Tính đa dạng trong tín ngưỡng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 80 - 83)

TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

2. Tính đa dạng trong tín ngưỡng ở Việt Nam

Từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, khi các tôn giáo lớn trên thế giới chưa có điều kiện du nhập vào Việt Nam, dân tộc ta đã có tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài những nữ thần còn có nam thần. Thần linh cũng được phân chia thành nhiều loại và được thờ tự trong những cơ sở mang các tên gọi khác nhau miếu, điện, đình, đền…).

Sự đa dạng của các thần linh còn được thể hiện trong những không gian và thời gian khác nhau. Ở những cảnh giới khác nhau như cõi Trời, cõi Người... đều có những thần linh khác nhau. Có những vị được thờ tự trong phạm vi cả nước, trong làng xã hay trong gia đình. Rồi trong xã hội phong kiến, đặc biệt là dưới triều vua Tự Đức, các vị thần được thờ tự phân chia rõ ràng, ràch mạch theo thứ bậc: thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần… Thần hiệu được các vương triều Nguyễn phong tặng thông thường ghi: “Bổn cảnh Thành Hoàng gia tặng Quảng Hậu (hoặc Bảo An) Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng chi thần”. Hai chữ “chi thần”, theo quy định về phong tặng bách thần năm Minh Mạng thứ 2, chỉ rõ là một vị thần thuộc hạ đẳng. Hai chữ “Đôn ngưng “theo quy định năm Tự Đức thứ 3 lại chỉ rõ là một thổ thần hạng hạ đẳng. Thành Hoàng được thờ với tư cách là một vị cai quản khu vực đất đai, nhỏ nhất từ một làng, cho đến lớn hơn là một tỉnh, và lớn nhất là kinh đô(5). Tại kinh đô, có tên gọi là Đô Thành vương, như trường hợp ở Huế. Đó cũng là một dạng Thành Hoàng. Nhưng khi thuộc phạm vi một khu vực làng, xã, vị thần ấy được phân biệt và gọi là Thành Hoàng Bổn cảnh... Theo danh mục tổng hợp các thần được thờ tự, đã có 54 danh hiệu thần được thờ tự ở Huế.

Những vị nữ thần được nhắc đến đầu tiên là những thần siêu nhiên (nhiên thần) mang yếu tố của nền nông nghiệp lúa nước. Người ta tôn thờ các yếu tố có ảnh hưởng đến nông nghiệp như mây, mưa, sấm, sét… Hình thức thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) ra đời để đáp ứng cho cuộc sống lấy nông nghiệp làm chính. Đó là những nữ thần mà dân gian đặt cho họ các tên gọi mộc mạc, nôm na: Bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Tướng. “Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các bà Mẹ, các Mẫu”(6). Tính đa dạng trong các hình thái thờ Mẫu càng rõ nét hơn ở xã hội phong kiến, các Mẫu được tôn vinh như những bà Chúa, mà chúa thì ngự ở phủ, nên được thể hiện qua tín ngưỡng Tứ Phủ, chú trọng đến các Mẫu có yếu tố Trời (Mẫu Thiên, là Thiên Phủ), Đất (Mẹ Đất, Diêu Trì Kim Mẫu là Địa phủ), Nước (Mẫu Thoải là Thủy phủ), Rừng (Mẫu Thượng Ngàn là Nhạc phủ)…

Ngoài những nữ thần là những nhiên thần, còn thờ các nhân thần như Bà Trưng, bà Triệu... Đó là những người đã có công lao trong việc bảo vệ tổ quốc, đã được trân trọng thờ tự trong các ngôi đền khắp đất nước.

Quá trình cộng cư giữa hai dân tộc như Kinh và Chăm cũng đưa đến hiện tượng giao lưu trong tín ngưỡng, có sự thay đổi tên gọi trong việc thờ Mẫu, Mẹ Xứ Sở, như nữ thần Pô Nư Cành (Mẹ xứ sở của người Chăm) trở thành Thiên Y-A-Na Thánh Mẫu Ngọc Diễn Phi của người Việt, được thờ tại điện Hòn Chén ở Huế và tín ngưỡng này, khi vào Nam Bộ là hình ảnh của Thánh Mẫu Chúa Xứ và Linh Sơn Thánh Mẫu tại vùng cực Nam của Toồ quoỏc.

Thờ cỳng tổ tiờn là một dạng tớn ngưỡng mà cú ý kiến đó cho rằứng đú chính là “yếu tố vững chắc nhất gắn bó các thành viên của đại gia tộc”(7), và trong những dịp lễ giỗ, các thành viên này có dịp gặp gỡ nhau. “Chính trong những buổi họp khép kín này, nhưng được dòng máu truyền cho sinh khí , những tình cảm thương mến tự nhiên được hồi phục hay được tăng cường”(8). Đây là dạng tín ngưỡng mà có ý kiến đã cảnh báo rằng “không được coi thờ cúng tổ tiên như một tôn giáo, theo nghĩa hẹp của từ này, và phân tích nó đồng thời với đạo Phật”(9). Thờ Tổ tiên, đối với gia đình, dòng họ, là hình thức trở về cội nguồn, thể hiện lòng biết ơn sâu xa, sự kính trọng những người đã sinh thành, vì vậy, đó cũng là hình thức bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ.

Trong phạm vi đất nước, tín ngưỡng này còn đuợc thể hiện qua lòng nhớ kính đến vị thủy tổ của dân tộc, được nâng lên thành việc lập nhiều đền để thờ các vua Hùng. Rồi những đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ với huyền thoại 100 trứng, qua đó thể hiện sự kết hợp trong tư duy dân tộc từ thuở lập quốc hình ảnh cặp đôi của yếu tố âm - dương, với 50 con theo cha (dương) xuống biển (âm) và 50 con theo mẹ (âm) lên núi (dương).

