Phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên theo kịp động thái phát triển của Học viện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 161 - 166)

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

3.2.3. Phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên theo kịp động thái phát triển của Học viện

3.2.3.1. Mục đích của giải pháp

Lực lượng giảng viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy sẽ

không thể đạt kết quả mong muốn nếu thiếu đội ngũ trực tiếp thực thi có chất lượng, tận tâm và có trách nhiệm cao với nghề - đó là lực lượng giảng viên.

Mục đích của giải pháp là:

- Nhằm xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có trình độ cao.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

* Thứ nhất, phát triển đội ngũ giảng viên

- Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng, cơ cấu và chất lượng giảng viên phù hợp với chiến lược phát triển của HV, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành, các nhà khoa học nòng cốt.

- Có chính sách hợp lý thu hút người tài kể cả các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao về làm việc hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại HV.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa HV với các Trường đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước để tận dụng đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao tham gia giảng dạy tại HV. Có cơ chế và chính sách để sử dụng lâu dài, ổn định đội ngũ giảng viên kiêm chức.

- Tăng cường tuyển dụng đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ cao, thành thạo về ngoại ngữ về giảng dạy tại Học viện, đồng thời có chính sách đào tạo phát triển làm lực lượng nòng cốt cho phát triển HV trong tương lai.

* Thứ hai, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

- Phân công giảng viên tham gia giảng dạy môn học hay chuyên đề phải phù hợp với năng lực, sở trường và sở thích của giảng viên. Giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy còn phải tham gia nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ, nên phân công giảng dạy phải đảm bảo cho giảng viên

đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. Để đảm báo tính chuyên sâu trong giảng dạy, không nên phân công giảng viên giảng dạy đồng thời nhiều môn hoặc nhiều chuyên đề.

- Quản lý giảng viên thực hiện đúng nội quy, quy chế giảng dạy, thực hiện đầy đủ mục đích yêu cầu của chương trình đào tạo cũng như của môn học. Việc quản lý giảng dạy của giảng viên được thực hiện thông qua nhiều hình thức: kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giảng viên, qua sổ đầu bài của lớp học, qua kiểm tra của thanh tra đào tạo, qua phiếu điều tra học viên.

Đánh giá mức độ áp dụng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện, kết quả điều tra cho thấy:

Bảng 3.2: Đánh giá mức độ các biện pháp phát triển giảng viên Cho điểm từ 1 đến 5, điểm 5 là cao nhất, điểm 1 là thấp nhất)

TT Các biện pháp Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

đào tạo 92 (56,5%) 16 (4,7%) 132

(38,8%) 2 Tăng tiền bồi dưỡng cho giảng

viên 128 (37,6%) 48 (14,1%) 164

(48,2%) 3 Tuyển giáo viên có trình độ cao

156 (45,9%) 64 (18,8%) 120 (35,3%) 4 Đào tạo lại đội ngũ giảng viên

160 (47,1%) 36 (10,6%) 144 (42,4%) 5 Cho giáo viên đi tu nghiệp

nước ngoài 136 (40%) 68 (20%) 136 (40%)

6 Mời các giáo sư trong và ngoài nước

giảng 112 (32,9%) 104

(30,6%)

124 (36,5%)

Như vậy, trong thời gian qua Học viện đã có chú trọng áp dụng các biện pháp: bồi dưỡng nghiệp vụ giảng viên, tuyển giáo viên có trình độ cao về Học viện song chưa chú trọng sử dụng các giải pháp: tăng thu nhập cho giảng viên, cử giảng viên đi tu nghiệp ở nước ngoài và mời giảng viên có trình độ

cao (các giáo sư) trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại Học viện, thực hiện chế độ đi thực tế dài hạn đối với giảng viên trẻ.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

a. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Đây là vấn đề quan trọng có tầm chiến lược đối với sự phát triển của Học viện nói chung và công tác đào tạo nói riêng. Để xây dựng quy hoạch, cần thực hiện các nội dung sau:

- Tiến hành khảo sát đánh giá một cách toàn diện bằng nhiều phương pháp khác nhau về thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay về số lượng, cơ cấu và chất lượng trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên.

- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài Học viện về đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của Học viện và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên.

- Tập trung xây dựng tiêu chuẩn, quy trình, quy chế tuyển dụng giảng viên. “Quy chế tuyển chọn cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thực sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu quá trình cống hiến hoặc thành phần xuất thân... Mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào vị trí lãnh đạo. Mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình, khắc phục tư tưởng sống lâu lên lão làng, tư tưởng đẳng cấp, thứ bậc theo kiểu phong kiến” [49, tr.347]. Riêng việc tuyển chọn giảng viên đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng ngoại ngữ. Theo chúng tôi tiêu chuẩn giảng viên của HV phải từ tiến sĩ trở lên và có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong chuyên môn. Về cơ chế tuyển dụng đơn giản, ít thủ tục và tránh thụ động chờ ứng cử viên đến xin việc mà phải chủ động tìm kiếm thu hút người tài.

- Khi dự thảo quy hoạch đã được xây dựng xong, cần có ý kiến đánh giá phản biện của đối tượng hữu quan (các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, cựu học viên, các nhà sử dụng), để bổ sung và hoàn thiện quy hoạch.

b. Tổ chức sắp xếp, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu một cách hợp lý, đầu tư xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, các giảng viên đầu đàn, đầu ngành; Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu trực tiếp phục vụ giảng dạy.

c. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy cho cả năm và theo từng học kỳ, ban hành các quy định, yêu cầu cụ thể đối với giảng viên khi tham gia giảng dạy. Các văn bản này phải phổ biến cho giảng viên vào đầu năm học hay vào đầu học kỳ để giảng viên chủ động lên kế hoạch giảng dạy và công tác trong năm.

d. Thực hiện phân cấp quản lý giảng dạy và học tập giữa lãnh đạo ban chức năng với lãnh đạo các đơn vị đào tạo, giữa chuyên viên ban thanh tra đào tạo với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp. Tránh chồng chéo, tốn kém về thời gian và chi phí mà hiệu quả quản lý không cao.

e. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá giảng viên, tổ chức lấy ý kiến của học viên đánh giá về giảng viên. Kiểm tra, đánh giá giảng viên là khâu rất quan trọng của công tác cán bộ. Đánh giá đúng, chính xác là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, đề bạt, đãi ngộ giảng viên đúng với năng lực sở trường và mức độ cống hiến đồng thời cũng là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Để đánh giá đúng giảng viên phải sử dụng nhiều hình thức, phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin: từ tổ chức Đảng, chính quyền, cấp trên, đồng nghiệp, đặc biệt rất cần lấy thông tin từ đánh giá của học viên. Sau khi kết thúc môn học, chuyên đề hoặc cả khoá học HV nên tổ chức lấy ý kiến của học viên đánh giá

về giảng viên. Đây là kênh thông tin có độ tin cậy cao về đánh giá giảng viên.

Để sử dụng tốt kênh thông tin này, cần chú ý thiết kế bộ câu hỏi hợp lý.

Thông tin không công bố rộng rãi mà chỉ dành riêng cho cá nhân người được đánh giá để tự điều chỉnh và người lãnh đạo biết có chính sách điều tiết sử dụng giảng viên có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 161 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)