Những quan hệ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG I LÍ THUYẾT LẬP LUẬN

1.2. Mô hình khái quát của một lập luận

1.3.4 Những quan hệ logic và hình thức ngôn ngữ trong lập luận tự nhiên

- Lập luận theo điều kiện có thể.

- Lập luận theo điều kiện cần.

Hình thức ngôn ngữ: “(Nếu) A, là có thể B (được).

- Lập luận theo điều kiện tất yếu(Điều kiện đủ nhưng không là duy nhất) Hình thức ngôn ngữ: “Nếu A thì B”. Nó biểu hiện ba quan hệ sau:

+ Nếu A thì B.

+ Không A vẫn có thể B.

+ Không B thì không A.

- Lập luận theo điều kiện duy nhất. Loại này có hai hình thức ngôn ngữ:

+ Chỉ A mới B.

+ Không B nếu không A.

Mỗi hình thức ngôn ngữ trên thể hiện các quan hệ: Nếu A thì B, Nếu không A thì không B, Nếu không có B thì không có A.

VD16: Lấy được cô ả mới gỡ được nạn nghèo, mà muốn lấy cô ả phi dùng mẹo không xong.

(Số 53, tr 412)

* Lập luận theo quan hệ điều kiện kết quả Hình thức ngôn ngữ: “Nếu A thì B”

Một số cách nói khác vẫn diễn đạt được quan hệ điều kiện – kết quả: “Miễn A là B”, “B với điều kiện là A”, “B nếu như (/có) A”, “Để B hãy A”, “A nhằm để B”, “Một khi có A thì sẽ có B”.

1.3.5 Lí lẽ chung: những tín hiệu ngôn ngữ trong lập luận

* Những tín hiệu ngôn ngữ định hướng lập luận

Sự định hướng lập luận: thang độ hóa sự vật và thuộc tính. Loại này rất phong phú về hình thức ngôn ngữ trong lập luận.

Những công cụ ngôn ngữ sắp xếp sự vật trên thang độ: từ vựng hóa quan hệ so sánh trực tiếp hai đối tượng: hơn, bằng, tương tự, giống (như), kém,…

Những cấu trúc so sánh: “không kém gì”, “không hơn gì”,…

* Những cấu trúc đảo hướng lập luận: cấu trúc nghịch nhân quả.

Trong tiếng Việt có các cặp liên từ thể hiện quan hệ nghịch nhân quả:

tuy….nhưng, tuy…song, còn…đã…, mới…đã…, chưa…đã.., đã…vẫn…, đã…còn…, đã…vẫn còn…, đã…vẫn chưa…, đã… cũng vẫn…, đã…cũng còn…, mới…cũng đã…[18,224]. Ở mỗi cặp liên từ này, khi xuất hiện từ thứ nhất, chúng ta biết sự kiện nêu ở sau liên từ thứ hai là lí lẽ để đảo hướng kết luận.

Cấu trúc ngôn ngữ của quan hệ nghịch nhân quả:

nhưng mà vẫn cứ

Tuy… … song cứ

Quan hệ nghịch nhân quả có thể phân thành quan hệ nghịch nhân quả sớm và quan hệ nghịch nhân quả muộn. Mỗi kiểu quan hệ được phản ánh bằng những cặp từ ngữ đặc thù.

Cấu trúc ngôn ngữ của quan hệ nghịch nhân quả sớm:

còn A

nhưng mà

Tuy (X) mới A (Y) đã D song

chưa A

Cấu trúc ngôn ngữ của quan hệ nghịch nhân quả muộn:

nhưng mà còn B Tuy (X) đã C (Y) (vẫn) song chưa D

VD17: Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo.

(Số 1, tr 98)

Cấu trúc ngôn ngữ dưới đây cũng phản ánh quan hệ nghịch nhân quả Dầu/Dù

Dẫu nhưng mà

Mặc dầu A Y (cũng) vẫn E Mặc dù song

[16, 236]

Ngoài ra để lập luận có hiệu quả cần nhiều lí lẽ cho một lập luận hay sử dụng các phương pháp như định nghĩa, so sánh, trích dẫn. Nhiều khi lập luận bằng cách đặt câu hỏi, miêu tả sự kiện, ngụy biện.

