Quản lý đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chính trị hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 151 - 161)

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

3.2.2. Quản lý đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chính trị hiện nay

3.2.2.1. Mục đích của giải pháp

Trên cơ sở các quy định hiện hành, tiến hành điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, thiết thực phù hợp nhu cầu của các nhà sử dụng, của người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế. Cụ thể, đổi mới chương trình đào tạo ở HV phải đạt được mục tiêu:

- Trước mắt cần phải phản ánh được những quy luật, những xu thế mới của thời đại và những tác động của nó đối với nước ta.

- Thông qua những biến đổi của thời đại làm sáng tỏ những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phải đánh giá đúng những nội dung, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin còn có giá trị trong thời đại mới, những nội dung không còn phù hợp hoặc cần tiếp tục phát triển.

- Qua nhận thức lý luận góp phần giáo dục ý thức, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Góp phần hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp có tầm nhìn, tư duy chiến lược, nắm vững kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, am hiểu thực tiễn và những vấn đề của thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học hiện đại.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp a. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu tổng quát của đào tạo, bồi dưỡng là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước (ngành, địa phương, đơn vị) bảo đảm về cơ cấu, số lượng, chất lượng với 3 thành tố cơ bản là kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đây được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu cụ thể là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc đang làm, tập trung tăng năng lực thực hiện để làm việc có chất lượng hơn, đạt hiệu quả cao hơn, có tính đến lực lượng dự nguồn cho những thay đổi [76].

Khi xây dựng thiết kế một chương trình đào tạo, một khoá đào tạo hay một chuyên đề, một môn học cần phải trả lời được bốn câu hỏi: Học kiến thức gì? Học để trở thành người như thế nào? Học để làm việc với những người khác như thế nào? Học để áp dụng kiến thức vào thực tiễn như thế nào? Hay nói cách khác, sản phẩm đầu ra phải đạt được các mục đích sau:

* Về kiến thức: Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo của HV phải có các khối kiến thức chung và lượng kiến thức chuyên ngành đủ để người học

phát triển kỹ năng lãnh đạo quản lý và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường ngày càng biến động.

* Về kỹ năng:

- Kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp:

Học viên tốt nghiệp cần có các kỹ năng tổng hợp và phẩm chất nghề nghiệp gồm đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, khả năng lập kế hoạch, tổ chức và sắp xếp công việc, khả năng làm việc độc lập trong môi trường quốc tế, khả năng đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân và sự nghiệp.

- Kỹ năng tư duy: Lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội như phát hiện mâu thuẫn và hình thành vấn đề mới, đánh giá, phân tích, tổng hợp và đưa ra giải pháp kiến nghị giải quyết vấn đề. Có tầm nhìn chiến lược, tư duy theo hệ thống, tư duy mở, tư duy sáng tạo khi tiếp cận và xử lý các vấn đề nói chung về kinh tế - xã hội. Có khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá kiến thức.

- Kỹ năng xã hội: gồm kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác với người khác; kỹ năng quan hệ giao tiếp, thuyết trình, đàm phán; năng lực thuyết phục, động viên khích lệ người khác.

* Về thái độ: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng đi đầu và đương đầu với mọi thách thức; nghiêm túc, kiên trì, linh hoạt; có tư duy sáng tạo, coi trọng phản biện; có năng lực quản lý bản thân.

b. Đổi mới nội dung đào tạo

Đây là vấn đề cốt lõi nhất của công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần phải quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực... Riêng đối với hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, nội dung chương trình cần hướng vào đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý gắn với chức trách của cán bộ, tức là đào tạo một nhà chính trị, một nhà tổ chức thực tiễn vừa có kiến thức toàn diện,

am hiểu nhiều lĩnh vực, vừa có kiến thức lãnh đạo quản lý chuyên sâu theo từng lĩnh vực mà mình phụ trách [84]. Để thực hiện đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chỉ đạo trên, HV cần giải quyết các vấn đề sau:

