Việt kiều với tư cách là cầu nối văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 225 - 231)

VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ THÁI-VIỆT

7. Việt kiều với tư cách là cầu nối văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam

“Việt kiều” có nghĩa là người Việt Nam sống bên ngoài đất nước hay ở nước ngoài, bao gồm cả những người sống ở Thái Lan. Và chúng ta có thể dùng từ này để chỉ những người đã từng sống ở Isan và đã quay về Việt Nam trong những năm 1960-1964, cho dù họ đã định cư vĩnh viễn ở Việt Nam. Chúng ta cũng có thể gọi họ (những người Việt Nam đã từng sống ở Isan và đã quay về Việt Nam) là “Việt kiều Thái Lan”, có nghĩa là Việt kiều từ Thái Lan, trong khi đó những người Việt Nam hiện tại sống ở Isan có

thể gọi là Việt kiều ở Isan hoặc người Việt ở Isan. Từ thời điểm này, chúng ta sẽ thi thoảng dùng đến từ Việt kiều.

Chúng ta có thể dùng từ “Việt kiều” để nói đến những người Việt thuộc mọi thế hệ: Việt cũ hoặc Việt mới. Chúng ta cũng có thể dùng từ Việt mới để gọi những người đã đến Thái Lan trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bất kể địa vị pháp lý hiện tại của họ: công dân Thái; “người nhập cư hợp pháp” hay “người nước ngoài”; hoặc “người tị nạn Việt Nam”. Và chúng ta cũng có thể gọi người Việt mới thế hệ thứ ba (cháu của những người vượt sông Mê Kông tới Isan năm 1945-1946) là “Việt mới”, “Việt kiều”, hoặc

“con cái Việt kiều” nếu như cả bố mẹ chúng đều là người Việt, bất kể địa vị pháp lý của họ, tức là cho dù họ đã trở thành người Thái, “người nhập cư hợp pháp” hay “người nước ngoài”, hoặc vẫn là “người tị nạn Việt Nam”.

Việt kiều ở Thái Lan và Việt Nam có thể đóng vai trò cầu nối văn hóa quan trọng giữa hai quốc gia. Những người vẫn sống ở Isan cũng đã có những đóng góp quan trọng, đặc biệt là dưới các hình thức sau đây:

a. Giáo viên ngôn ngữ trong các cơ sở đào tạo của Thái Lan

Việt kiều ở Isan, ví dụ như những người ở Nakorn Phanom, có thể có đóng góp quan trọng cho nền giáo dục Thái, đặc biệt là với tư cách giáo viên tiếng Việt(18). Đến nay đã có một lượng Việt kiều được tuyển làm giáo viên dạy tiếng Việt ở nhiều cơ sở đào tạo của Thái Lan tại một số tỉnh đông bắc và Bangkok. Họ cũng dạy tiếng Thái cho người Việt Nam đến Thái Lan trong các chuyến đi chính thức hoặc kinh doanh, hoặc vì các mục đích khác, chẳng hạn như các cán bộ từ Quảng Trị đến Nakhon Phanom để nghiên cứu tiếng Thái(19). Hơn nữa, Việt kiều cũng đồng tổ chức các cuộc hội thảo khoa học và các hoạt động tương tự khác. Ví dụ, họ phối hợp với Viện Rajabath Nakhon Phanom để tổ chức hội thảo về “Cuộc sống của Việt kiều ở Isan: Từ Việt Nam tới Nakhon Phanom” vào tháng 3 -2003(20).

b. Trợ lý điều phối viên/phiên dịch cho các đoàn đại biểu Thái Lan và Việt Nam

Việt kiều ở Isan cũng có vai trò tiềm tàng với tư cách là trợ lý điều phối viên và/hoặc phiên dịch cho các đoàn đại biểu Thái Lan và Việt Nam trong bất cứ cuộc đàm phán nào, ở cấp địa phương và cấp quốc gia, và ở bất cứ lĩnh vực nào: hợp tác kinh tế, du lịch, v.v... Sự đóng góp của họ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các cuộc đàm phán và hoạt động phối hợp giữa hai quốc gia. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ba bên giữa Thái Lan, Việt Nam và Lào trong một số chương trình hợp tác phát triển kinh tế và du lịch ba bên cấp địa phương. Một trong những chương trình đó là “Chương trình bảy tỉnh ở ba nước” với mục đích đóng góp cho hợp tác kinh tế và văn hóa trong khuôn khổ dự án Phát triển Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Phát triển GSM).

c. Đồng sáng lập Làng Hữu nghị Thái-Việt ở bản Na Chok ở tỉnh Nakhon Phanom

Làng Hữu nghị Thái-Việt ở bản Na Chok, hay “bản May”(21) theo sáng kiến tưởng nhớ Hồ Chí Minh, đã được hoàn thành, trong khi một công trình tương tự khác tại Nong On ở Udorn Thani đang được xây dựng và sẽ hoàn thành nay mai.

