Chương 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
I. CÁC BƯỚC ĐI ĐỂ THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
4. Thâu thập dữ kiện và kiểm chứng giả thiết
Muốn kiểm chứng giả thiết, một mặt phải thâu thập các dữ kiện và mặt khác phải phân tích các kết quả thâu thập được.
Một cách tổng quát, chúng ta có thể phân các dữ kiện, các thông tin cần thâu thập thành các loại như sau (Giacobbi. 1990).
Các dữ kiện có sẵn: Các dữ kiện phải thâu thập:
1. Các dữ kiện định lượng:
– Các số liệu chính thức, tài kiện thư tịch; các dữ kiện thống kê do những cuộc nghiên cứu khác; các ngân hàng dữ kiện…
– Các số liệu dựa trên các cuộc điều tra, thăm dò…
2. Các dữ kiện không định lượng:
− Các tài liệu văn bản; sách báo;
các tiểu sử; phim ảnh; hiện vật…
– các dữ kiện thâu thập qua phỏng vấn; nghiên cứu thực địa…
Trong nghiên cứu xã hội học (và nhất là trong lãnh vực tâm lý học xã hội), để kiểm tra các giả thiết, đôi lúc cũng sử dụng các thử nghiệm – thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hay trên hiện trường. Do đặc trưng của sự kiện xã hội, các thử nghiệm này đôi lúc có tính cách thăm dò và cần phải lưu ý đến những khía cạnh đạo đức, khía cạnh thực tế của vấn đề.
Sau khi thâu thập dữ kiện, bước kế tiếp là kiểm chứng những kết quả quan sát được có tương ứng với những kết quả được chờ đợi do giả thiết nêu ra không. Phải xử lý các dữ kiện thâu thập được thành những biến số, phân tích tương quan những biến số…
Trong nghiên cứu xã hội học người ta phân biệt tương quan (correlation) và mối liên hệ nhân quả (relationship of cause and effect) giữa các hiện tượng, các biến số. Tương quan là mối liên hệ giữa hai (hay nhiều) biến số khi chúng cùng biến đổi với nhau nhưng ta không chứng minh chúng có liên hệ nhân quả. Trong khi giữa hai biến số có mối liên hệ nhân quả khi biến đổi trong một biến số sẽ đưa đến thay đổi trong biến kia. Trong hiện tượng xã hội, có những sự kiện có đồng biến nhau nhưng không có tương quan nhân quả. Ví như ở Mỹ, lương của những nhà điền kinh chuyên nghiệp gia tăng khi số lượng xe hơi tiêu thụ gia tăng, nhưng khó chứng minh được liên hệ nhân quả giữa hai biến số này.
Một ví dụ khác, người ta nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp cao ở những khu vực gia cư đông đúc và chật hẹp. Khi hai biến số cùng thay đổi với nhau, chúng ta nói rằng chúng có tương quan, nhưng để kiểm định giữa hai yếu tố nào có mối quan hệ nhân quả không, ta đưa thêm những biến số mới để kiểm định (test variable). Lấy trường hợp mối tương quan giữa điều kiện sinh sống (như khu nhà ổ chuột) và tỷ lệ phạm pháp của thanh thiếu niên: người ta nhận thấy ở các khu nhà ổ chuột thường có tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp cao. Như vậy có phải điều kiện sinh sống chật hẹp là nguyên
nhân của tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp hay không? Thử hình dung ra thêm một biến số nào có thể vừa đưa đến nạn thanh thiếu niên phạm pháp, vừa gây ra các điều kiện sinh sống chật hẹp, và đó có thể là sự nghèo đói (lợi tức thấp). Và qua nghiên cứu ta thấy rằng mức lợi tức thấp là nguyên nhân của hai hiện tượng trên. Nếu kiểm soát biến số lợi tức – nghĩa là chỉ xét đến những trường hợp cùng một mức lợi tức và đặt câu hỏi các điều kiện sinh sống chật hẹp có đi đôi với một tỷ lệ cao về thanh thiếu niên phạm pháp không? Câu trả lời là không. Trong trường hợp trên, giữa điều kiện sinh sống chật hẹp và nạn thanh thiếu niên phạm pháp có tương quan, nhưng không yếu tố nào là nguyên nhân của yếu tố nào. Người ta gọi giữa chúng có tương quan giả (spurious correlation).
Cũng để minh họa sự khác biệt giữa mối tương quan và liên hệ nhân quả R. Boudon trình bày thí dụ sau (Méthodes en sociologie, PUF, Que sais- je). Kết quả một cuộc điều tra về tỷ lệ số người trẻ và người già nghe các buổi phát thanh về các chương trình trên đài như sau:
Trước hết ta chỉ mới tìm hiểu hai biến số: lứa tuổi và việc nghe các loại hình chương trình trên đài:
Lứa tuổi thanh niên:
Lứa tuổi người lớn tuổi:
Chương trình tôn giáo: 17% 26%
Chương trình bình luận chính trị:
34% 45%
Chương trình nhạc cổ điển: 30% 29%
Đieu kien sinh song
Ty le TTN pham phap
Muc loi tuc (nguyen nhan)
Tổng số trường hợp nghiên cứu:
1000 1300
Sau đó một biến số thứ ba, “biến số kiểm định” được đưa thêm để làm rõ hơn mối liên hệ nhân quả, đó là trình độ học vấn. Chúng ta được kết quả như sau:
Trình độ học vấn cao:
Trình độ học vấn thấp:
Trẻ: Già: Trẻ: Già:
Chương trình tôn giáo: 9% 11% 29% 32%
Chương trình bình luận chính trị:
40% 55% 25% 40%
Chương trình nhạc cổ điển: 32% 52% 28% 19%
Tổng số trường hợp: 1000 1300
Sau khi đã đưa thêm biến số kiểm định, ta nhận thấy:
− Đối với việc nghe các chương trình tôn giáo, tác động của yếu tố tuổi tác ít quan trọng hơn yếu tố trình độ giáo dục.
− Đối với các chương trình bình luận chính trị, các người lớn tuổi vẫn thích nghe hơn, mặc dù những người trẻ có trình độ giáo dục cao nghe nhiều hơn người trẻ có trình độ văn hóa thấp.
– Đối với các chương trình nhạc cổ điển, cho dù thuộc lứa tuổi nào, yếu tố trình độ giáo dục thực sự có tác động.
Ví dụ trên cho thấy phải hết sức cẩn thận khi đưa ra các nhận định về các mối tương quan, về liên hệ nhân quả và cũng cho thấy sự phân tích với nhiều biến số (analyse multivatiée) là rất cần thiết.
Để chứng minh một mối liên hệ nhân quả giữa các biến số, phải hội đủ các yếu tố sau:
(1) có hai biến số có tương quan,
(2) biến số độc lập phải có trước biến số phụ thuộc,
(3) không có một biến số thứ ba có tương quan đến hai biến số trên.
Khác với khoa học tự nhiên, trong nghiên cứu xã hội học khó tìm tương quan nhân quả vì nó liên hệ đến một loạt biến số, do đó đôi khi nhà xã hội học tạm bằng lòng với việc khám phá các tương quan.