Lí lẽ về hành vi con người

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT

2.2. Phương thức lập luận trong truyện cổ tích

2.2.1 Lập luận bằng lí lẽ

2.2.1.1 Lí lẽ về hành vi con người

Lí lẽ này căn cứ vào con người để suy ra hành động và lời nói của con người ấy, và ngược lại cũng có thể căn cứ vào hành động, hoặc lời nói để có thể suy ra phẩm chất con người của chủ nhân những lời nói và hành động đó.

VD18: Nghe Chử Đồng Tử nói nguyên nhân vì sao mình phải vùi mình xuống cát. Tiên Dung “Cảm tấm lòng chí hiếu của người con trai ngồi trước mặt, nói một mình: “những người như thế này chưa chắc bọn con trai trong thiên hạ đã sánh kịp.””

(số 28, tr 254) Lập luận của Tiên Dung dựa trên lí lẽ về hành vi con người, dựa vào hành

động để đánh giá con người. Người có hành động tốt: nhường cho cha tấm khố duy nhất, chắc chắn là người có phẩm chất tốt: hiếu để - một trong những đức tính quý báu cần thiết phải có ở mỗi người. Vì thế Tiên Dung đã thốt lên “bọn con trai trong thiên hạ chưa chắc đã sánh kịp”. Và cũng cần nhớ rằng “bọn con trai tron thiên hạ”

mà Tiên Dung muốn nói ở đây là những hoàng tử ở các nước láng giềng từng sang ngỏ lời cầu hôn nàng.

Cũng sử dụng loại lí lẽ này, đôi khi người lập luận lại dựa vào lời nói và hình dáng bên ngoài để nhận xét một người.

VD19: Nghe giọng nói của cóc trong trẻo, dịu dàng, thái độ lại chân thật, vui vẻ, anh học trò bụng bảo dạ: “Xấu hình nhưng tốt nết, thật thà ít có!” Lâu dần phải lòng cóc và cưới cóc làm vợ.

(số 126, tr 881) Lập luận của anh học trò dựa vào lí lẽ: người có giọng nói trong trẻo, thái độ chân thật, vui vẻ thì không thể là người xấu tính, bụng dạ độc ác được. Đây là loại lí lẽ mà cha ông ta đã đúc kết thành câu ca dao:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe.”

VD20: Cô gái hủi thấy khách là một chàng trai ngoài 20 tuổi, dáng người nho nhã, ăn nói lễ phép thì không nỡ từ chối, nên tươi cười:

-Bố mẹ đi vắng cả, chỉ có mình thiếp ở nhà. Người xưa nói “Nam nữ thận trọng từ cái trao tay”, mời chàng ở trọ lại đây thật là bất tiện, nhưng thấy chàng đi đường mệt nhọc và ướt át, chẳng dám khăng khăng giữ lễ, vậy mời chàng cứ nghỉ lại đây, có gì thiếp xin giúp đỡ.

(số 168, tr 1313)

Như đã thấy cô gái ở đây cũng đã dựa vào hình dáng “nho nhã”, cách nói năng “lễ phép” của chàng nho sinh để đi đến quyết định cho ở trọ vì theo cô những người như thế không thể là người xấu.

VD21: Khi nghe người bán chó rao bán chịu một con chó giá rẻ hơn trả tiền liền, một thầy đồ đã nghĩ bụng: “Ý muốn của người bán chó là bán chịu để có dịp đi đòi tiền mà thăm con chó của mình; như vậy là con người có nghĩa”. Ông bèn mua chịu.

(Khảo dị của số 47, tr 379)

Thầy đồ đã dựa vào hành động của người bán chó: bán chịu để có dịp đi thăm chó sau khi bán, tức là người nuôi rất quý và nhớ con vật mình đã nuôi mà rút ra kết luận: người đối xử với con vật như thế là “người có nghĩa”. Lập luận này thuyết phục bởi đối với con vật người ấy còn đối xử như thế huống chi đối với người xung quanh.

VD22: Một người nhà giàu đi tìm vợ cho con, thấy một cô gái đang hái táo.

Ông lân la lại gần hỏi xin ăn. Táo chín đã bị trảy hết, nhưng cô gái cũng cố chọn lấy những quả ương ương đưa cho khách. Thấy cô gái tốt bụng, ông ta nghĩ: ““Sởi lởi trời gởi của cho, quăn co trời gò của lại”, chỉ có người nào tốt bụng với mọi người mới xứng đáng được hưởng giàu sang sung sướng.”

