PHÂN TÍCH ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Trang 109 - 115)

Chương 7. ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

I. PHÂN TÍCH ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

1. Khái niệm định chế:

Các định chế (social institutions) xã hội là kết cấu các vị trí xã hội ít nhiều có tính cách ổn định, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người trong xã hội. Ví như gia đình là sự kết hợp một số vị trí và vai trò (chồng, vợ, cha, mẹ, con…), nó hình thành một hệ thống những quan hệ xã hội và thông qua đó đời sống gia đình hình thành nên.

Trong xã hội, người ta thường kể đến các định chế cơ bản sau đây: gia đình, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa (tôn giáo, truyền thông, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật…).

Mặc dù là những khái niệm riêng biệt, nhưng định chế và đoàn thể xã hội, tổ chức xã hội, không hoàn toàn tách biệt nhau. Định chế là một tập hợp các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực. Nhưng các tương quan, các ứng xử, các chuẩn mực này đòi hỏi phải có những con người cụ thể thực hiện chúng. Như vậy mỗi định chế có nhiều tổ chức xã hội vệ tinh để thực hiện các khuôn mẫu hành vi, chuẩn mực của định chế. Trường học thì có các hội phụ huynh, hội cựu học sinh, các hội văn nghệ, thể thao. Nhà nước thì có các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội, bộ máy quân đội, công an…

2. Một số nét đặc trưng của các định chế xã hội:

Mỗi định chế đều có những đặc thù riêng, nhưng đồng thời cũng có những nét chung với các định chế khác. Tất cả các định chế đều muốn duy trì sự trung thành của các thành viên, muốn áp đặt uy quyền của mình, đưa ra các khuôn mẫu hành vi, đề ra các phương cách để đối phó với các định chế khác. Do đó các định chế đều sử dụng một số kỹ thuật giống nhau.

Mỗi định chế đều đề cao một số ứng xử, hành vi và thái độ nhất định.

Gia đình thì đề cao sự chung thủy, tình yêu; nhà nước dạy công dân của mình lòng trung thành, bổn phận, sự phục tùng; tôn giáo truyền bá cho tín đồ sự khoan dung, lòng yêu mọi người; định chế kinh tế: đầu óc kiếm lời, năng suất…

Mỗi định chế đều sử dụng các biểu tượng như là một dấu hiệu để nhắc nhở về sự hiện hữu của mình. Lá quốc kỳ, búa liềm, chiếc thập giá, hình chữ vạn, hay vòng luân hồi, chiếc nhẫn kết hôn, hay cả các nhãn hiệu trên các sản phẩm kinh tế đều là các biểu tượng nhắc nhở đến các định chế. Các bài hát, kiến trúc xây dựng đều có thể trở thành những biểu tượng của các định chế.

Các định chế thường chuẩn bị cho các thành viên trong định chế thực hiện các vai trò được chỉ định bằng cách đề ra các qui tắc, các luật lệ quy định hành vi, đôi khi được thể hiện một cách chính thức, như trong trường hợp lời thề Hippocrates của người bác sĩ, như lễ trao nhẫn cưới, như lời thề trung thành với các đoàn thể chính trị. Nhưng rất nhiều ứng xử trong một vai trò nhất định được học hỏi hoặc truyền lại không qua con đường chính thức mà do quan sát, do kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống. Nói một cách tổng quát đó là bằng con đường phi chính thức, nó cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các thành viên của định chế. Những đứa trẻ không được sống trong môi trường gia đình hòa thuận, lớn lên sẽ gặp khó khăn trong việc đảm nhận vai trò làm vợ, làm chồng hay vai trò của người cha, người mẹ (Terman,1938).

Mỗi định chế đều có các chuẩn mực để qui định các thành viên trong định chế phải ứng xử như thế nào. Nhưng mặt khác các định chế đều có các

hệ tư tưởng riêng để giải thích tại sao phải hành động như vậy. Hệ ý thức thường bao gồm những giá trị, những tín niệm (belief) cơ bản. Trong khi các luật lệ, các khuôn mẫu hành vi có mục đích ràng buộc các thành viên thì hệ ý thức đem lại những lý giải về mặt lý trí cho việc áp dụng những chuẩn mực của định chế vào những vấn đề cụ thể của xã hội.

