẽ không còn sống nỗi trên mặt đất nữa.

(số 140, tr 1072)

Với cấu trúc Nếu A – Bệ hạ để cho Thử thần hoành hành thế ấy, thì B – Tôi e rằng chẳng bao lâu loài người sẽ không còn sống nỗi trên mặt đất nữa, thổ công ý nói với Ngọc Hoàng hãy tìm cách trừ khử Thử thần để con người yên ổ làm ăn, sinh sống.

VD102: Nhà vua nói với con rễ:

- Nhà ngươi tự khoe mình giàu có nhất nước. Được lắm! Bây giờ ngươi hãy thi với ta đem tiền ra phát cho dân. Ta phát ba ngày đầu, ngươi phát ba ngày cuối.

Nếu ta không đủ tiền để phát thì coi như lời ngươi nói đúng, ngươi sẽ không có tội

gì cả. Nhưng nếu ngươi không đủ tiền để phát thì tức là ngươi đã nói láo, đã khinh mạn “quan gia”, phải phạt tội lột da nhồi trấu để làm gương cho thiên hạ!

(số 159, tr 1230)

VD103: Thủ Huồn la lân hỏi quan cai ngục:

- Cái gông để ở nơi này trước kia tôi nhớ hình như to lắm thì phải.

- Đúng đấy! Lão đáp. Có lẽ gần đây ở trên dương thế thằng cha ấy đã biết chuộc lỗi, nên nó đã nhỏ lại. Nếuhắn gắng hơn nữa, thì rồi sẽ có phúc lớn.

(số 30, tr 265)

Có một điều chúng ta cần lưu ý là trong lập luận nhiều khi cấu trúc “Nếu A thì B” phản ánh tính chất điều kiện – kết quả/ nguyên nhân – kết quả rất mờ nhạt. Trái lại A được nêu lên như một cơ sở để đối chiếu với B, từ đó có thể rút ra kết luận hoặc tường minh hoặc hàm ẩn.

VD104: Sùng Hiền bênh vực cho Từ Đạo Hạnh:

- Tâu bệ hạ, không nên nghe lời một đưa bé để giết hại một nhà tu hành. Nếu Từ Đạo Hạnh mà giết được Giác Hoàng thì phép thuật của Giác Hoàng sao có thể ví được với Từ Đạo Hạnh.

(số 120, tr 832)

Sùng Hiền lấy luận cứ “Từ Đạo Hạnh mà giết được Giác Hoàng” để làm cơ sở đối chiếu với “phép thuật của Giác Hoàng sao có thể ví được với Từ Đạo Hạnh”. Từ đó nhà vua có thể rút ra kết luận “Từ Đạo Hạnh tài phép xuất chúng, người tài do đó không nên giết”.

VD105: Bạch Xuân Nguyên hỏi Lê Văn Khôi:

- Vậy chứ hai thầy ở với Lê Văn Duyệt lâu năm, hai thầy có biết va làm chuyện chi “bất pháp” hãy nói cho ta hay thử?

Lê Văn Khôi lập tức mắng ngay:

- Anh là kẻ hậu sinh mà dám khinh mạn một bậc lão tướng công thần. Nếu như thượng công còn sống thì anh làm một tên lính hầu trà của ngài cũng không đáng.

Nay ngài mới thất lộc mà anh dám kêu tên ngài ra nói xách mé như vậy. Coi chừng kẻo chúng tôi lấy đầu đi đó.

(số 100, tr 708)

Lê Văn Khôi sử dụng cấu trúc “Nếu A thì B” nhằm mục đích so sánh phẩm hạnh, công trạng của Lê Văn Duyệt và Bạch Xuân Nguyên từ đó chúng ta có thể rút ra kết luận hàm ẩn “Bạch Xuân nguyên là loại người “Dậu đỗ bìm leo”, đáng khinh bỉ”.

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)