(số 96, tr 630)

Lập luận của người đàn ông này dựa vào lí lẽ: người có hành động tốt, biểu hiện cụ thể là “chọn lấy những quả ương ương” cho thấy cô gái chu đáo, rộng rãi với người không quen biết. Vậy chắc chắn cô gái cũng sẽ chu đáo với chồng con.

Và cô gái ấy “xứng đáng được hưởng giàu sang sung sướng”, nghĩa là con trai ông

cũng sẽ được hưởng giàu sang hạnh phúc khi ông chọn cô gái này về làm dâu. Đúng như nhận định của người đàn ông, kết truyện đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc.

VD23: Một bà già ăn mày hôi thối, đói khát, đi đến đâu cũng bị xua đuổi, chỉ có mẹ con bà góa cho ăn, cho ngủ. Trước lúc ra đi, bà già ăn mày đã nói: “Chúng nó thờ Phật mà kì thực là buôn Phật. Chúng nó xứng đáng phải chịu cảnh trầm luân.

Chỉ có mẹ con nhà ngươi là tốt bụng.”

(số 27, tr 245)

Rõ ràng lí lẽ trong lập luận của bà già là người có hành động tốt thì sẽ có phẩm chất tốt; người có hành động xấu thì phẩm chất cũng xấu. Những người trong đám hội đang thờ khấn Phật nhưng lại nỡ tâm xua đuổi, khinh bỉ một bà già nghèo đói đang cần sự giúp đỡ, hành động này hoàn toàn trái với giáo lí nhà phật. Bà kết luận: “chúng buôn Phật”. Mẹ con bà góa không thờ Phật nhưng lại tốt bụng, phẩm chất ấy được thể hiện qua hành động chẳng những cho ăn mà còn nhường chiếc giường duy nhất cho bà lão ngủ. Từ đó bà lão kết luận họ là người tốt và đã trả công xứng đáng cho mẹ con bà góa bằng một gói tro để tránh nạn lũ lụt.

VD24: Nghe theo lời thần mách bảo, Nguyễn Kim rảo qua một lượt chỉ thấy quấn cột là một chàng trai trẻ tuổi da đen sì, nhưng thấy dáng điệu hèn hạ nên cũng không để ý.

(số 44, tr 365)

Mặc dầu đã được thần báo mộng, nhưng Nguyễn Kim vẫn không tin người có dáng điệu hèn hạ là con vua. Lập luận của Nguyễn Kim dựa vào lí lẽ mà ông bà ta đã nói: “Trông mặt bắt hình dong” cùng quan niệm: “thiên tử” phải là người có tướng mạo khôi ngô.

VD25: Chủ nhân là người đàn bà rất sang trọng bước ra vái chào rất cung kính và cất tiếng nói dịu ngọt mời mọc…Kẻ hầu của chủ nhân nam có nữ có, người

nào cũng ăn mặc lịch sự ra đón. Phú thương bụng bảo dạ: “Ta mới chân ướt chân ráo chưa hiểu thế nào cả, nhưng trông cung cách người này có vẻ tốt bụng. Biết đâu chả là sự may mắn cho ta trong chuyến đi này.”

(số 84, tr 593)

Phú thương nhận định người đàn bà dựa vào lời lẽ, hình dáng bên ngoài cùng với cung cách tiếp đón để đi đến kết luận là mình may mắn gặp được người tử tế nơi đất khách quê người. Chính nhận định ban đầu này đã khiến cho phú thương hoàn toàn tin tưởng vào người đàn bà xa lạ.

Tuy nhiên nhiều khi dựa vào hành động, dáng mạo để suy ra tính cách, phẩm giá của một người có thể bị nhầm lẫn. Thực tế ở ví dụ 24 người có tướng mạo hèn hạ là con của thiên tử, sau này lên ngôi vua, còn ở ví dụ 25 phú thương đã bị người đàn bà ấy lừa gạt dẫn đến trắng tay và phải làm nô lệ cho bà ta.

Chính vì thế lập luận theo lí lẽ dựa vào hành vi con người nhiều khi bị bác bỏ bởi lí lẽ: “Thấy vậy mà không phải vậy”.

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)