Quản lý học viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 109)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.3.5. Quản lý học viên

2.3.5.1. Quy mô và chất lượng đào tạo học viên

Trong 5 năm 2004 - 2009, Học viện đã đào tạo và cấp bằng cho 48.000 học viên hệ cao cấp lý luận chính trị. Riêng Trung tâm Học viện, hàng năm đã chiêu sinh và tổ chức đào tạo đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý khoảng 50 lớp cao cấp lý luận chính trị, trong đó có gần 40 lớp tại chức đặt tại các địa phương và các Bộ, Ngành, Trung ương. Trung tâm Học viện đã đào tạo và

cấp bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị cho 1572 học viên hệ tập trung, cho 10.039 học viên hệ tại chức.

Về chất lượng đào tạo: Khi mới vào học tại Học viện, trình độ năng lực của học viên chỉ ở mức trung bình qua khảo sát đầu vào, không có năng lực nào đạt được 70%. Trình độ năng lực cao nhất là năng lực tổ chức, thực hiện kế hoạch đạt trung bình là 65,04%, tiếp đến là năng lực chỉ đạo, phối hợp hoạt động đạt trung bình là 63,31%, và thấp nhất là năng lực tư duy logic chỉ đạt có 56,13%. Sau một thời gian học tại Học viện, trình độ năng lực của học viên đã tăng lên rõ rệt. Nếu như trước khi vào học, trình độ năng lực của học viên chỉ đạt mức trung bình khá gần 70% thì sau khi học đã nâng lên mức khá và giỏi trên dưới 80%. Đáng chú ý là trình độ kiến thức và năng lực tư duy của học viên đã tăng từ 56,13% lên 78,65%; các năng lực khác cũng tăng lên đáng kể.

Bảng 2.12: Trình độ năng lực của học viên tại Học viện [61]

Đơn vị: % Các năng lực Lúc mới học Sau khi học

Năng lực tư duy logic 56,13 78,65

Năng lực tiếp nhận cái mới 57,14 79,92

Năng lực xử lý thông tin 59,93 79,74

Năng lực sử dụng và bố trí nhân lực 59,92 80,27

Năng lực lập kế hoạch 62,96 80,74

Năng lực tổ chức, thực hiện kế hoạch 65,04 82,67 Năng lực chỉ đạo, phối hợp hoạt động 63,31 81,41

Năng lực tạo động lực cho tập thể 61,98 80,88

Năng lực khuyến khích, động viên 61,38 80,23

Năng lực kiểm tra đánh giá 62,86 82,69

Năng lực thuyết phục người khác 60,82 80,90

Năng lực trình bày, thuyết trình 59,52 80,08

Khi mới vào học tại Học viện, trình độ thành thạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý của học viên cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình (60%), thành thạo nhất là kỹ năng làm việc với con người đạt mức độ trung bình là 63,22%, thấp nhất là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột (60,44%).

Sau một thời gian học tại Học viện, mức độ thành thạo của đa số các kỹ năng này được tăng lên.

Bảng 2.13: Mức độ thành thạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý của học viên [61]

Đơn vị: % Các kỹ năng Lúc mới học Sau khi học

Tổ chức công việc cơ quan 62,46 82,03

Hoạch định chính sách 60,08 79,76

Làm việc với con người 63,22 81,36

Phát hiện vấn đề cần giải quyết 61,56 81,21

Thực thi các cải cách 60,51 79,58

Giải quyết mâu thuẫn, xung đột 60,44 79,68

Xử lý tình huống 60,65 81,30

Xét mức độ phù hợp của sản phẩm đào tạo phù hợp với yêu cầu của các nhà sử dụng, kết quả điều tra cho thấy: 58,8% người được hỏi cho rằng chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.14: Mức độ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước

STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)

1 Tốt 200 58,8

2 Chưa tốt 20 5,9

3 Một phần 104 30,6

4 Khó nói 16 4,7

Và 53% người được hỏi cho rằng chương trình đào tạo phù hợp với nhiệm vụ chính trị và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bảng 2.15: Mức độ thích ứng công việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp

STT Tiêu chí Số

phiếu

Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng mọi nhiệm vụ chính trị 72 21,2

2 Đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội 108 31,8 3 Đáp ứng một số nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội 156 45,9

4 Không trả lời 4 1,2

2.3.5.2. Quản lý học viên a. Công tác tuyển sinh

* Tiêu chuẩn xét cử vào học hệ cao cấp lý luận chính trị

Tiêu chuẩn học viên được xét tuyển vào học hệ CCLLCT của HVCT- HCQGHCM do Ban tổ chức Trung ương quy định, cụ thể:

- Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

- Có bằng đại học về chuyên môn. Riêng đối với cán bộ không giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận, thị xã là người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa... phải có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp trung cấp.

- Về độ tuổi: Cán bộ có tuổi từ 41 trở lên đối với nam và 36 trở lên đối với nữ đang giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận thị xã và tương đương trở lên hoặc trong diện quy hoạch cho các chức danh đó thuộc diện xét cử học CCLLCT hệ tại chức, dưới tuổi đó thì thuộc diện xét cử hệ tập trung.