* Thứ nhất: Đánh giá chương trình cũ, chọn lọc kế thừa những nội dung còn phù hợp

Chúng tôi cho rằng sau nhiều lần đổi mới đến nay, nội dung chương trình đào tạo hiện nay của HV về cơ bản đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và hiện đại, tuy nhiên còn nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng và trùng lặp khá nhiều ở các môn khác nhau, chưa phát huy tính chủ động của người học. Để hạn chế trùng lặp nội dung chương trình, những kiến thức cơ bản cần được cấu trúc theo khối vấn đề :

- Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh - Thời đại và những xu hướng phát triển

- Tư duy chiến lược và khoa học lãnh đạo quản lý - Xây dựng Đảng và tu dưỡng tính Đảng

* Thứ hai: Bổ sung kiến thức và kỹ năng

Học viên của HV mặc dù hầu hết đã được đào tạo ở trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, song do những hạn chế và khiếm khuyết của hệ thống đào tạo của nước ta, nên đứng trước yêu cầu mới đã bộc lộ nhiều những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất công tác và bản lĩnh chính trị cần phải được bổ sung qua công tác đào tạo, bồi dưỡng theo những hình thức khác nhau. Tùy theo trình độ học vấn, lĩnh vực công tác và thang bậc lãnh đạo của từng nhóm cán bộ khác nhau mà nhu cầu đào tạo cũng khác nhau, nhưng chúng tôi cho rằng những mảng kiến thức sau đây cần phải được trang bị bổ sung cho hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay ở nước ta:

- Kiến thức Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung chương trình phải thể hiện sự trung thành với lý tưởng, bản chất cách

mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng cần được bổ sung từ những công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế cho phù hợp với thời đại mà chúng ta đang sống:

+ Những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin đến nay vẫn đúng + Những nguyên lý về cơ bản vẫn đúng cần bổ sung hoàn thiện + Những vấn đề cần phát triển sáng tạo

- Kiến thức về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, lịch sử văn hoá, văn minh thế giới. Trong chương trình và nội dung đào tạo hiện nay của Học viện còn thiếu kiến thức về kinh tế, văn hoá, văn minh của các nước trên thế giới, các kiến thức về kinh tế quốc tế, về quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc trang bị kiến thức đó là hết sức cần thiết cho học viên của Học viện.

- Kiến thức về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược là một lĩnh vực mới ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn. Những kiến thức về quản trị chiến lược gần đây mới được đưa vào chương trình đào tạo đại học, sau đại học của các trường kinh tế với liều lượng rất hạn chế. Hậu quả là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay rất thiếu hụt các kiến thức về lĩnh vực này. Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của quá trình hội nhập, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của môi trường làm cho các tổ chức nói chung các doanh nghiệp nói riêng muốn tồn tại phải có khả năng thích nghi với môi trường. Trong điều kiện đó các tổ chức không thể không quan tâm đến công tác quản trị chiến lược. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức về quản trị chiến lược là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với Học viện, đối tượng đào tạo là cán bộ lãnh đạo quản lý đang hoạt động trong các tổ chức thì nhu cầu này lại càng trở nên bức thiết.

- Cung cấp kỹ năng. Mục đích của một chương trình đào tạo hay của một khoá đào tạo, bên cạnh cung cấp kiến thức cho người học, đồng thời phải hình thành các kỹ năng và phẩm chất cần thiết, trong đó có kỹ năng và

phẩm chất cá nhân, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng xã hội (làm việc theo nhóm, giao tiếp). Nghiên cứu chương trình, nội dung đào tạo của các Trường đại học, các Học viện trên thế giới, chúng ta thấy rằng, bên cạnh việc trang bị các kiến thức chung, kiến thức cơ bản, kiến thức liên ngành và nghiệp vụ chuyên môn thì họ rất chú trọng trang bị cho người học các kỹ năng, trong khi đó các Trường đại học, Học viện ở Việt Nam hầu như thiếu hụt mảng kiến thức này. Trong thực tế, công việc hàng ngày của con người trong tổ chức, đặc biệt là công việc của các nhà lãnh đạo, quản lý sử dụng không nhiều các kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn mà sử dụng nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp… Vì vậy, việc cung cấp các loại kiến thức này trong các Trường đại học đặc biệt là các Học viện, nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo là hết sức cần thiết.