Trọng tâm phần này của bài viết là về Làng Hữu nghị ở bản Na Chok, Tambon Nong Yat, Nakhon Phanom, giờ đây là một biểu tượng chính của tình hữu nghị Thái-Việt. Phần này cũng giới thiệu qua về sự hiện diện của lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Xiêm năm 1928-1929 và trong thời gian ngắn vào năm 1930(22). Vào lúc đó, Thái Lan được gọi là Xiêm, nhưng trong bài viết này chúng tôi chủ yếu dùng “Thái Lan” thay vì Xiêm.

Bản Na Chok là một trong những nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh thi thoảng cư trú trong thời gian có mặt ở Thái Lan. Người không chỉ ở bản Na Chok mà còn ở các tỉnh khác. Tuy nhiên, bản Na Chok được sử dụng làm căn cứ cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam và Lào, và làm công tác chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Hồ Chí Minh đã giúp lập một trường học cho trẻ em ở ngôi làng này. Người đã dạy người Việt Nam trẻ tuổi ở đây về ý thức dân tộc, đạo đức, và cách hành xử đúng đắn trong xã hội Thái Lan bằng việc tôn trọng văn hóa Thái Lan và tuân thủ luật pháp Thái Lan. Ngoài ra, Người cũng luôn thông báo cho học sinh của mình tình hình thế giới và tình hình kinh tế, chính trị ở Việt Nam trong thời gian đó(23).

Vào ngày 21-2-2004, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Chinawatra và Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã cùng chủ trì lễ khai trương trọng thể

“Làng Hữu nghị Thái-Việt ở bản Na Chok”(24), một bảo tàng được xây dựng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và là bằng chứng về tình hữu nghị giữa hai quốc gia. Điều này cũng phản ánh sự tin tưởng và hiểu biết tốt đẹp lẫn nhau giữa hai quốc gia. Trong quá khứ, những hoạt động của lãnh tụ Hồ Chí Minh và sự tồn tại của phong trào cách mạng của Người phải được giữ bí mật. Những điều này chỉ những người Việt Nam ở đây mới biết vì lo sợ thông tin về Người và phong trào cách mạng lọt vào tay người Pháp.

Một hệ quả chính của việc cải thiện sự hiểu biết giữa hai quốc gia là sự quan tâm ngày càng tăng trong việc nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc hơn về cuộc sống và các hoạt động chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như phong trào yêu nước Việt Nam ở Thái Lan trong thời kỳ thực dân.

Hơn nữa, giờ đây nó đang mở đường cho sự hợp tác văn hoá và học thuật rộng lớn hơn giữa hai bên trong việc nghiên cứu về sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan.

Thành công của việc khai trương “Làng Hữu nghị Thái-Việt” tại bản Na Chok chủ yếu là kết quả của sự hợp tác và thiện chí của hai quốc gia. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã gửi các chuyên gia đến xây dựng mô hình ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An và Hà Nội với tỷ lệ 1:10, cùng với các vật liệu phù hợp cho mục đích này(25). Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận rằng người Việt hay Việt kiều ở Nakhon Phanom đã có nhiều đóng góp cho việc hoàn thành ngôi nhà và khai trương Làng Hữu nghị.

Một công trình tưởng niệm khác về sự hiện diện của lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Thái Lan cũng đang được xây dựng tại bản Nang On ở tỉnh Udon Thani. Chắc chắn người Việt hay Việt kiều ở Udon đang hỗ trợ tích cực cho kế hoạch xây dựng ngôi nhà Hồ Chí Minh tại bản Nong On. Mô hình ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Nong On cũng sẽ tượng trưng cho tình hữu nghị giữa Thái Lan và Việt Nam, tình đoàn kết giữa người Việt hay Việt kiều ở Udon, và sự biết ơn của họ đối với tổ tiên. Udon Thani là một tỉnh khác mà lãnh tụ Hồ Chí Minh có thể đã sống trong những năm 1928- 1929 và là một tỉnh từng có sự hiện diện của phong trào chống Pháp của người Việt Nam.

Một nhà lãnh đạo chống Pháp người Việt tham gia vào phong trào này xứng đáng được nhắc đến là Đặng Thúc Hứa. Ông mất tại Udon Thani năm 1932(26), một số tài liệu khác nói năm 1931, và phần mộ của ông vẫn còn ở đó(27). Chủ đề về sự hiện diện và hoạt động của cả lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đặng Thúc Hứa ở Thái Lan có thể là một chủ đề nghiên cứu khác.

