Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3.2.6. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo
- Tạo điều kiện tốt nhất cho học viên học tập, rèn luyện, phát triển niềm say mê NCKH và thỏa mãn nhu cầu văn hóa - nghệ thuật.
- Để giảng viên và học viên tiếp cận tri thức mới một cách đầy đủ, chính xác, bám sát tình hình thời sự trong nước và quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới, hợp lý, hiện đại hóa trong áp dụng phương pháp giảng dạy, học tập.
Qua đó góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả dạy và học.
- Giúp Học viện chủ động trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch mở lớp, trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm.
- Tạo khả năng quản lý mọi mặt của nhà trường, đồng thời môi trường, cảnh quan phù hợp sẽ tạo ra được môi trường giáo dục tốt, giúp nhà trường hoàn thành chức năng vừa là công cụ giáo dục, vừa là công cụ tổ chức.
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp
- Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành: Đảm bảo công tác quản lý, điều hành bằng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, xử lý thông tin tốc độ cao, chính xác; Giảng viên giảng dạy bằng phương pháp hiện đại, có sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện, thiết bị hiện đại.
- Xây dựng mạng thông tin nội bộ, thư viện điện tử của Học viện và mạng
- Phương pháp quản lý đào tạo được thay đổi về chất khi học viên tự nghiên cứu là chủ yếu, quản lý quá trình dạy, học và kiểm tra bằng máy móc, thiết bị hiện đại, giảm nhân lực trong công tác này nhưng năng suất làm việc tăng lên.
- Nâng cấp, hiện đại hóa thư viện, phát huy tối đa ưu điểm của nó, đảm bảo học viên có thể tra cứu, tìm kiếm và đọc thông tin cần thiết từ phòng ở.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện giảng dạy hiện đại theo yêu cầu của việc triển khai phương pháp giảng dạy mới.
- Tăng cường trang thiết bị phòng làm việc, phòng ở của học viên đều có điện thoại, máy tính kết nối mạng Internet, vô tuyến truyền hình, điều hòa không khí.
- Xây dựng không gian văn hóa - nghệ thuật với các vườn hoa, công viên nhỏ, vườn cây lâu năm, hệ thống tượng đài, phù điêu trang trí mang đậm phong cách Việt Nam.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện giải pháp
- Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể hệ thống và quy hoạch cụ thể cho từng cơ sở đào tạo trong toàn hệ thống Học viện (Học viện CT - HCQG HCM và các Học viện trực thuộc).
- Tập trung xây dựng hệ thống quy định, tiêu chuẩn phục vụ quản lý, điều hành công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đảm bảo không để tình trạng làm việc tùy tiện theo chủ quan cá nhân. Thống nhất đầu mối quản lý, chi tiêu các nguồn vốn xây dựng cơ bản, trang cấp thiết bị giảng dạy, làm việc; quản lý các trang thiết bị giảng dạy, làm việc được mua sắm, trang cấp theo các dự án…
- Xây dựng mới và hiện đại hóa nhà điều hành của các Học viện. Chỉ có thực hiện tốt dự án này Học viện mới khắc phục được những hạn chế về không gian làm việc hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
trang bị vật tư, thiết bị làm việc đồng bộ, hiện đại, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà thế giới hiện có.
- Quy hoạch, cải tạo không gian các Học viện theo hướng hình thành không gian văn hóa bằng hệ thống tượng đài, công viên, vườn hoa giữa các khối công trình xây dựng.
- Hoàn thiện hệ thống truyền hình giảng đường, mạng thông tin nội bộ, mạng thông tin toàn cầu. Hoàn thiện mạng điện thoại nội bộ.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử của Học viện trung tâm, nối mạng với các Học viện trực thuộc; tin học hóa công tác quản lý hành chính và giảng dạy, học tập.
Qua đề xuất và phân tích 6 giải pháp trên đây, chúng tôi có một số nhận xét về mối quan hệ giữa các giải phápnhư sau:
1. Sáu giải pháp nói trên không tồn tại riêng mà có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất, cùng tồn tại trong một hệ thống. Vì vậy, sử dụng một cách đồng bộ các giải pháp là yếu tố quan trọng đầu tiên để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Trong sáu giải pháp trên, giải pháp về nhận thức có tính chất tiền đề theo nghĩa nếu không đổi mới tư duy, không nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của vấn đề đổi mới quản lý hoạt động đào tạo thì sẽ không có các giải pháp và hành động đổi mới hiệu quả trong thực tiễn.
3. Trong năm giải pháp tiếp theo, tác giả cho rằng, giải pháp quản lý đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chính trị hiện nay là giải pháp đột phá, có vai trò quan trọng nhất. Nguyên nhân của sự chậm đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy hiện nay của HV không chỉ và không phải ở vấn đề nhận thức mà còn là vấn đề chính sách và cơ chế tổ chức đổi mới. Khi mục tiêu, chương trình đào tạo chưa được đổi mới, chưa phản ánh đúng nhu cầu của xã hội của nhà sử dụng,
chưa thu hút được sự quan tâm của người học thì các giải pháp khác như phát triển đội ngũ giảng viên, cải tiến công tác tuyển sinh, hoàn thiện cơ chế tổ chức dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất sẽ thiếu định hướng và khó triệt để.
4. Đích cuối cùng mà tất cả các giải pháp khác phải hướng tới là đạt được mục tiêu đào tạo. Trong các giải pháp cấu thành khả năng biến mục tiêu đào tạo thành hiện thực, ngoài việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp thì giải pháp về người dạy và người học là hai giải pháp cơ bản. Có mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo đúng song thiếu đội ngũ giảng viên có năng lực và tâm huyết với nghề, thiếu tính tích cực và tự giác của người học thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo. Trong điều kiện cụ thể của HV, tác giả cho rằng, giải pháp phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên nhằm tạo ra đội ngũ giảng viên có năng lực, động lực trong giảng dạy, là giải pháp quan trọng thứ hai sau giải pháp quản lý đổi mớichương trình đào tạo.
5. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường dạy và học tốt, trang thiết bị phục vụ, hệ thống thông tin, tư liệu hiện đại cũng là giải pháp không thể thiếu mà các cơ sở đào tạo nói chung và HV nói riêng phải hướng tới.