Quản lý phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 93)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.3.3. Quản lý phương thức đào tạo

Từ năm 2004 đến năm 2009, cùng với những đổi mới về nội dung chương trình đào tạo, Học viện đã tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng kết hợp chặt chẽ hơn giữa lý luận với thực tiễn, nâng cao tính tích cực, chủ động của người học.

Năm 2001, Giám đốc Học viện đã phê duyệt 2 dự án: Dự án đầu tư xây dựng phòng phương pháp giảng dạy và dự án nâng cao phương pháp giảng dạy hiện đại. Thực hiện 2 dự án trên, phương pháp giảng dạy mới được triển khai vào Học viện theo 2 giai đoạn: Tập huấn cho giảng viên và áp dụng phương pháp dạy - học hiện đại vào Trung tâm Học viện và các Học viện Khu vực. Từ năm 2002 đến nay, Học viện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về phương pháp dạy - học tích cực cho 814 lượt giảng viên trong toàn hệ thống Học viện. Tại Trung tâm Học viện có 18 giảng viên là chuyên gia về phương pháp giảng dạy làm nòng cốt trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Sau khi Quyết định 80/QĐ-HVCTQG ngày 19/4/2004 Quy định một số nội dung trong đổi mới công tác đào tạo và NCKH, Quyết định 435/ QĐ- HVCTQG ngày 28/10/2004 quy định tạm thời một số giải pháp giảng dạy và học tập, Quyết định 685/ QĐ-HVCTQG ngày 18/4/2006 của Giám đốc Học viện về “Một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập thay thế quyết định 435/ QĐ-HVCTQG ngày 28/10/2004” được chính thức ban hành thì hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học thực sự trở thành phong trào rộng khắp trong toàn hệ thống Học viện. Cho đến nay, phương pháp dạy và học mới (hay phương pháp dạy học tích cực) đã trở thành xu thế chung không thể đảo ngược trong đổi mới công tác đào tạo của hệ thống HVCT- HCQG Hồ Chí Minh. Để củng cố và tiếp tục phát triển những thành tựu đổi mới, phương pháp giảng dạy đi vào chiều sâu, Học viện đã triển khai xây dựng Bộ môn Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị và khoa học luận

(phương pháp nghiên cứu khoa học), thành lập Trung tâm khảo thí, phương pháp giảng dạy và hỗ trợ đào tạo.

Phương pháp giảng dạy đã bắt đầu được đổi mới theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường tính tích cực chủ động của người học, giảm bớt thời gian thuyết trình trên lớp, tăng cường gợi mở, hướng dẫn, đối thoại, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Đánh giá mức độ đổi mới phương pháp giảng dạy được thể hiện qua kết quả điều tra trực tiếp như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá kết quả sử dụng phương pháp giảng dạy ở Học viện

STT Tiêu chí Rất tốt Tốt Trung bình

1

1/2 thời gian thuyết trình + 1/2 thời gian thảo luận

36 (10,6%) 260 (76,5 %) 44 (12,9%)

2 Thuyết trình + Phương

tiện dạy học hiện đại 56 (16,5%) 208 (61,2%) 76 (22,4%) 3 3/4 thời gian thuyết

trình + Nêu vấn đề 16 (4,7%) 280 (82,4%) 28 (8,2%) 4 Thuyết trình + Hỏi đáp 48 (14,1%) 240 (70,6%) 44 (12,9%) 5 100% Thuyết trình 8 (2,4%) 232 (68,3 %) 76 (22,4%)

Kết quả trên cho thấy việc sử dụng phương pháp giảng dạy của Học viện nói chung được đánh giá tốt đặc biệt là phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo luận, thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, thuyết trình kết hợp với hỏi đáp. Đánh giá thấp nhất là phương pháp 100% thuyết trình (chỉ có 2,4% đánh giá rất tốt).

