Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2.3.4. Quản lý giảng viên
2.3.4.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Học viện
Hiện nay, toàn hệ thống Học viện có 2.674 cán bộ, trong đó có 10 giáo sư, 113 phó giáo sư, 315 tiến sĩ, 742 thạc sĩ, 968 cử nhân. Trung tâm Học viện có 816 cán bộ, trong đó có 9 giáo sư, 76 phó giáo sư, 189 tiến sĩ, 223 thạc sĩ, 231 cử nhân. Như vậy, đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao ở Trung tâm Học viện trong những năm qua không những không tăng lên mà còn giảm đi, chẳng hạn, năm 2005 là 11 giáo sư và 197 tiến sĩ đến nay còn 9 giáo sư và 189 tiến sĩ. Đây là một thực tế đáng lo ngại về trình độ đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ giảng dạy nói riêng của Học viện.
Mặc dù về mặt trình độ, đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay của Học viện còn bất cập so với yêu cầu và chức năng nhiệm vụ của một trung tâm quốc gia về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, tuy nhiên, xét trên quan điểm toàn diện để đánh giá việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ của Học viện thì có thể thấy đội ngũ giảng viên của Học viện có những mặt mạnh cơ bản như:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh giản dị, yêu ngành, yêu nghề.
- Tuyệt đại đa số cán bộ giảng dạy của HV là những người được lựa chọn kỹ lưỡng, được đào tạo cơ bản, có quá trình thử thách trong hoạt động thực tiễn cách mạng và trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện đa phần có khả năng giảng dạy tốt và nhạy bén với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; phản ánh kịp thời những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong thực tiễn.
- Một số ngành, lĩnh vực có các nhà khoa học uy tín, có trình độ cao, có thể trở thành các nhà khoa học đầu đàn đầu ngành của đất nước.
- Một số giảng viên, các nhà khoa học có nhiều khả năng sư phạm, biết kết hợp một cách sáng tạo các phương pháp khác nhau, các phương tiện hiện đại cho từng môn học và từng đối tượng học viên.
- Một số nhà khoa học, giảng viên được đào tạo ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ khá, thành thạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều cán bộ, nhất là một số giảng viên trẻ đã mạnh dạn sử dụng phương pháp giảng dạy và phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ giảng dạy mang lại hiệu quả cao.
Có thể khẳng định tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện là rất lớn và trên thực tế tiềm năng đó đã được phát huy khá tốt, thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chuyển sang thời kỳ mới, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ cán bộ giảng viên của Học viện còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như:
- Số lượng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trung tâm HV hiện nay còn thiếu so với chức năng nhiệm vụ, đặc biệt là cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm. Điều này thể hiện ở chỗ tổng số cán bộ khoa học có học hàm, học vị còn thấp: Giáo sư chiếm 1,1%, phó giáo sư chiếm 9,3%, tiến sĩ chiếm 23,1%, thạc sĩ chiếm 27,3%. Trong đó số cán bộ trong ngạch giảng viên cao cấp chỉ chiếm 7,2%, giảng viên chính chỉ chiếm 12,5%.
- Cơ cấu cán bộ giảng dạy cũng chưa hợp lý. Học viện trung tâm tập trung tương đối đông giảng viên có học hàm học vị cao, nhưng ngược lại một số Học viện trực thuộc thiếu trầm trọng cán bộ giảng dạy có trình độ cao.
Bảng 2.10: Trình độ cán bộ của các Học viện trực thuộc Học viện Biên
chế
Hợp
đồng GS PGS TS ThS CN CĐ,TC Khác
KV I 238 68 0 11 52 94 105 39 6
KV II 163 94 0 1 26 88 69 17 56
KV III 205 24 0 7 20 59 91 35 17
KV IV 28 62 0 0 5 9 55 4 7
Hành chính 366 285 1 16 50 184 273 7 120
Báo chí 361 0 1 10 51 123 143 16 17
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - HVCT-HCQGHCM (Tháng 4/2010)
Nhìn vào bảng thống kê trên, số cán bộ khoa học của các Học viện thành viên (trong đó không phải đều là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy) chỉ chiếm khoảng 50% tổng cán bộ, trong đó: Cán bộ có trình độ từ Th.S trở lên ở HVKVI là 48%, HVKVII là 44%, HVKVIII là 34%, HVKVIV là 15%, HV Hành chính là 35%, HV Báo chí là 48%. Số cán bộ có học hàm cũng đạt tỉ lệ thấp: ở Học viện Hành chính và Báo chí chỉ có 1 GS, các Học viện khu vực không có GS nào; Tỷ lệ PGS của HVKVI là 3,5%, HVKVII là 0,3%, HVKVIII là 3%, HVKVIV là 0%, HV Hành chính là 2,4%, HV Báo chí là 2,7%.
- Về độ tuổi: Theo kết quả thống kê ở Học viện, toàn hệ thống Học viện chỉ có 2 GS tuổi dưới 60, 4 GS tuổi từ 61 đến 65, 4 GS trên tuổi 65, (trong đó có 2 GS từ 70 tuổi trở lên). Trong tổng số 113 PGS: Từ 45 tuổi đến 55 tuổi có 21 người, từ 56 tuổi đến 65 tuổi có 18 người, trong đó từ 60 tuổi đến 65 tuổi có 15 người, còn lại 35 đến 45 tuổi.