* Thứ ba: Kết hợp kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng

Nếu so với các Trường đại học, chương trình đào tạo của HV thiên về kiến thức cơ bản, kiến thức lý luận hơn là kiến thức ứng dụng. Điều đó là hợp lý đối với mục tiêu đào tạo là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là, các kiến thức cơ bản, kiến thức lý luận được trang bị trong chương trình đào tạo của HV chưa thực sự gắn với thực tế nên khả năng ứng dụng chưa cao. Hồ Chủ tịch đã nói: "Học phải đi đôi với hành"; “Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích”. Mặt khác, học lý luận không phải để bôi mép, nhưng biết lý luận mà không biết thực hành là lý luận suông… Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” [49,tr. 46]. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần đổi mới chương trình đào tạo của HV theo hướng tăng tính ứng dụng và sát với đòi hỏi của thực tiễn nhiều hơn.

Để tăng tri thức ứng dụng, trong phân bổ nội dung, chương trình cần bố trí thời lượng thích đáng: Ngoài lý thuyết cần chú ý phần kỹ năng, tổng kết

kinh nghiệm thế giới và trong nước, những mô hình thành công, tăng phần đối thoại, bài tập tình huống đóng vai...

Sau đây là kết quả điều tra trực tiếp về nhu cầu bổ sung vào chương trình đào tạo một số kiến thức và kỹ năng cần thiết:

Bảng 3.1: Nhu cầu bổ sung, trang bị các kiến thức, kỹ năng (Cho điểm từ 1 đến 5, điểm 5 là nhu cầu cao nhất, điểm 1 là nhu cầu thấp nhất)

STT Các kiến thức, kỹ năng

cần bổ sung Điểm 5 Điểm 4 Điểm 3 1 Quản lý hành chính Nhà nước 244 (71,8%) 88 (25,9%) 8 (2,4%) 2 Hoạch định, triển khai và thực

hiện chính sách 264 (77,6%) 68 (20%) 8 (2,4%) 3 Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên

môn 100 (29,4%) 232 (68,2%) 8 (2,4%)

4 Kỹ năng tư duy sáng tạo 240 (70,6%) 84 (24,7%) 16 (4,7%) 5 Kỹ năng làm việc độc lập 144 (42,4%) 180 (52,9%) 16 (4,7%) 6 Kỹ năng làm việc theo nhóm 156 (45,9%) 168 (49,4%) 16 (4,7%) 7 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 224 (65,9%) 100 (29,4%) 16 (4,7%) 8 Kỹ năng thu thập và phân tích

thông tin 168 (29,4%) 156 (45,9%) 16 (4,7%)

9 Kỹ năng đánh giá thông tin 164 (48,2%) 160 (47,1%) 16 (4,7%) 10 Kỹ năng tổ chức thực hiện chính

sách 172 (50,6%) 152 (44,7%) 16 (4,7%)

11 Ngoại ngữ 144 (42,4%) 180 (52,9%) 16 (4,7%)

12 Tin học 124 (36,5%) 200 (58,8%) 16 (4,7%)

13 Các kỹ năng khác 44 (12,9%) 280 (82,4%) 16 (4,7%)

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy khoảng một nửa số người được hỏi có nhu cầu bổ sung các môn học cũng như các khối kiến thức trên, trong đó môn học/kiến thức như: Quản lý hành chính nhà nước, hoạch định, triển khai và thực hiện chính sách, kỹ năng tư duy sáng tạo có nhu cầu cao nhất, trong khi các môn/kỹ năng như: Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn có nhu cầu thấp nhất. Kết quả này phù hợp với mục tiêu đào tạo cán bộ quản lý hiện nay ở nước ta.

c. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Học viên của HV là những người học đặc biệt, hầu hết đã tốt nghiệp đại học, đã qua hoạt động thực tiễn, có nhiều năm làm công tác lãnh đạo quản lý, vừa đi học vừa đi làm…Vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy ở HV phải rất chú ý đến đặc điểm này của người học. Chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy hiện đại đang là xu thế chung của tất cả các nhà trường, đối với HV theo chúng tôi cần chú trọng những nội dung chủ yếu sau:

- Đổi mới phương pháp giảng dạy phải lấy học viên làm trung tâm, phải tôn trọng lợi ích và chú ý phát triển những phẩm chất và năng lực của học viên:

+ Tôn trọng hoạt động sáng tạo của học viên, tạo hứng thú, kích thích việc xem xét, so sánh, tạo cảm xúc sáng tạo cho học viên.

+ Chọn lọc và cung cấp các tri thức theo hướng mở nhiều hơn. Luôn đặt ra những câu hỏi mở rộng, để định hướng, kích thích tư duy tìm tòi sáng tạo cho học viên.

+ Tạo điều kiện để học viên bộc lộ chính kiến, tranh luận, qua đó nảy sinh những sáng tạo, những chủ kiến của người học.

+ Đồng cảm với học viên, cùng học viên đối thoại, cùng giải quyết vấn đề, gợi mở những vấn đề tiếp tục suy nghĩ.

+ Tạo điều kiện cho học viên có quyền tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo nhóm. Điều này sẽ giúp cho học viên ý thức cao về bản thân, về những điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- Quản lý tốt việc tự học của học viên: Để đổi mới quản lý hoạt động đào tạo phù hợp với đối tượng học viên của Học viện, giảng viên cần yêu cầu học viên tự học và quản lý tốt việc tự học của họ:

+ Phát tài liệu, giới thiệu tài liệu liên quan ở thư viện và trên mạng Internet và đưa ra yêu cầu trước khi bắt đầu môn học hoặc khối kiến thức.

Mỗi môn học có một yêu cầu chuẩn bị khác nhau để học viên không bị nhàm chán và đặc biệt là có cơ sở để đánh giá chính xác các kỹ năng của học viên.

+ Giảng viên có thể yêu cầu học viên đọc trước tài liệu, tóm tắt những nội dung chính của một chương hay một vài chương theo nhóm hoặc cá nhân.

Giảng viên nên kiểm tra bài chuẩn bị của học viên qua phần mềm máy vi tính chuyên dụng để có thể biết được mức độ trích dẫn và sao chép của học viên.

+ Giảng viên có thể yêu cầu học viên tổng hợp tài liệu, đưa ra ý kiến cá nhân, chuẩn bị slides và trình bày theo nhóm (các nhóm được thành lập linh hoạt theo sự phân công của giáo viên hoặc theo chủ đề cùng lựa chọn). Mỗi học viên phải trình bày các phần khác nhau một cách bất ngờ và phải trả lời các câu hỏi của giảng viên và các nhóm khác.

+ Giảng viên dựa vào phần chuẩn bị của học viên để bổ sung, tổng hợp chứ không giảng lại từ đầu.

+ Đánh giá kết quả học tập không chỉ dựa trên kết quả thi hết môn và cuối khóa mà cần phải căn cứ cả quá trình: chuẩn bị bài hàng ngày, bài tập về nhà, viết tiểu luận, viết câu hỏi trắc nghiệm cho bài đã học xong…

- Phát huy tính tích cực của học viên trong học tập thông qua việc sử dụng các phương pháp như:

+ Thuyết trình kèm theo đối thoại, nêu vấn đề đối thoại, thảo luận nhóm theo chủ đề, sử dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tăng các bài tập tình huống nhằm phát huy tính chủ động khám phá tri thức của học viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay (Trang 151 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)