Về thời lượng giảng dạy các môn học, thực hiện cắt giảm giờ giảng lý thuyết, tăng thêm gợi mở đối thoại, các buổi thảo luận, các cuộc hội thảo, các bài tập xử lý tình huống; thường xuyên tổ chức các đợt tham quan nghiên cứu thực tế. Những đợt đi thực tế như thế đã đem lại cho người học nhiều thu hoạch quý giá về lý luận liên hệ với thực tiễn, rèn luyện bản lĩnh chính trị và năng lực vận dụng sáng tạo tri thức lý luận để giải quyết các tình huống chính trị thực tiễn trực tiếp diễn ra trong đời sống xã hội.

Kết quả khảo sát trực tiếp về hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên cho thấy:

Bảng 2.8: Đánh giá về hoạt động nghiên cứu thực tế của Học viện Tiêu chí Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Không hợp lý Nội dung 76 (22,4%) 180 (52,9%) 52 (15,3%) 12 (3,5%) Hình thức 92 (27,1%) 196 (57,6%) 28 (8,2%) 12 (3,5%) Thời gian 68 (20%) 196 (57,6%) 36 (10,6%) 20 (5,9%)

Nói chung, người học đánh giá khá cao tính hợp lý trong hoạt động nghiên cứu thực tế của Học viện về cả nội dung và hình thức.

Đề tài các cuộc thảo luận, thi hết môn, thi tốt nghiệp và viết luận văn tốt nghiệp đều hướng vào những vấn đề thiết thực, cấp bách về lý luận và thực tiễn nóng hổi, những tình huống chính trị cấp bách đòi hỏi người học phải vận dụng tri thức lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để trình bày, phân tích, lý giải và đề xuất những phương hướng, giải pháp xử lý đúng đắn, có tính khả thi.

2.3.3.2. Tổ chức và điều phối hoạt động đào tạo

Hàng năm sau khi nhận kế hoạch của của Ban tổ chức Trung ương (trung bình 100 lớp /năm), Trung tâm Học viện phân bổ chỉ tiêu đào tạo các

quản lý đầu vào, đầu ra theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương về đào tạo bồi dưỡng cán bộ và quản lý nội dung đào tạo (chương trình CCLLCT) trong toàn hệ thống học viện. Các Học viện trực thuộc có trách nhiệm báo cáo vào các dịp tập huấn hè hàng năm hoặc theo yêu cầu của Trung tâm Học viện về kế hoạch, chương trình, đối tượng đào tạo.

a. Xây dựng kế hoạch đào tạo

- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo của Học viện đã dần đi vào nề nếp. Kế hoạch được xây dựng cho từng học kỳ, cho từng năm học và cho cả khoá học. Do đó, việc giảng dạy của các Viện, các khoa và việc học tập của các lớp học viên, công tác chuẩn bị của các bộ phận phục vụ được chủ động hơn. Về cơ bản đã khắc phục đựơc tình trạng bị động, chắp vá trong tổ chức và điều hành lịch giảng dạy và học tập.

- Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, tiêu chuẩn và chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng của các hệ lớp được Ban Tổ chức Trung ương thông báo, Học viện đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các hệ lớp để trình Giám đốc Học viện phê duyệt (kế hoạch bao gồm: thời gian chiêu sinh, tổ chức xét duyệt; hình thức đào tạo, số lượng tuyển chọn; địa bàn tổ chức và phương thức thực hiện; các điều kiện đảm bảo cho dạy và học...)

- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy - học tích cực trình Giám đốc phê duyệt và trực tiếp tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ giảng viên trong hệ thống Học viện và một số trường chính trị tỉnh, thành phố. Tiếp đó, đã xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng phương pháp mới ở các lớp cao cấp lý luận chính trị tại Trung tâm Học viện và các Học viện trực thuộc.

- Xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra công tác đào tạo và quản lý đào tạo ở các Học viện trực thuộc và trực tiếp triển khai công việc này dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Học viện.

b. Tổ chức các loại hình đào tạo, bồi dưỡng

HVCT-HCQGHCM đã mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hóa về hình thức mở lớp, song so với nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các bộ ngành Trung ương, địa phương, các Trường đại học, các doanh nghiệp lớn trong cả nước thì vẫn chưa đáp ứng được. Từ sau Hội nghị Trung ương 3 (Khóa VIII); Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (Khóa VIII), Quy định 54 QĐ/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về chế độ học tập lý luận trong Đảng, Pháp lệnh cán bộ công chức (tháng 2-1998), tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị cao cấp trở thành bắt buộc đối với việc bổ nhiệm, đề bạt, nâng ngạch, nâng lương… thì nhu cầu học cao cấp lý luận chính trị tăng lên rất nhiều không chỉ ở diện cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt mà cả những cán bộ chuyên môn đang ở ngạch chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính và giảng viên chính, kể cả những người ngoài Đảng. Hầu hết các cơ quan bộ ngành và địa phương đều yêu cầu mở các lớp tại chức. Trong khi đó lực lượng giảng viên và cán bộ quản lý của HV chỉ có hạn, lại phải đảm đương nhiều nhiệm vụ NCKH, cho nên việc quản lý, giám sát hoạt động đào tạo thiếu chặt chẽ làm cho chất lượng đào tạo giảm sút. Hiện nay, cơ cấu về loại hình đào tạo tập trung và tại chức đã được điều chỉnh một bước cơ bản ở cả Trung tâm Học viện và các Học viện khu vực theo chủ trương chung của Ban tổ chức Trung ương và HVCT-HCQGHCM. Nhưng tỉ lệ giữa hình thức đào tạo tập trung và đào tạo tại chức từ chỗ phổ biến là 1/5 (về số lớp), 1/15 đến 1/20 (về số học viên) nay chỉ còn 1/1,5 (về số lớp), 1/5 (về số học viên). Thực trạng đó đang là mâu thuẫn giữa chất lượng và số lượng trong công tác đào tạo cần được khẩn trương tìm ra giải pháp tháo gỡ.

Đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức đào tạo, kết quả điều tra cho thấy đào tạo chính quy tại HV hiệu quả hơn nhiều so với đào tạo tại chức:

Bảng 2.9: Đánh giá hình thức đào tạo hiệu quả

STT Hình thức Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Chính quy tại Học viện 280 82,4

2 Tại chức tại địa phương 12 3,5

3 Không trả lời 48 14,1

c. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo

Hiện nay tổ chức bộ máy quản lý đào tạo ở HV được cấu trúc lại và phân công phân cấp như sau:

- Ban Giám đốc (Trung tâm HV và HV khu vực) quản lý chung.

- Hệ thống chức năng quản lý đào tạo bao gồm:

Vụ Quản lý đào tạo (ở Trung tâm Học viện) và Ban Quản lý đào tạo (ở các Học viện khu vực), có chức năng tư vấn cho BGĐ quản lý toàn diện các hoạt động đào tạo, là đầu mối phối hợp với các bộ phận chức năng khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đào tạo do BGĐ giao.

Các vụ/ban chức năng khác có nhiệm vụ phối hợp với vụ/ban đào tạo tham gia quản lý đào tạo theo chức năng của mình.

Ban (phòng) thanh tra đào tạo có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định, quy chế đào tạo của HV.

- Các viện /khoa, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của BGĐ có chức năng trực tiếp quản lý đào tạo về chuyên môn, bao gồm: xây dựng chương trình giáo trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, ra đề thi, chấm thi; phân công điều hành giảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy theo đúng chương trình, lịch trình đào tạo; chấp hành nghiêm túc quy định, quy chế đào tạo của HV.