Số lượng cán bộ giảng dạy và NCKH có uy tín (các nhà khoa học đầu đàn và các chuyên gia đầu ngành) của Học viện còn ít và tuổi đã cao, nhiều người sắp đến tuổi nghỉ hưu, ước tính đến năm 2011 sẽ có khoảng hơn 100
cán bộ khoa học nghỉ hưu, trong đó có nhiều cán bộ khoa học chủ chốt. Cơ cấu trên cho thấy sự hẫng hụt, sự thiếu liên tục về các thế hệ cán bộ, giảng viên, đặc biệt hẫng hụt về cán bộ có trình độ cao, cán bộ đầu đàn, đầu ngành trở nên rất trầm trọng.
- Trong công tác giảng dạy, nhìn chung đội ngũ cán bộ giảng dạy của HV đã có nhiều cố gắng vươn lên để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, một số cán bộ giảng dạy còn chưa thật vững về trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức thực tiễn, chủ yếu thời gian cho giảng dạy, ít thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.
- Trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của nhiều cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chậm cập nhật thông tin mới hiện đại. Ngoài ra một số cán bộ vẫn chưa làm chủ được các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2.3.4.2. Quản lý giảng viên
Trong quá trình phát triển, HV luôn luôn đặt ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có trình độ cao, là nhiệm vụ có tính chiến lược, quyết định chất lượng đào tạo và sự phát triển của HV.
a. Quản lý chất lượng giảng viên
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời làm căn cứ cho công tác tuyển dụng đánh giá và đào tạo phát triển, HV đặt ra tiêu chuẩn cho các chức danh giảng viên [38], cụ thể:
Đối với giảng viên:
- Nắm vững một cách có hệ thống những nội dung cơ bản và chủ yếu của lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ.
- Nắm vững kiến thức khoa học chuyên ngành và nắm được kiến thức cơ bản của các môn khoa học có liên quan với chuyên ngành đào tạo.
- Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở bậc đại học, có năng lực sư phạm và biết sử dụng các phương pháp và phương tiện hiện đại trong giảng dạy.
- Sử dụng được 01 ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu, giảng dạy (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ).
- Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tập sự giảng viên, tham gia được phần lớn các khâu trong quy trình giảng dạy của môn học ở bậc đại học: giảng bài, xêmina, phụ đạo, chủ trì thảo luận, hướng dẫn và chấm luận văn.
Đối với giảng viên chính:
- Có bằng Thạc sĩ trở lên.
- Nắm chắc và vận dụng có hiệu quả quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ.
- Có thâm niên ở ngạch giảng viên đại học ít nhất là 9 năm và có ít nhất 5 công trình khoa học đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên ngành.
- Có phương pháp giảng dạy tốt và sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên.
- Đã biên soạn được ít nhất 01 chương trong giáo trình, giáo khoa môn học.
- Đã giảng được tất cả các chương thuộc chương trình bậc đại học và một số chuyên đề ở bậc trên đại học.
- Sử dụng được 01 ngoại ngữ trong giảng dạy, nghiên cứu và ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ B (đối với giảng viên chính môn ngoại ngữ thì ngoại ngữ thứ 2 phải đạt trình độ C).
Đối với giảng viên cao cấp:
- Nắm vững, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học trên cơ sở vận dụng lý luận Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng vào thực tiễn.
- Có bằng Tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo và bằng lý luận cao cấp hoặc cử nhân chính trị.
- Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của giảng viên chính; có thâm niên giảng dạy ở ngạch giảng viên chính tối thiểu là 6 năm; và đã có từ 10 công trình khoa học trở lên được công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành.
- Có kiến thức sâu, rộng và khả năng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về khoa học chuyên ngành và các môn học có liên quan.
- Sử dụng được 02 ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu giảng dạy, trong đó có một ngoại ngữ giao tiếp được.
b. Quản lý hoạt động của giảng viên
Công tác quản lý giảng viên ở HV, được giao cho các đơn vị đào tạo (tương đương các khoa trong Trường đại học) trực tiếp quản lý. Cơ chế quản lý giảng viên chủ yếu được thực hiện với phương thức quản lý theo mục tiêu.
Hàng năm căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của HV, căn cứ vào điều kiện cụ thể về năng lực chuyên môn và nhu cầu nguyện vọng của giảng viên, mỗi giảng viên được HV giao các nhiệm vụ cụ thể về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ và các nhiệm vụ khác.
Sau khi cam kết thực hiện kèm theo các điều kiện đảm bảo, các giảng viên được chủ động và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ. Cuối năm, HV sẽ đánh giá thành tích của giảng viên thông qua đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cả về số lượng, chất lượng và mức độ tuân thủ quy chế đào tạo và các quy định khác của HV. Nói chung, phương thức quản lý trên đã tạo tính chủ động sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bảng 2.11: Quy định thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động của giảng viên theo từng chức danh. [38]
Chức
danh Công tác giảng dạy
Nghiên cứu khoa
học
Nghiên cứu thực tế
Tự học (có cả học Ngoại ngữ)
Công tác XH
1 2 3 4 5 6
Giảng viên (đang trong thời
gian tập sự)
891giờ/năm tương ứng với 165 giờ chuẩn (trong đó có 20 tiết giảng tập và báo cáo chuyên đề ở khoa, bộ môn).
