Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế tổ chức điều phối đào tạo
- Đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối một cách thống nhất hoạt động đào tạo trong toàn HV của Trung tâm HV, đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các HV trực thuộc
- Hoàn thiện cơ chế quản lý đào tạo từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo đến khâu tổ chức điều phối và kiểm tra đánh giá
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
- Hiện nay ở HV, các vụ chức năng trong đó có vụ quản lý đào tạo trực thuộc Trung tâm HV, có chức năng tư vấn cho Ban giám đốc về quản lý đào
tạo của Trung tâm HV nhưng đồng thời cũng tư vấn cho BGĐ về quản lý đào tạo của các Học viện thành viên nên dẫn tới sự chồng chéo, trùng lắp trong quản lý đào tạo. Vì vậy để thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đào tạo, HV cần hình thành bộ máy quản lý đào tạo tách khỏi Vụ Quản lý Đào tạo của Trung tâm HV với tư cách là một đơn vị đào tạo, trực thuộc Ban Giám đốc HV, thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho BGĐ về quản lý hoạt động đào tạo trong toàn HV.
- Tiến hành phân cấp rõ hơn chức năng đào tạo giữa Trung tâm HV và các HV trực thuộc, khắc phục tình trạng cùng một chương trình đào tạo trên cùng một địa điểm có nhiều đơn vị cùng tham gia tạo nên sự cạnh tranh không cần thiết trong HV.
- Thực hiện triệt để hơn cơ chế liên thông giữa các HV thành viên trong HV, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tăng cường sự phối kết hợp giữa các đơn vị thành viên trong HV.
- Trong từng đơn vị đào tạo cần thực hiện sự phân cấp hợp lý, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa bộ phận quản lý đào tạo với các đơn vị giảng dạy;
giữa bộ phận quản lý đào tạo với các bộ phận quản lý khác.
- Về cơ chế quản lý, cần tiến hành đổi mới đồng bộ tất cả các khâu từ lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đến tổ chức quá trình đào tạo, điều hành chỉ đạo và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động đào tạo.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
a. Hoàn thiện quy hoạch và kế hoạch đào tạo
* Về quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Đây là một trong những khâu quan trọng của quản lý Nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng, nhằm xác định mục tiêu, dự báo nhu cầu, nội dung phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo. “Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần thực hiện quy hoạch đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu thực tế của mỗi địa phương, mỗi ngành, không đào tạo ồ ạt, tràn lan, hình thức. Chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ tham mưu, đào tạo chuyên gia, nhất là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật” [70, tr.341].
Để quy hoạch đào tạo phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, cần khảo sát, phân loại và đánh giá từng loại nhu cầu:
Một là, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh hiện tại, điều quan trọng là xác định đúng những khoảng trống về năng lực, kiến thức.
Hai là, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai (cập nhật tri thức mới đáp ứng yêu cầu quản lý sự thay đổi).
Ba là, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nâng cao năng suất, hiệu suất lãnh đạo quản lý, trao đổi thông tin, phối hợp, liên kết hợp tác.
* Về kế hoạch đào tạo. Trên cơ sở quy hoạch đào tạo, tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khóa, từng năm, từng loại hình đào tạo, kế hoạch này phải được phổ biến rộng rãi cho giảng viên, học viên trước khi bước vào khóa học.
Kế hoạch đào tạo phải gắn với quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực hiện quy hoạch. Việc điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải trở thành nội dung không thể thiếu của công tác quy hoạch.
b. Tổ chức lại hệ thống đào tạo
“Phương hướng tổ chức lại hệ thống đào tạo là phải xây dựng các đơn vị đào tạo thành những trung tâm khoa học lớn, có trang thiết bị hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” [70, tr. 349].
Đối với HVCT - HCQGHCM, cần tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo hiện có, thu gọn các đầu mối đào tạo, không để người học phải học đi học lại nhiều vòng, chồng chéo, trùng lặp gây lãng phí sức người, sức của. Thực hiện đào tạo đúng đối tượng của từng Học viện trong hệ thống HVCT – HCQGHCM. Trung tâm Học viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, cán bộ dự nguồn cho các đối tượng trên. Các Học viện khu vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp quận huyện và tương đương. Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý về nghiệp vụ công tác tuyên truyền, báo chí, xuất bản v.v. Học viện Hành chính bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan nhà nước và đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ công chức về nghiệp vụ quản lý hành chính.
Về thời gian đào tạo, ngoài các lớp đào tạo cơ bản thì các lớp bồi dưỡng nâng cao tùy điều kiện mà quy định nội dung, thời gian, tổ chức các khóa học ngắn, là những vấn đề mới, theo chuyên đề có thể bổ túc 1- 2 tuần hàng năm hoặc 3 năm 1 lần. Tăng cường việc học tập thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tham quan, học tập các điển hình.