Các bộ môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước viện trưởng/trưởng khoa trực tiếp quản lý hoạt động chuyên môn và quản lý giảng viên, chủ yếu về chuyên môn.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, do vụ/ban quản lý đào tạo phân công và chịu trách nhiệm trước vụ trưởng/ trưởng ban, theo dõi nắm tình hình, điều hành các hoạt động hàng ngày về thực hiện lịch trình đào tạo, chấp hành quy chế đào tạo trong giảng dạy và học, đi thực tập thực tế của giảng viên và học viên.

d. Xây dựng quy chế đào tạo

Từ sau khi có Quyết định 61-QĐ/TW (1993) và Quyết định 67-QĐ/TW (1999) của Bộ Chính trị, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX, HVCTQG HCM đã hình thành hệ thống các văn bản quản lý và quy chế đào tạo từ Trung tâm Học viện đến các Phân viện (nay là Học viện khu vực)

* Bộ chương trình và giáo trình của hệ đào tạo CCLLCT sau khi ban hành được áp dụng thống nhất và trở thành công cụ quản lý quan trọng của Giám đốc đối với hoạt động đào tạo trong toàn hệ thống Học viện.

* Bộ quy chế đào tạo bao gồm: “Quy chế học viên và công tác học viên”; “Quy chế kiểm tra, thi hết môn và viết luận văn tốt nghiệp”, “Quy chế công tác chủ nghiệm lớp” đã được ban hành. Cùng với bộ quy chế là những văn bản quy định về miễn học, miễn thi quy định về quy trình và thủ tục mở lớp, khai giảng và bế giảng; quy định về văn bằng, quản lý và cấp phát văn bằng ở các hệ đào tạo… Đặc biệt, năm 2005, Giám đốc Học viện ban hành hai văn bản pháp quy quan trọng đó là Quyết định số 80/QĐ - HVCTQG quy định tạm thời một số nội dung trong công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, Quyết định số 435/QĐ - HVCTQG quy định tạm thời một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Theo đó, quy chế kiểm tra, thi hết môn và viết luận văn tốt nghiệp, quy chế học viên và công tác học viên (ban hành năm 2002) đã thay đổi về cơ bản theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy

mới được triển khai thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng các quyết định trên đã thực sự đem lại kết quả to lớn, có ý nghĩa như một khâu đột phá để tiếp tục đổi mới sâu hơn, toàn diện hơn về phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo nói chung của toàn Học viện. Trong những năm tới với bộ quy chế và quy định này, những hoạt động cơ bản của hoạt động đào tạo đã được đưa vào nề nếp khoa học, quản lý chặt chẽ và thống nhất hơn. Dưới sự chỉ đạo của BGĐ, Vụ quản lý đào tạo của HV đã thường xuyên tổ chức các hội nghị tổng kết về quản lý đào tạo trong toàn hệ thống để thống nhất chủ trương, biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo.

e. Kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy

Việc kiểm tra, đánh giá giảng dạy của giảng viên ở HVCT - HCQGHCM được thực hiện thông qua việc kiểm tra, đánh giá nội dung chương trình giảng dạy, nề nếp lên lớp, chuẩn bị đề cương, bài giảng, giáo trình, giáo án. Người trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên là viện trưởng, trưởng khoa. Thanh tra Giáo dục tư vấn cho BGĐ và Hội đồng Giáo dục về việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá giảng viên được các tổ chức Đảng và chính quyền đưa vào đánh giá kết quả bình bầu cuối năm và gắn liền với chính sách thưởng phạt hợp lý cả về vật chất và tinh thần, qua đó tạo động lực để giảng viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giảng dạy có chất lượng cao. Cụ thể, HV đã thực hiện các biện pháp như:

+ Bộ phận theo dõi giảng dạy đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị giảng dạy, bám sát chương trình và kế hoạch giảng dạy để theo dõi kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc trong thực hiện kế hoạch.

+ Ngoài việc kiểm tra thực hiện kế hoạch và lịch học, bộ phận theo dõi giảng dạy còn chú trọng đến nội dung và việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên theo yêu cầu của Giám đốc HV.

+ Các giáo viên chủ nhiệm lớp điểm danh hàng ngày và thực hiện nghiêm túc quy định học bổ sung hoặc học lại đối với những học viên học không đủ số tiết học theo quy chế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)