Lấy thí dụ, trước nạn thanh thiếu niên phạm pháp trong các xã hội hiện đại, mọi định chế đều cố gắng giải thích một cách nhất quán theo những chuẩn mực của mình. Các tác giả Xô viết trước đây cho rằng hiện tượng du đảng là hệ luận của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa; giáo hội thì cho rằng là do sự lơ là trong việc giảng dạy và thực hành các giáo huấn tôn giáo; đối với nhà giáo dục đó là hệ quả của một hệ thống giáo dục không thích hợp; đối với những người khác đó là dấu hiệu tan rã của gia đình. Mặc dù đôi khi không phản ảnh sự thật, hệ ý thức có chức năng tạo ra lòng trung thành và sự hợp tác của các thành viên đối với định chế.

Một số nét đặc trưng của các định chế chủ yếu:

Đ/C Gia đình:

Tôn giáo: Chính trị: Kinh tế: Giáo dục:

a) Khuôn mẫu hành vi và thái độ:

− chung thủy – tình yêu – trách nhiệm

− từ bi, bác ái – khoan dung

– trung thành

− tuân phục

− lợi nhuận

− hiệu năng

− chuyên cần – trọng kiến thức

b) Biểu tượng:

− nhẫn cưới − thập giá, chữ vạn

– cờ quốc huy

– nhãn hiệu − đồng phục, huy hiệu c) Văn hóa vật chất:

− nhà, bàn ghế, bàn thờ tổ tiên…

− chùa chiền, nhà thờ, thánh thất

− công sở − cửa tiệm − trường lớp thư viện, sách vở…

d) Luật lệ quy định ứng xử

− bộ luật gia – sách kinh – hiến pháp − hợp đồng − nội quy

đình

– tập tục nuôi dạy con

− gia phả

– các giáo điều, cấm kỵ

− luật nghị định…

− hiệp ước

− điều lệ − sổ liên lạc

e) Hệ ý thức:

− chủ nghĩa lãng mạn – quan niệm dòng họ

− chủ nghĩa giáo điều

− chủ trương cải cách

− chủ nghĩa yêu nước – chủ nghĩa xã hội

− tự do mậu dịch

– kinh tế kế hoạch

− giáo dục chủ động – tự trị giáo dục…

3. Kết cấu của định chế:

Mọi định chế đều có kết cấu về các chuẩn mực và kết cấu nhân sự. Kết cấu chuẩn mực bao gồm tất cả những kỳ vọng, những mong ước, các qui tắc, thành văn hay bất thành văn, chính thức hay phi chính thức. Kết cấu nhân sự bao gồm các cá nhân, các vai trò và vị trí xã hội nhờ đó định chế vận hành được.

Các kết cấu này có thể chặt chẽ hay lỏng lẻo. Kết cấu chặt chẽ khi uy quyền được tập trung, khi các tiến trình quyết định đều được tiêu chuẩn hóa và dành ít tự chủ cho các nhóm nhỏ hay cho các cá nhân. Và ngược lại, kết cấu lỏng lẻo ít tập trung hơn và dành nhiều tự do hơn cho cá nhân. Nhà nước và quân đội là những định chế có kết cấu chặt chẽ vì mỗi vị trí, mỗi vai trò ở mọi cấp bậc đều được xác định rõ. Các tổ chức trong các định chế kinh tế thì tùy thuộc mục tiêu nhắm vào, có những tổ chức có kết cấu lỏng lẻo nhằm khuyến khích tính năng động. Cùng một hệ tự tưởng, nhưng có những tổ chức khác nhau về kết cấu, ví như giáo hội Công giáo có kết cấu chặt chẽ hơn giáo hội Tin lành; cùng một hệ ý thức xã hội chủ nghĩa nhưng Cộng sản Pháp có cơ cấu chặt chẽ hơn đảng Xã hội Pháp.

Các đơn vị của định chế cũng có kết cấu chính thức hay phi chính thức như ta đã đề cập ở trên khi bàn đến tổ chức xã hội. Có lẽ cũng nên phân biệt hai khái niệm uy quyền và ảnh hưởng. Khác với uy quyền, ảnh hưởng không

phải là quyền hành chính thức, không đặt cơ sở trên vị trí xã hội mà dựa trên những đánh giá xuất phát từ những đặc tính của nhân cách. Kết cấu phi chính thức phát triển một phần do những khác biệt về nhân cách giữa những cá nhân và một phần do trên thực tế không một hệ thống vai trò nào đáp ứng hoàn toàn những đòi hỏi của định chế. Do đó để được việc, đôi lúc phải đi ra khỏi “các kênh” thông thường và sử dụng kết cấu phi chính thức. Kết cấu phi chính thức đôi lúc là “xả xú bắp”, làm giảm bớt những đòi hỏi máy móc của kết cấu chính thức.