Niềm tin và sự ngưỡng vọng cao quý nhất , ngoài việc dành cho các vua Hùng, cho những người anh hùng xả thân vì dân vì nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Trương Định… là những người có tên tuổi, người dân cũng không quên nhớ đến công lao của những người vị quốc vong thân, những anh hùng liệt sĩ, đôi khi mất đi nhưng chưa rõ danh tính và chưa tìm được thân xác. Dưới các triều đại, đặc biệt là thời Lý và thời Nguyễn, Vua được tạc thành tượng cốt để thờ tưù. Qua năm thỏng, khi tớn ngưỡng này theo đoàn di dân đi vào vùng đất mới phương Nam, hình thức thờ tượng cốt đã được đơn giản bớt, chỉ còn giữ lại thờ Vua qua các bài vị ghi chữ Hán, ngày nay còn thấy đặt thờ trong nhiều ngôi chùa Phật giáo của người Việt ở Nam Bộ.

Mang đậm dấu ấn của nhân sinh quan phương Đông, trong số tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc, còn giữ lại đến nay là việc thờ Năm Bà Ngũ hành, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đấy là dạng tín ngưỡng phổ biến ở khắp ba miền đất nước. Nhưng đi vào phương Nam, thờ Năm Bà còn được kết hợp với thờ các bà Chúa Tiên và Chúa Ngọc (Thiên Y-A-Na, Ngọc Diễn Phi) với điện thờ trung tâm từ Huế, từ đó ra đời hình thức thờ Bảy Bà. Đó là dấu ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, đa dạng do giao lưu văn hoá tại địa bàn cộng cư đa dân tộc.

Nếu như sự đa dạng trong tín ngưỡng do giao lưu văn hoá diễn ra trên cả nước, thì nó lại càng rõ nét hơn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có người Việt, Khmer, Hoa và Chăm sống cộng cư. Nhiều ngôi miếu thờ Neak Tà (Thổ thần của người Khmer) trong vùng cộng cư với người Hoa như ở Sóc Trăng, đã đem lại một hình ảnh thú vị là trong ngôi miếu thờ Thổ thần của người Khmer có đặt thêm một bài vị chữ Hán “Phúc đức chính thaàn”.

Chúa Xứ Thánh Mẫu là một trong hai vị nữ thần được tôn vinh bậc Thánh ở Nam Bộ. Khi khảo sát và nhận xét về tính đa dạng của tín ngưỡng này, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã cho rằng: “Lễ hội Bà Chúa Xứ không phải chỉ đơn thuần là một phong tục thờ cúng truyền thống mang tính địa phương hay cộng đồng đang được khôi phục, mà là một phương cách giúp người dân thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội lý giải và thấu hiểu đời sống của mình trước những thực tế và khó khăn bức xúc trong thế giới hiện nay”(10).

Ngoài những loại hình tín ngưỡng nêu trên với ý nghĩa minh chứng cho tính đa dạng trong tín ngưỡng ở Việt Nam, trên thực tế còn khá nhiều dạng thờ tự các thần linh, nữ thần như Thánh Anh La Sát, Cố Hỷ Thượng Động…

các linh hồn oan khuất, uổng tử... Đặc biệt là việc thờ Mẫu, một dạng Mẹ Xứ Sở của đất nước, đã được Phật giáo và sau này là đạo Cao Đài đưa vào điện thờ của mình, qua tên gọi Phật Mẫu Diêu Trì (Phật giáo) và Diêu Trì Kim Mẫu (Cao Đài giáo).

Sau năm 1975, cả nước đi vào công cuộc xây dựng xã hội mới, đặc biệt là sau năm 1986, cùng với sự kiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tín ngưỡng cũng phát triển đa dạng, mang yếu tố tích cực hơn dưới tác động có định hướng của Nhà nước. Trong cuộc khảo sát năm 2001 do Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh tiến hành, trong số 444 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh được hỏi ý kiến đánh giá về chủ trương chính sách của Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, đã có 47,7% cho rằng Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở tín ngưỡng hoạt động. Từ những đổi mới trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về việc giữ gìn và phát huy bản sắùc văn hóa dân tộc, các hiện tượng mê tín, tin vào đồng bóng, bói toán, v.v... đã bị đẩy lùi. Trong thống kê ý kiến của 444 hộ gia đình nêu trên cũng cho thấy đã có 84,8%

nam và 70,2% nữ không tin vào các việc này. Đồng thời trong sinh hoạt tín ngưỡng của giới trẻ (15-25 tuổi) cũng có những suy nghĩ chuyển đổi tích cực hơn so với những người có tuổi (trên 55 tuổi) trong quan niệm về việc sử dụng tiền cúng tại các cơ sở thờ tự. Giới trẻ đã đề cao việc từ thiện hơn (71%) so với lớp người có tuổi (58,5%).

Xét về mặt kiến trúc, trong sân khá nhiều ngôi đình hiện nay đã thấy dựng lên tượng đài liệt sĩ, ghi ơn những người đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đài liệt sĩ được dựng lên ở đây vì trong giai đoạn kháng chiến, không ít đình, chùa… đã là nơi ém quân, nơi liên lạc, hội họp, thậm chí còn có cả hầm bí mật che dấu các chiến sĩ cách mạng. Đó là một nét riêng biệt, độc đáo, được hình thành trong quá trình lịch sử đầy biến động của đất nước Việt Nam, góp phần đem lại tính phong phú đa dạng cho các cơ sở tín ngưỡng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)