Tất cả công trình tưởng niệm đã được dựng lên hoặc đang trong quá trình xây dựng đều có công rất lớn của Việt kiều, những người thực sự được coi là cầu nối văn hóa giữa hai đất nước. Sự gắn bó của họ với Thái Lan đại diện cho cả những Việt kiều vẫn đang sinh sống ở Isan lẫn những người đã quay về Việt Nam trong đầu những năm 1960.

Trong công trình nghiên cứu của tôi về “Việt kiều trong quan hệ Thái- Việt” từ 2002-2004 với sự hỗ trợ của Quỹ Rockefeller, tôi đã có cơ hội dành nhiều thời gian nghiên cứu sự hiện diện của lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Thái Lan, một phần rất nhỏ trong công trình nghiên cứu đó. Từ năm 2002 đến nay, tôi cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu về người Việt hay Việt kiều tại nhiều tỉnh ở Việt Nam và Isan, như Nakhon Phanom, Udon Thani, Nong Khai, Sakon Nakhon, Mukdahan, Khon Kean, v.v. Tôi đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực và hợp tác chân thành của họ ở cả Thái Lan và Việt Nam. Khi dành nhiều thời gian thực hiện công trình nghiên cứu này, tìm thông tin dưới dạng tài liệu và phỏng vấn về người Việt hay Việt kiều ở Isan về lãnh tụ Hồ Chí Minh ở Thái Lan, tôi đã viết một bài báo và đã được đăng tải trên một tờ báo Thái Lan là Matichon Daily. Bài báo có nhan đề

“bản Na Chok, một bằng chứng về tình hữu nghị của Hồ Chí Minh ở Xiêm”(28). Bài báo đó là để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp khai

trương Làng Hữu nghị Thái-Việt tại bản Na Chok ở Nakhon Phanom vào ngày 21-2-2004, như đã đề cập ở trên.

Có thể nói rằng chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan là một chủ đề rất mới ở đất nước này [Thái Lan]. Nó đã bắt đầu thu hút sự chú ý của nhân dân và học giả Thái Lan. Ngoài ra, cho đến nay chưa có nỗ lực nào nghiên cứu về chủ đề này ở Thái Lan, và nó đã nhận được sự quan tâm ngày càng lớn.

Có nhiều yêu cần được đáp ứng để thực hiện công trình nghiên cứu về Việt kiều trong quan hệ Thái-Việt và về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan.

Khả năng đọc và hiểu nhiều ngôn ngữ là điều kiện tiên quyết. Điều này đòi hỏi không chỉ tiếng Anh và tiếng Pháp, mà còn tiếng Lào, tiếng Thái và tất nhiên là tiếng Việt. Mạng lưới phối hợp cũng cần được lập ra để hỗ trợ cho công việc này. Niềm tin và quan hệ gần gũi với người Việt hay Việt kiều ở Thái Lan và ở Việt Nam là một đòi hỏi quan trọng khác. Kiến thức về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hóa Việt Nam, chính sách của Thái Lan đối với Mỹ cũng như chính sách của chính phủ Thái Lan đối với người Việt ở Thái Lan từ cuối những năm 1940 cũng là điều cực kỳ quan trọng.

Công trình nghiên cứu này là một trong những ví dụ tốt về một thực tế là Việt kiều ở Thái Lan và Việt Nam đã trở thành chiếc cầu văn hóa nối Thái Lan và Việt Nam, cả ở cấp độ quốc gia và cấp quan hệ nhân dân với nhân dân mà Chính phủ hai nước, đặc biệt là Chính phủ Thái Lan, cần phải chú ý.

CHUÙ THÍCH

1. Tên nước của Thái Lan được đổi từ Xiêm sang Thái Lan vào năm 1939.

2. Theo Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử thông giám cương mục.

3. Xem Thanyathip Sripana, Hành lang Đông-Tây từ khía cạnh lịch sử (tiếng Thái), Matichon Daily, 26-3-2003, tr. 7.

4. Xem Thanyathip Sripana, Khi nào họ trở thành người Thái? (tiếng Thái), Matichon Daily, 9- 5-2003, tr. 7.

5. Supot Dantrakoon, Tổng quan singapore và cuộc Cách mạng trong Lịch sử Lào và những căn cứ Mỹ ở Thái Lan (tiếng Thái), Viện Khoa học và Xã hội (Thái Lan), tr. 74.

6. Hoàng thân Suphanouwong, Nhà lãnh đạo Cách mạng (tiếng Lào), Uỷ ban Khoa học và Xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vientiane, 1989, tr. 24-25.

7. Sđd, trang 25; và Sđd, Supot Dantrakoon, Tổng quan Singapore and Cách mạng về Lịch sử Lào và những căn cứ Mỹ ở Thái Lan, tr. 75.