Về tổ chức dạy và học: Tùy theo đặc điểm của khóa học, đối tượng học để bố trí hình thức tổ chức học hợp lý, chẳng hạn học tập trung, hay không tập trung, học liên tục các ngày trong tuần hay học theo đợt, học vào ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính, học toàn bộ chương trình học theo học phần hoặc Mô đun…
Về thời lượng giảng dạy: Giảm giờ học lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận và chú trọng đi khảo sát thực tế. Giảm giờ học trên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học viên trên cơ sở giao nhiều bài kiểm tra, bài luận về nhà cho học viên. Sử dụng hình thức tổ chức giảng dạy, thảo luận, làm bài tập theo nhóm.
c. Tăng cường công tác chỉ đạo
Đổi mới công tác quản lý đào tạo trước hết cần tập trung vào khâu chỉ đạo, quản lý nội dung, chương trình đào tạo đối với các Học viên, các trường chính trị tỉnh. Rà soát lại hệ thống quy chế quy định theo tiêu chuẩn quốc gia… Quy định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ sở từ vấn đề chiêu sinh, thi cử đến vấn đề cấp phát bằng, chứng chỉ…. Chấn chỉnh lại các quy chế thi, kiểm tra theo hướng chặt chẽ cả đầu vào và đầu ra. Khắc phục tình trạng người học quan niệm đã đi học là chắc chắn tốt nghiệp, đã qua đầu vào thì chắc chắn phải ra [70].
d. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá
Có lẽ đây là khâu yếu nhất trong chu trình quản lý đào tạo, một mặt do hội tụ các hạn chế của các khâu trước đó: quy hoạch, kế hoạch, chiêu sinh, xây dựng nội dung, chương trình, quản lý giảng dạy, học tập. Mặt khác s yếu kém bất cập thể hiện ở bên trong nội dung phương pháp đánh giá. Đã có một số nghị quyết chỉ thị của Học viện về vấn đề này, nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống, kể cả quy định mang tính hành chính về tỉ lệ điểm, tỉ lệ viết luận văn tốt nghiệp, loại bỏ tiêu cực trong thi cử, nhưng việc thực hiện chưa mang lại kết quả.
Để hạn chế những yếu kém, bất cập ở khâu cuối này, cần có các giải pháp đồng bộ về nội dung chương trình, cách dạy, cách học, cách thi:
- Nội dung chương trình cần hướng tới cô đọng chuyển tải những nội dung căn bản, trên cơ sở cho giảng viên chuẩn bị bài giảng, cho học viên đọc tài liệu tham khảo mở rộng tri thức, có trao đổi thảo luận, có vận dụng thực tiễn, sáng tạo.
- Cách thi đặc biệt là ra đề thi: Đối với thi hết môn: lâu nay chủ yếu dựa vào bài giảng của thầy, được cô đọng thành một số vấn đề trong buổi hệ thống ôn thi của viện trưởng, trưởng khoa, học viên ghi chép đầy đủ, đề thi ít khi nằm ngoài những trọng điểm đó. Về thực chất là “thầy thi” chứ không phả
. Và như vậy: học thuộc, học đề thi, trả bài (mặc dù quy định trên chặt chẽ đến 0,25), điểm cao là tất yếu và cứ thế tồn tại hàng chục năm nay, cách làm này cũng dễ xảy ra tiêu cực.
Đối với thi tốt nghiệp, có thể thi tốt nghiệp hoặc viết luận văn, không nên chỉ quy định trong điều kiện về điểm như hiện nay. Nên chăng có quy định điều kiện cần ở mức hợp lý (chẳng hạn điểm kém không được viết luận văn), ngoài ra còn phải tính tới vấn đề lựa chọn đề tài của học viên, công việc đang đảm nhận, tác động của thi và viết luận văn đối với công việc của học viên khi ra trường.
Cái khó của khoa học xã hội là kết quả cuối cùng không thể hiện ngay như khoa học tự nhiên, cho nên kết quả thi, viết luận văn về thực chất chỉ là kết quả trung gian. Kết quả cuối cùng là sự chuyển hóa của nhận thức sau này qua quá trình thể nghiệm, có thể 3- 5 năm tùy công việc đảm nhận. Điểm thực tế lúc đó không phải nhà trường đánh giá mà là xã hội (công chúng, tổ chức) đánh giá, đó mới là kết quả cuối cùng. Vì vậy để cho trọn vẹn, bộ phận quản lý đào tạo, thay mặt Học viện giữ mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan sử dụng để bổ sung thêm vào kết quả đánh giá và cũng là cơ sở liên hệ để bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ khi cần.
- Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau: Tuỳ theo mục đích yêu cầu của từng môn học, có thể sử dụng các hình thức như: kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. Kiểm tra cả quá trình học tập, kiểm tra kết thúc môn học. Đối với HV việc sử dụng cả hình thức kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm, những đề thi mang tính tổng hợp là phù hợp.
- Về nội dung đề thi: Nếu có hệ thống ôn thi, chỉ giải đáp thắc mắc, đối thoại những vấn đề chưa rõ, không được cô đọng thành các vấn đề trọng tâm.
Đây là cán bộ chủ chốt rất cần tư duy sáng tạo do đó đề thi nên mang tính mở.
Đề thi nên bao gồm 3 phần, nếu thi viết:
Kiến thức cơ bản: 4 điểm trong thang điểm 10.
Kiến thức do tư duy sáng tạo: 4 điểm
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: 2 điểm
Nếu thi trắc nghiệm: câu hỏi trắc nghiệm cũng bao gồm 3 phần như trên: phần cơ bản 40%, phần sáng tạo + vận dụng 60%. Với cấu trúc như vậy, tin chắc kết quả sẽ không cao nhưng như thế mới là thực sự học để hiểu và học để làm.