* Hình thức tuyển sinh: Đối với hệ CCLLCT, chỉ tiêu, tiêu chuẩn dựa trên kế hoạch thống nhất của Ban tổ chức Trung ương và Học viện tuỳ theo điều kiện mỗi năm. Sau khi khảo sát, điều tra nhu cầu của các tỉnh, Ban Tổ chức Trung ương tập hợp lại và căn cứ vào cơ sở vật chất của các Học viện để phân bổ chỉ tiêu. Hình thức tuyển sinh là do cơ quan có thẩm quyền lựa chọn cử đi đào tạo theo chỉ tiêu và tiêu chuẩn quy định.

b. Quản lý học tập của học viên

HV phân cấp bộ máy quản lý học viên như sau:

* Nhiệm vụ của đơn vị quản lý đào tạo

- Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cả khóa học và phổ biến cho học viên nội dung, chương trình, kế hoạch toàn khóa, tiến độ giảng dạy từng năm học; các nội quy, quy chế, thông tư, chỉ thị.... liên quan đến học tập, rèn luyện; các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và Học viện đối với học viên.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy, nghiên cứu thực tế, thực tập, thi học phần, thi tốt nghiệp, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

- Phối hợp với các ĐVGD tổ chức các đợt nghiên cứu thực tế, thực tập theo chương trình, kế hoạch khóa học. Phối hợp với Ban văn thể Học viện tổ chức các sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao cho học viên.

* Đơn vị giảng dạy

- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và rèn luyện học viên theo nội dung chương trình và kế hoạch đã phê duyệt.

- Lên kế hoạch giảng dạy - học tập môn học được phân công, chuyển kế hoạch giảng dạy; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên và học tập của học viên.

- Phân công giảng viên làm chủ nhiệm môn học, giảng viên hướng dẫn học viên đi thực tế và giảng viên coi thi hết môn đối với lớp tập trung.

- Cùng đơn vị quản lý đào tạo quyết định danh sách học viên thi hết môn.

* Giảng viên

- Trực tiếp tổ chức, quản lý hoạt động học tập của học viên trong giờ lên lớp, thảo luận, ngoại khóa; hướng dẫn học viên tự học và kiểm tra việc chuẩn bị bài học của học viên, tổ chức kiểm tra giữa môn học theo quy chế.

- Chấm bài kiểm tra, bài thi hết môn, bài thi tốt nghiệp, đánh giá thu hoạch thực tế của học viên đối với môn học do đơn vị phụ trách và được lãnh đạo đơn vị phân công.

- Vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực khi lên lớp, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, tổng thời gian thuyết trình không quá 50% tổng số thời gian một buổi lên lớp.

* Giáo viên chủ nhiệm lớp: Trực tiếp tổ chức và theo dõi quá trình học tập, quá trình rèn luyện của học viên và các nhiệm vụ khác.

c. Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học viên

Đánh giá công bằng, đúng thực chất năng lực học tập cũng như đóng góp của học viên là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích học viên phấn đấu trong học tập và rèn luyện, là yếu tố để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm qua HV luôn quan tâm đổi mới hình thức đánh giá kết quả học tập

của học viên, coi đây là nội dung chủ yếu của công tác quản lý đào tạo. Hiện nay, hình thức thi trong HV đối với hệ CCLLCT được quy định như sau:

- Thi hết khối kiến thức: gồm 12 bài thi và 2 bài kiểm tra theo quy định của chương trình kế hoạch học tập. Yêu cầu đề thi có nội dung tổng hợp, đề mở, học viên được sử dụng tài liệu. Mỗi môn thi gồm 4 đề và học viên được bốc ngẫu nhiên để chọn đề thi.

- Thi tốt nghiệp: Có 2 hình thức: Thi và làm khoá luận (tiêu chuẩn được làm khoá luận đối với những học viên có kết quả thi hết khối kiến thức có điểm bình quân trên 8,0 điểm). Quy định này có tác dụng khuyến khích học viên phấn đấu để được làm khoá luận thay bằng thi 3 môn tốt nghiệp.

Kết quả cho thấy khoảng gần 70% số người được hỏi cho rằng việc đổi mới biện pháp kiểm tra đánh giá được áp dụng tốt và có hơn 60% ủng hộ việc đổi mới công tác thanh tra giáo dục và biện pháp đánh giá kết quả đào tạo. Cả hai biện pháp: Tăng cường quản lý giờ tự học, viết bút ký và tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả đào tạo đều chỉ được gần 60% thừa nhận là sử dụng tốt (Bảng 2.17).

Bảng 2.16: Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm tra, đánh giá đƣợc sử dụng trong Học viện

(Cho điểm từ 1 đến 5, điểm 5 là cao nhất, điểm 1 là thấp nhất)

STT Các biện pháp Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3

1 Đổi mới công tác kiểm tra

đánh giá 148 (43,5%) 76 (22,4%) 116 (34,1%)

2 Tăng cường quản lý giờ tự

học, viết bút ký 108 (31,8%) 92 (27,1%) 140 (41,2%) 3 Tăng cường giám sát,

đánh giá hiệu quả đào tạo 140 (41,2%) 60 (17,6%) 140 (41,2%)

4 Đổi mới công tác thanh tra

giáo dục 140 (41,2%) 72 (21,2%) 128 (37,6%)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)