150giờ/năm 240giờ/năm 400giờ/năm 111giờ/năm
Giảng viên
1080giờ/năm tương ứng với 200 giờ chuẩn (trong đó ít
1bài in/năm 200giờ/năm
120giờ/năm 310giờ/năm 82giờ/năm
nhất 60 tiết lên lớp).
Giảng viên chính
1188giờ/năm tương ứng với 220 giờ chuẩn (trong đó có ít nhất 70 tiết lên lớp).
3bài in/năm 240giờ/năm
120giờ/năm 180giờ/năm
64giờ/
năm
Giảng viên cao
cấp
1188 giờ/năm tương ứng với 220 giờ chuẩn (trong đó có ít nhất 70 tiết lên lớp).
110giờ/năm để bồi dưỡng giảng viên bậc dưới về chuyên môn nghiệp vụ.
3bài in/năm 240giờ/năm
120giờ/năm 100giờ/năm 34giờ/năm
c. Chính sách đào tạo phát triển cán bộ
Để có đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong điều kiện môi trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, HV luôn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Học viện đã ban hành chính sách đào tạo phát triển như sau:
- Những cán bộ có trình độ cử nhân đang công tác tại các đơn vị ở Học viện đã có thời gian công tác từ 3 năm trở lên, theo yêu cầu của chuyên môn đòi hỏi phải nâng cao trình độ, được đơn vị nhận xét, đánh giá có khả năng triển vọng trong công tác chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, bản thân đã đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh, Học viện xét tạo điều kiện cử dự thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh trong Học viện.
- Đối với những cán bộ có trình độ thạc sỹ, được đơn vị chuyên môn nhận xét, đánh giá có khả năng, triển vọng trong giảng dạy, nghiên cứu, đã đạt đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sinh được đơn vị và Học viện tạo điều kiện cho
dự thi nghiên cứu sinh trong và ngoài Học viện (đối với các chuyên ngành Học viện chưa đào tạo).
- Đối với cán bộ đã có học vị tiến sỹ chuyên ngành: Học viện tạo điều kiện bồi dưỡng ngoại ngữ, bố trí tham gia đào tạo, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, tham gia hoặc chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học… tạo điều kiện cho cán bộ sớm đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh phó giáo sư.
- Đối với những cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn ngạch công chức cao hơn, Học viện tạo điều kiện, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để cán bộ, công chức đạt đủ tiêu chuẩn để dự thi nâng ngạch.
- Những giáo sư, phó giáo sư, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên cao cấp… là đội ngũ cán bộ khoa học chủ chốt trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy. Đội ngũ cán bộ này được Học viện tạo điều kiện để họ phát huy tài năng như giao đề tài nghiên cứu, chủ nhiệm các đề tài, hướng dẫn cao học, NCS, tham gia các dự án, dự các buổi tập huấn, thường xuyên được cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức trên các lĩnh vực mà cán bộ quan tâm, tổ chức các đợt đi khảo sát, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn… Giám đốc Học viện khuyến khích và tạo mọi điều kiện để cán bộ phấn đấu trở thành đầu đàn khoa học.
d. Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên
Để khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy, HV đã thực thi một số chính sách như:
- HV tạo điều kiện để giảng viên phấn đấu trở thành giáo sư, phó giáo sư như ưu tiên thực hiện đề tài NCKH, đăng bài khoa học trên tạp chí, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, học CCLLCT, học ngoại ngữ, tham gia bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt trong nước và quốc tế, coi đó là quyền lợi của mỗi cán bộ, giảng viên, công chức Học viện.
- Học viện tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định chung khi cán bộ, công chức đi học. (Những cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ được hỗ trợ 5.000.000đ, luận văn thạc sĩ được hỗ trợ 3.000.000đ, luận văn và tốt nghiệp cử nhân được hỗ trợ 1.500.000đ).
- Trong thời gian được cử đi học nâng cao trình độ giảng viên được giảm % giờ giảng định mức tuỳ theo thời gian đi học và được hưởng nguyên lương và các phụ cấp theo quy định.
- Cán bộ, công chức trong quá trình học tập đạt kết quả xuất sắc được biểu dương, khen thưởng theo những quy định chung của Học viện .
- Đảm bảo cho giảng viên sau khi hết thời gian tập sự được hưởng đầy đủ phụ cấp giảng dạy theo quy định của Nhà nước.
Những chính sách nói trên tuy chưa thoả mãn đầy đủ nhu cầu của cán bộ giảng viên song đã góp phần không nhỏ động viên khích lệ cán bộ tích cực học tập nghiên cứu nâng cao trình độ và yên tâm với công việc, tâm huyết với nghề giảng dạy.