8. Xem Charivat Santapura, Chính sách Đối ngoại của Thái Lan1932-1946, Uỷ ban về Dự án Kỷ niệm Quốc gia nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Pridi Banomyong, Chính khách Cao cấp (khu tư nhân), Nxb Ruankaew, Bangkok, 2000; Pridi Banomyong, Nhiệm vụ Chính trị và Quân sự của Phong trào Thái Tự do nhằm giành lại độc lập và chủ quyền quốc gia, Uỷ ban về dự án Kỷ niệm Quốc gia nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Pridi Banomyong, Chính khách cao cấp (khu vực tử nhaõn), Nxb Ruankaew, Bangkok, 2001.

9. Christopher E.Goshcha, “Chương 4 Xây dựng những mối liên hệ Đông dương với Thái Lan (1945-46)”, Thái Lan và Mạng lưới Đông Nam Á của Cách mạng Việt Nam (1885-1954), Tạp chí Monograph, No.79, Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Bắc Âu, Curzon Press, Great Britain, 1999, tr. 155.

10. Bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Chinawatra tại lễ khai trương Làng Hữu nghị tại bản Na Chok, tỉnh Nakorn Phanom vào ngày 21 tháng 2 năm 2004; xem thêm Thanyathip Sripana, “Lời hứa của Thủ tướng Thaksin tại Làng Hữu nghị ở bản Na Chok” (tiếng Thái), Matichon Daily, 23 tháng 3-2004, tr. 7.

11. Theo các cuộc phỏng vấn với người Việt ở Isan vào năm 2003-2004.

12. Theo các cuộc phỏng vấn với người “Việt mới” thuộc thế hệ thứ nhất ở Isan vào năm 2003-2004.

13. Kachatpai Burutpat, “Chương 4 Sự hồi hương của người Việt về miền Bắc Việt Nam 1960-1964”, Người tỵ nạn Việt Nam (tiếng Thái), Nxb Duang Kamol, Bangkok, 1978, tr. 85.

14. Vichan Champeesri và Suthawit Suphan, “Chương 4 Hồi hương về miền Bắc Việt Nam”, Người tỵ nạn Việt Nam và An ninh quốc gia (tiếng Thái), Odeon Store, Bangkok, 1976, tr. 109-110.

15. Theo các cuộc phỏng vấn năm 2002-2004 với người Việt đang sống ở Thái Lan và những người đã quay về và lập nghiệp ở Việt Nam vào đầu những năm 1960. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện ở Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình và Hải Phòng.

16. Qua quan sát từ các cuộc gặp với những người này trong nhiều dịp ở Hòa Bình, Nam Định, Hải Phòng và Hà Nội năm 2002-2004.

17. Theo các cuộc phỏng vấn năm 2002-2004 với những người Việt đã trở về và định cư ở Việt Nam vào đầu những năm 1960. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện ở Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình và Hải Phòng.

18. Về tiềm năng của người Việt ở Isan, xem Thanyathip Sripana, “Từ trò chơi biển cả ở Việt Nam tới những người tỵ nạn Việt Nam” (tiếng Thái), Matichon Daily, 5-12-2003, tr. 7.

19. Tác giả đã gặp những người Việt này từ Quảng Trị ngày 7-10 và 19-25 tháng 2-2004 và từ đó đến nay (tháng 6-2004) vẫn liên lạc với họ.

20. Hội thảo này diễn ra ở Nakhon Phanom ngày 26-3-2003.

21. Từ “bản May” là cách gọi của người Việt ở Isan.

22. Xem Thanyathip Sripana, “bản Na Chok, Ký ức về tình Hữu nghị của Hồ Chí Minh in Siam”

(tiếng Thái), Matichon Daily, 23-2-2004, tr. 7.

23. Theo các cuộc phỏng vấn với người Việt ở Nakhon Phanom và bút ký của một người “Việt cũ” sống ở Isan.

24. Tác giả cũng tham dự buổi lễ khai trương này, và lưu lại nhiều ngày ở bản Na Chok và những nơi khác ở Nakhon Phanom trước và sau buổi lễ.

25. Thông tin có được từ chuyến thăm Bảo tàng ngày 21-23 tháng 2 năm 2004; từ các cuộc phỏng vấn người Việt ở Nakhon Phanom trước và sau 21 tháng 2 năm 2004; và từ các cuộc thảo luận với nhà nghiên cứu người Việt của Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

26. Xem Nguyễn Tài, Mấy mẩu chuyện về Cụ Đặng Thúc Hứa, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Sử học, tháng 11-1965, Hà Nội.

27. Tác giả đã đến thăm ngôi mộ này nhiều lần vào năm 2002-2004.

28. Thanyathip Sripana, “bản Na Chok, Ký ức về tình hữu nghị của Hồ Chí Minh ở Xiêm” (tiếng Thái), Sđd.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 225 - 231)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)