Sự định nghĩa nhằm mục đích gây ra một hiệu quả ở người nghe. Có thể theo đúng phương pháp định nghĩa khoa học. Loại định nghĩa này gây những hiệu quả về tri thức ở người tiếp nhận. Cũng có thể dùng loại định nghĩa mang tính chấp nhận được. Nó nêu lên một đặc điểm, một khía cạnh nào đó của sự vật nhằm gây ra một hiệu quả hiển nhiên ở người nghe. Lúc này hình thức định nghĩa “A là B”

thường chỉ nêu một khía cạnh nào đó của A làm cho A có thêm một chất lượng mới.

Sự so sánh nhằm tăng cường thêm lí lẽ cho lập luận. Bằng loại so sánh khách quan, người nói làm vấn đề được sáng tỏ hơn, minh họa rõ ràng cho một tư tưởng, một lập luận và do vậy gay hiệu quả tâm lí, nhận thức ở người nghe.

Bằng loại so sánh chủ quan, qua sự giống nhau hình thức, giống nhau bề ngoài, không bản chất để đánh lừa đối tượng, ngăn cản người nghe nhận ra bản chất của vấn đề. Loại này gây ra hiệu quả ngộ nhận, lầm lẫn ở người nghe.

Có thể so sánh về phẩm chất giống nhau hay khác nhau của sự vật. Cũng có thể so sánh về số lượng hơn kém nhau về mức độ. Các hình thức so sánh ngang bằng, không ngang bằng hay mở rộng đều có thể dùng làm lí lẽ cho lập luận.

Sự trích dẫnđể chứng minh tính đích thực trong lời nói. Ta có thể trích dẫn cả tục ngữ, châm ngôn.

Hỏicũng là một nghệ thuật lập luận. Thay vì khẳng định, nhiều lúc cách đưa ra các câu hỏi, câu chất vấn về một yếu tố nào đó lại có tác dụng nhấn mạnh và gây hiệu quả tốt hơn.

Hỏi trong phương pháp lập luận của Socrate: Vờ như không biết để hỏi những điểm hiển nhiên không đúng trong lập luận của người khác và những câu trả lời tất dẫn tới những kết luận theo quan điểm của mình.

Ngày xưa hỏi là phương pháp lập luận khéo léo, tế nhị mà những người ở hạng dưới rất hay dùng. Đây là nghệ thuật của những cố vấn, những trung thần.

Ngày nay, hỏi là để các bí thư góp ý với cán bộ lãnh đạo cao cấp, hỏi là để con “góp ý” với cha hay vợ khuyên can chồng.

Chất vấn để chứng minh chân lí thuộc về mình. Chất vấn về sự thiếu nhất quán của đối phương để bác bỏ luận điểm của họ và do vậy bảo vệ được mình.

Hỏi lại là nghệ thuật né tránh trả lời rồi chuyển câu hỏi khó về đối phương.

Cách hỏi này vạch trần được ý đồ của đối phương và bảo vệ được mình: người bị hỏi không thể trả lời được. Đây là một chiến thuật trong giao tiếp. Chúng được thể hiện qua loại câu chất vấn để bác bỏtrong tiếng Việt.

Sự miêu tả cũng là một loại lí lẽ. Có thể dùng cách miêu tả, tường thuật, kể lại một sự việc, nêu những sự kiện, những con số để củng cố thêm cho những chứng cứ, lí lẽ.

Trở lên, trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước, luận văn đã trình bày một cách khái quát về các thành tố trong lập luận, các mô thức lập luận, các kiểu lập luận. Tất nhiên, đấy chưa phải là tất cả tri thức về lập luận nói chung. Cần lưu ý là

trọng tâm chú ý của chúng tôi là những kiểu lập luận được đánh dấu trên phương tiện ngôn ngữ. Ở chương tiếp theo, chúng tôi sẽ dùng bộ máy khái niệm này để xem xét một số phương thức lập luận thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam.

Một phần của tài liệu lập luận trong truyện dân gian việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)