4. Chức năng của định chế:

Hiện tượng xã hội rất phức tạp và do đó rất khó tiên đoán tất cả kết quá của một hành động cụ thể. Theo R. Mertons, định chế có những chức năng công khai mà ta dễ nhận ra qua những mục tiêu được công bố, và những chức năng tiềm ẩn, tức là những chức năng ta không biết, không nhắm tới hoặc có biết thì cũng được xem như là những phó sản. Chức năng công khai của các định chế kinh tế là sản xuất; phân phối sản phẩm và dịch vụ nhưng những chức năng tiềm ẩn của chúng có thể là gia tăng mức độ đô thị hóa, thay đổi đời sống gia đình, gia tăng sự phát triển các nghiệp đoàn, ảnh hưởng định chế giáo dục… Hoặc là, chức năng của cưỡng bách giáo dục là giúp cho quần chúng có được những tri thức và các kỹ năng trước đây chỉ dành cho một thiểu số. Nhưng chức năng tiềm ẩn của nó nhằm ngăn cản trẻ em lao động sớm, làm giảm sự kiểm soát của cha mẹ, gia tăng sự hội nhập xã hội…

Một cách tổng quát, mỗi định chế có hai loại chức năng công khai nhằm: (l) đeo đuổi các mục tiêu của chính nó, (2) gìn giữ sự đoàn kết nội bộ để tồn tại. Nhà nước có chức năng phục vụ công dân của mình và bảo vệ biên giới quốc gia, nhưng đồng thời cố gắng tránh nguy cơ xáo trộn từ bên trong và cố gắng tránh bị xâm lăng từ bên ngoài. Khi một định chế thất bại trong việc thực hiện hai chức năng này, nó phải biến đổi hay tan rã hoặc là phải nhường những chức năng thiết yếu của nó cho các định chế khác.

5. Quan hệ giữa các định chế:

Các định chế đều tồn tại trong tương quan với nhau. Hôn nhân và sinh suất đều ảnh hưởng đến việc cung cầu sản phẩm của định chế kinh tế. Giáo dục tạo nên những thái độ ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ khước tôn giáo. Các định chế kinh tế, tôn giáo, giáo dục… đều muốn chi phối chính quyền bởi lẽ hành động của chính quyền ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

Mối tương quan giữa các định chế giải thích tại sao các định chế ít khi có thể kiểm soát hoàn toàn được các ứng xử của các thành viên theo các lý tưởng của các định chế. Nhà trường có thể cung cấp một chương trình giáo dục rất tốt cho mọi học sinh, nhưng hành vi của người học trò còn tùy thuộc nhiều yếu tố ngoài sự kiểm soát của nhà trường. Tôn giáo kêu gọi tín đồ tuân theo các nguyên tắc đạo đức, nhưng trong đời sống hằng ngày, trên các hoạt động chính trị, kinh tế người tín đồ thấy phải thỏa hiệp những lý tưởng này với thực tế. Trên lãnh vực vĩ mô, để tránh những xung đột, đôi lúc phải có những thỏa hiệp, những nhượng bộ, những liên minh giữa các định chế.

Gia đình ảnh hưởng đến sự tham gia của các thành viên vào các định chế khác và ngược lại nó là đối tượng mà các định chế khác quan tâm. Nhà nước quy định các thủ tục về hôn nhân, ly dị và đôi lúc cũng can thiệp vào việc nuôi dạy con cái. Nhà trường cũng dạy các giáo trình về “đời sống gia đình”, và tìm sự hợp tác của gia đình qua việc lập các hội phụ huynh học sinh.

Các xí nghiệp, các giáo hội, và ngay cả quân đội cũng có những biện pháp để ảnh hưởng đến gia đình. Như vậy mọi tổ chức xã hội đều phải đối diện với vấn đề mâu thuẫn do sự gắn bó với gia đình và gắn bó với định chế khác gây nên.

Với biến chuyển của xã hội mọi định chế đều phải thích ứng kịp thời, bởi lẽ biến chuyển trong một định chế sẽ kéo theo những thay đổi trong các định chế khác. Khi những mô thức của gia đình thay đổi, như sự tan vỡ của hệ thống tương trợ trong chế độ đại gia đình, nhà nước phải có những chính sách an sinh xã hội thích ứng.

6. Biến chuyến của định chế:

Các chuẩn mực, các tổ chức xã hội gắn liền với các định chế có thể bị thay thế hay tan rã đi, nhưng định chế vẫn luôn tồn tại. Những qui tắc phụ quyền, chế độ phong kiến có thể mất đi nhưng gia đình hay định chế chính trị vẫn luôn tồn tại. Như vậy, định chế biến chuyển thông qua những thay đổi trong các chuẩn mực của định chế và qua biến chuyển của các tổ chức xã hội có liên quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình Xã hội học (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w