Chương 10. BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
E. Các xã hội đang phát triển và quá trình hiện đại hóa
V. CÁC MÔ HÌNH VỀ BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI
Các nhà xã hội học thường cố gắng đưa ra những mô hình về biến chuyển xã hội nhằm tiên đoán tương lai của các xã hội hay của các nền văn minh.
Nhiều nhà xã hội học tiền phong như A. Comte, H. Spencer hay É.
Durkheim đều đã đưa ra những mô hình tiến hóa về biến chuyển xã hội. Mô hình tiến hóa dựa trên những thành tố sau: a) Biến chuyển xã hội là một điều tự nhiên và luôn luôn tồn tại, biến chuyển xã hội có nghĩa là tiến lên những cấp độ cao hơn trong trật tự xã hội, b) biến chuyển xã hội có một hướng nhất định, từ đơn giản đến phức tạp, c) biến chuyển xã hội là liên tục cho dù không có những yếu tố ngoại lai; đại bộ phận những nhà tiến hóa luận đều đồng hóa biến chuyển xã hội với tiến bộ, d) do vậy biến chuyển xã hội là cần thiết và xảy ra theo các bước đồng nhất cho mọi xã hội.
Hai giả định trong mô hình tiến hóa đã bị nhiều phê phán: mọi xã hội đều tiến hóa theo khuôn mẫu các xã hội châu Âu và đồng hóa biến chuyển xã
hội với tiến bộ. Ngày nay các nhà tiến hóa luận thay thế mô hình tiến hóa đơn tuyến cổ điển trên bằng mô hình đa tuyến. Với mô hình đa tuyến, người ta nhấn mạnh rằng phải nghiên cứu các xã hội một cách riêng biệt để khám ra các giai đoạn tiến hóa duy nhất của xã hội đó.
Một số nhà khoa học xã hội như O. Spengler, A. Toynbee, P. Sorokin chủ trương biến chuyển xã hội đi theo chu kỳ. Họ xem rằng các nền văn minh tiến hóa như các giai đoạn của đời người, có phát triển có tàn lụi. Các xã hội luôn luôn phải ứng phó với các thách đố, hay chúng luôn thay đổi giữa hai cực giá trị (như hai cực giá trị “tinh thần” và “vật chất” theo P. Sorokin).
Theo quan điểm chức năng, biến chuyển xã hội xảy đến như là hệ luận của gia tăng dân số, thay đổi kỹ thuật, bất bình đẳng giai cấp và là nỗ lực của các tập thể khác nhau trong việc tìm kiếm thỏa mãn những nhu cầu của mình trong một xã hội mà tài nguyên ngày càng khan hiếm. Xã hội, qua các biến chuyển, luôn biết thích ứng, biết điều chỉnh để đi đến một sự quân bình mới.
Mô hình biến chuyển xã hội theo lý thuyết xung đột lập luận rằng những mâu thuẫn quyền lợi giữa những nhóm, những tập đoàn với mức độ quyền lực khác nhau sẽ đem lại biến chuyển xã hội, đưa đến một hệ thống phân tầng xã hội mới và hệ thống phân tầng xã hội này đến lượt nó gây ra xung đột và biến chuyển mới. Ngày nay một số nhà xã hội học áp dụng lý thuyết mâu thuẫn để tìm hiểu biến chuyển trong một số nhóm xã hội, trong một số định chế và theo họ – R. Dahrendorf chẳng hạn – không phải bao giờ biến chuyển cũng đưa đến những cuộc cách mạng. Các cuộc cách mạng chỉ xảy ra khi sự bóc lột một giai cấp lên đến cực điểm và giai cấp này không còn chịu đựng nỗi phải sử dụng vũ lực.
Dựa trên lý thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với lý thuyết về các hình thái kinh tế–xã hội, K. Marx có một cái nhìn tích cực và lạc quan hơn về biến chuyển xã hội.
