Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 70 - 74)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.1. Khái quát về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Sứ mệnh của Học viện

Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của hệ thống chính trị;

trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị và khoa học hành chính.

2.1.2.2. Chức năng của Học viện

- Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cấp, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

- Nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của một số Đảng cộng sản và các trào lưu tư tưởng trên thế giới, nghiên cứu các khoa học chính trị, khoa học hành chính và quản lý nhà nước, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;

- Tham mưu, đề xuất, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, xây dựng chính sách, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính nhà nước.

- Hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy và học tập, nghiên cứu

khoa học của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các Bộ, ngành Trung ương trên lĩnh vực khoa học chính trị và hành chính.

- Hướng dẫn việc nghiên cứu, biên soạn và tham gia thẩm định lịch sử Đảng của các địa phương, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các tài liệu về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Nhà nước.

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học hành chính và các lĩnh vực khác.

- Phối hợp tổ chức khảo thí, sát hạch, kiểm tra, đánh giá trình độ công chức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức hành chính các cấp để tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh công chức.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao [69].

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của HVCT-HCQGHCM hiện nay, gồm:

- Ban Giám đốc - Văn phòng Học viện

- Các vụ chức năng: Vụ Tổ chức - Cán bộ; Vụ Quản lý đào tạo; Vụ Quản lý khoa học; Vụ Các trường chính trị; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Ban Thanh tra.

- Các Học viện khu vực, bộ phận: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I; Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II; Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III; Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV; Các Học viện chuyên ngành: Học viện Hành chính; Học viện Báo chí và tuyên truyền; Học viện Xây dựng Đảng.

- Các viện trực thuộc: Viện Triết học; Viện Kinh tế; Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học; Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; Viện Lịch sử

Đảng; Viện Chính trị học; Viện Nhà nước và pháp luật; Viện Xã hội học;

Viện Văn hóa và phát triển; Viện Quan hệ quốc tế; Viện Nghiên cứu quyền con người; Trung tâm Thông tin khoa học.

- Tạp chí Lý luận chính trị; Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

2.1.3. Đặc điểm đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh

* Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, có phẩm chất năng lực, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý; có phương pháp tư duy khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Do HV là đơn vị đào tạo trực thuộc Bộ chính trị, Ban bí thư và Chính phủ, do đối tượng đào tạo của HV chủ yếu là cán bộ lãnh đạo trung cao cấp thuộc khu vực nhà nước, nên mục tiêu đào tạo của HV: chú trọng trang bị kiến thức lý luận chính trị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; kỹ năng tư duy chiến lược và tầm nhìn cho người học.

* Đối tượng đào tạo: Khác với các Trường đại học, đối tượng đào tạo của HV là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trung cao cấp và dự nguồn hiện đang đảm nhận những cương vị quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, quân đội, an ninh, các tổ chức chính trị xã hội, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước. Những cán bộ này hầu hết đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, một phần nhỏ cán bộ thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo tốt nghiệp trung học; đã qua hoạt động thực tiễn lãnh đạo quản lý, có kinh nghiệm thực tiễn; tuổi đời thường trên 35 tuổi. Đây là những đặc điểm rất quan trọng có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo của HV.

* Chương trình đào tạo: Để thực hiện mục tiêu trên, kết hợp với điều kiện cụ thể của HV và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chương trình đào tạo của HV được thiết kế và phân bổ như sau:

Trung tâm Học viện: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, cán bộ dự nguồn cho các đối tượng trên với các chương trình:

- Lý luận chính trị cao cấp học 10 tháng tập trung hoặc 18 tháng tại chức. Tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị.

- Đại học chính trị học 2 năm tập trung cho cán bộ dự nguồn, cán bộ tuổi dưới 45 đang công tác tại các ban Đảng, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã có một bằng đại học khác. Tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cử nhân chính trị.

- Đào tạo cao học tập trung thời gian hai năm, không tập trung thời gian ba năm. Tốt nghiệp được cấp bằng thạc sĩ. Nghiên cứu sinh học tập trung về 14 chuyên ngành. Tốt nghiệp được cấp bằng tiến sỹ.

- Bồi dưỡng về đường lối, chính sách cho cán bộ lãnh đạo và quản lý trung, cao cấp từ tỉnh trở lên.

- Bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, cán bộ quản lý ở Học viện, các Học viện trực thuộc, các trường chính trị tỉnh, thành phố, cán bộ lịch sử Đảng thuộc các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố.

Các Học viện khu vực: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở cấp quận, huyện và ban, ngành của tỉnh với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

- Lý luận chính trị cao cấp học 10 tháng tập trung hoặc 18 tháng tại chức. Tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị.

- Bồi dưỡng về đường lối, chính sách cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, quận, ban ngành, cấp tỉnh và cán bộ chủ chốt kinh doanh trong các tổng công ty, xí nghiệp nhà nước (Thời gian 7- 10 ngày).

- Bồi dưỡng cán bộ dân tộc, miền núi cấp tỉnh, quận, huyện, cán bộ lãnh đạo chuyên ngành xây dựng Đảng, tổ chức, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)