CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT
2.2. Phương thức lập luận trong truyện cổ tích
2.2.1 Lập luận bằng lí lẽ
2.2.1.2 Lí lẽ dựa vào thang độ
Một trong những đặc tính của lí lẽ chung là tính có thang độ. Những lí lẽ dựa trên sự sắp xếp thang độ các sự vật theo một thuộc tính nào đó, và do vốn sống, do kinh nghiệm, do những tri thức, … mà người nói và người nghe sẽ nhận biết được quan hệ thứ bậc giữa những sự vật đó.
VD26: Khi bị phú thương làng Vạn Phước đánh vì nghi ông “nhũng lạm”
tiền xây đình, ông Dọng nói: “Đình khắc có đình! Nhưng đánh người là có tội, đánh
“bậc cao niên” tội lại càng nặng. Kẻ nào đánh ta thì phải đền tội. Ta không nói chơi đâu!”
(số 123, tr 860) Ta có thể sơ đồ hóa lập luận của ông Dọng như sau
Có tội
- đánh bậc cao niên tội càng nặng - đánh người là có tội
- O
Không có tội
Lập luận được phân tích: theo sơ đồ ta nhận thấy đánh người nói chung là có tội, và đánh “bậc cao niên” tội càng nặng hơn vì dựa vào lí lẽ “kính lão đắc thọ”, phải trọng vọng những “bậc cao niên”, lí lẽ thuộc về đạo đức. Từ đó trên thang độ sắp xếp thì đánh bậc cao niên tội nặng hơn đánh người trẻ tuổi.
VD27: Không nổi tiếng như ông Cồ mà họ khỏe đến thế. Nếu là ông Cồ thì còn khỏe đến đâu.
(Khảo dị số 70, tr 536) Khỏe
- ông Cồ
- không nổi tiếng như ông Cồ - O
Không khỏe
Theo sự thang độ hóa ta nhận thấy xét về mức độ khỏe thì ông Cồ được xếp trên những người khác không nổi tiếng bằng ông. Mà những người không nổi tiếng đã khỏe như thế thì chắc chắn ông Cồ sẽ khỏe hơn những người mà ông ta đã gặp rất nhiều. Câu kết luận đã thể hiện rõ điều đó.
VD28: Anh bán vải đần độn có cô vợ khôn ngoan. Thầy đồ trêu chọc chị vợ:
hoa lài cắm bãi cứt trâu. Chị vợ buồn bực ra bờ sông định tự tử. Thấy một người đàn ông đầu hai thứ tóc lại mang cái giỏ rách đi câu. Người đàn bà tự nghĩ: “Người nào đây ngu quá là ngu. Chồng mình tuy khờ dại nhưng cũng chưa đến nỗi này.
Vậy ra chồng mình còn có chỗ hơn người.” Chị ta bỏ ý định tự tử trở về nhà.
(số 47, tr 379)
Lí lẽ của chị vợ dựa vào thang độ. Theo thuộc tính thông minh thì chồng chị vẫn còn xếp cao hơn một người mà chị đang tận mắt chứng kiến. Chẳng những thế xét về tuổi tác người này lại già hơn chồng mình thì rõ ràng “chồng mình còn có chỗ hơn người”. Điều này dẫn đến một so sánh ngầm: có một người phụ nữ nào đó- vợ người đàn ông kia- đáng tủi hổ hơn mình mà người ấy không chết thì “dại” gì mình tự hủy hoại bản thân. Người vợ đã bỏ ý định tự tử.
VD29: Viên tướng không nhịn được cười khi thấy Nguyễn Minh Không sai chú tiểu nấu cơm bằng một cái nồi bé tí tẹo và giết thịt một con chim sẻ để mời 500 lính ăn:
- Bạch hòa thượng, chúng tôi đi đây có đến 500 quân sĩ. Nay hòa thượng cho ăn như thế chỉ sợ một người vẫn chưa thể nào thòm thèm, huống chi là 500 người.
Hiện nay lương thực còn ở dưới thuyền, xin để chúng tôi tự lo lấy cái ăn, khỏi phải làm phiền đến cửa phật.
(số 120, tr 834) Viên tướng dựa vào cấu trúc sắp xếp sự vật trên thang độ để lập luận “A còn X huống chi B”. Với cấu trúc này Viên tướng kết luận 500 quân sĩ chắc chắn sẽ đói và
nhà chùa thì không đủ thức ăn cho quân sĩ nên ông xin nhà chùa để người của mình tự lo cái ăn, không phiền đến nhà chùa.
VD30: Từ xa nhìn thấy một conn vật bé xíu đang leo lên mình voi, Hổ lo sợ:
“Lạ thật! Không biết con vật nào kia chỉ có một tí tẹo mà dám cả gan vật voi ăn thịt.
Voi còn thế, huống chi là mình, không khéo nó nhìn thấy thì bỏ xác”.
(số 76, tr 438)
Lập luận của Hổ cũng dựa vào thang độ. Xét về thuộc tính to xác, trên thang độ to xác – nhỏ xác, thì voi được xếp ở bậc cao hơn hổ. Mà voi đang bị vật ra ăn thịt, thì hổ bé xác hơn voi cũng sẽ bị ăn thịt nếu con vật đó nhìn thấy hổ. Con vật ấy thật đáng sợ, nên “đánh bài chuồn” để bảo toàn tính mạng là cách tốt nhất của Hổ lúc này.
VD31: Nghĩa nhìn cảnh sống hạnh phúc của vợ chồng Ân thì đâm ra ghen ghét và ấm ức: “Tài trai như mình hơn hẳn nó mọi thứ, thế mà cuộc đời của nó mười, mình không được một.”
(số 141, tr 1076)
Lập luận của Nghĩa có thể được phân tích: xét về mặt tài giỏi anh ta hơn hẳn bạn mình. Từ “thế mà” báo trước một kết luận ngược lại, xét về mặt hạnh phúc anh ta lại thua bạn. Và như thế là không công bằng, lẽ ra anh ta phải có cuộc đời hạnh phúc. Từ đó Nghĩa đâm ra ghen ghét và tìm cách hãm hại Ân.
VD32: Mọi người bàn tán về cái tên “Phi” mà ông già họ Lê đặt cho con trai mình.
Một người nói: “Chỉ có ngờ nó là con hàng xóm thì mới đặt tên như vậy!”
Một người khác tiếp: “Đúng, chắc bây giờ ông lão mới hiểu ra là 70 tuổi thì không thể nào có con được, lọ là có con trai!”
(số 153, tr 1163)
Lập luận trên có thể được hiểu là trên thang độ không có con – không có con trai khi đã 70 tuổi, thì không có con trai được xếp cao hơn. 70 tuổi khả năng có con đã ít, khả năng có con trai lại càng ít hơn. Từ đó đi đến kết luận: thằng Phi không phải là con ông già họ Lê.
VD33: Thấy Nguyễn Minh Không quê mùa, các pháp sư ở kinh thành tỏ vẻ coi thường:
Chuông khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre.
(số 120, tr 835) Ta có thể cụ thể hóa lập luận của các pháp sư bằng sơ đồ
Thành công
- chuông khánh (các pháp sư)
- mảnh chĩnh (Nguyễn Minh Không) - O
Thất bại
Nhìn vào sơ đồ dễ dàng nhận thấy trên thang độ thành công – thất bại thì các pháp sư xếp họ ở vị trí xa với sự thất bại hơn Nguyễn Minh Không. Ý của họ là họ
tài giỏi hơn còn không chữa được bịnh cho vua thì một nhà sư quê mùa như Nguyễn Minh Không thất bại là điều hiển nhiên.