Tóm lại, do tính đa dạng và phức tạp, biến chuyển xã hội vẫn luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng biến chuyển xã hội là một hiện thực, hiện nay các thay đổi trong mọi xã hội đang diễn ra một cách gia tốc, và các xã hội
ngày nay càng có quan hệ hữu cơ với nhau hơn. Thế kỷ hai mươi mốt mà chúng ta đang sống sẽ đem lại những thành đạt to lớn trên phương diện khoa học kỹ thuật, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa có giải đáp, ví như: đâu là ý nghĩa của cuộc sống của con người, vấn đề nghèo nàn lạc hậu, vấn đề xung đột giữa các xã hội…Tuy nhiên chúng ta có một an ủi, sự hiểu biết về xã hội con người trong các thập kỷ gần đây có tiến bộ hơn, trong đó có sự đóng góp của bộ môn xã hội học.
Phụ lục:
Một số nét đặc trưng của xã hội truyền thống
Một số nét đặc trưng của xã hội hiện đại:
* Mô hình cư trú:
Quy mô nhỏ; dân cư phân tán trong các công xã nhỏ
Quy mô lớn; dân cư tập trung trong các đô thị
– quan hệ với các xã hội khác:
Biệt lập, tự cung tự cấp Lệ thuộc hỗ tương
* Cơ cấu xã hội:
− vị trí và vai trò:
Ít vị trí xã hội, vị trí có tính chỉ định; ít vai trò chuyên môn hóa
Nhiều vị trí xã hội, vừa chỉ định, vừa sở đắc; nhiều vai trò chuyên môn hóa
− quan hệ: sơ cấp; ít tính vô ngã, ít riêng
tư, ít chọn lựa thứ cấp; vô ngã và riêng tư
− truyền
thông: diện đối diện diện đối diện + truyền thông đại chúng
− kiểm soát
xã hội: dư luận phi chính thức cảnh sát + hệ thống pháp luật chính thức
− phân tầng xã hội:
mô thức bất bình đẳng chặt chẽ;
ít di động xã hội
mô thức bất bình đẳng mềm dẻo; di động đáng kể
− tính chất của định chế:
có tương quan, bao trùm tách biệt, có tính cách chính thức
– khuôn mẫu giới:
mẫu quyền, phụ quyền; ít lực lượng lao động nữ ngoài xã hội
phụ quyền thoái trào; lực lượng lao động nữ ngoài xã hội gia tăng
− gia đình:
gia đình mở rộng: vai trò quan trọng trong xã hội hóa và trong sản xuất kinh tế
gia đình hạt nhân vẫn còn vai trò trong xã hội hóa, nhưng không còn là đơn vị sản xuất kinh tế.
– tôn giáo: là cơ sở của vũ trụ quan; ít tính đa dạng tôn giáo
tôn giáo “định chế” giảm vai trò xã hội; nhiều giáo phái đa dạng
–giáo dục: dành cho thiểu số ưu tú
giáo dục cơ bản phổ thông;
giáo dục cao cấp cho một tỷ lệ càng gia tăng
nhà nước: qui mô nhỏ; ít can thiệp vào xã hội
qui mô lớn; can thiệp vào vấn đề xã hội
–kinh tế:
trên cơ sở nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp trong gia đình; ít viên chức
sản xuất công nghiệp đại chúng; nhà máy, xí nghiệp là nơi sản xuất; nhiều nhân viên dịch vụ.
− y tế sinh suất, tử suất cao, tuổi thọ trung bình hạn chế
sinh suất, tử suất thấp, tuổi thọ trung bình cao
* khuôn mẫu văn hóa
– giá trị: đồng nhất; ít phân lớp văn hóa hay văn hoá phản kháng
dị biệt, đa dạng, nhiều phân lớp văn hóa, nhiều văn hóa phản kháng
– chuẩn mực:
có ý nghĩa đạo đức cao; ít chấp nhận dị biệt
ý nghĩa đạo đức thay đổi;
chấp nhận dị biệt – định
hướng: liên kết hiện tại với quá khứ liên kết hiện tại với tương lai
− kỹ thuật: tiền công nghiệp; năng lượng do sinh vật
công nghiệp; nguồn năng lượng tiên tiến
* Biến chuyển xã hội:
chậm; thay đổi qua nhiều thế hệ nhanh; trong một thế hệ
Tính cố kết
xã hội cao, thống nhất thấp, có khuynh hướng “phi chuẩn mực”