NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG XÃ Ở SƠN TÂY, THUỘC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 403 - 411)

Ogawa Yuko*

Khi chính sách Đổi mới được bắt đầu vào năm 1986, tại Việt Nam, “hiện đại hóa” xã hội được xúc tiến, hoàn cảnh xã hội kinh tế đã và đang biến đổi một cách mạnh mẽ và nhanh chóng ở cả nông thôn và thành thị.

Trong hoàn cảnh Đổi mới và hiện đại hoá, hiện tượng tái hiện “truyền thống” đang diễn ra. Lý do người ta cần dựa vào cái “cổ” khi xây dựng thời đại mới là gì? Người ta chỉ thích hồi tưởng “ngày xưa đẹp”, hoặc chống lại đối với văn hoá đương thời trên toàn thế giới đang chảy vào Việt Nam một cách dữ dội, hoặc cảnh báo đối với tinh thần quá hợp lý hoá bằng cách “nhớ nguồn”? Cái “cổ” này có chức năng tích cực đối với thời hiện đại hay không?

Chúng ta có thể giả thuyết được rằng, chức năng tích cực của “truyền thống” là sức tái biên chế cộng đồng hoặc động cơ cho phát triển công nghiệp du lịch, còn chúng tôi nghĩ rằng, hoạt động “truyền thống” của xã hội là một hình thức hoạt động tiêu dùng mới trong thời hiện đại đang phát triển... Trong hiện tượng tái hiện “truyền thống”, chúng ta thấy rằng, nhà nước và cá nhân đều có hướng tới tính phổ biến (uni- versality) của “hiện đại hóa” và tính cá biệt (individuality) của “truyền thống”. Trong bước đầu tiên, chúng tôi muốn trình bày sự tác động qua lại giữa tính phổ biến và tính cá biệt này đang phát triển trong điều kiện như thế nào. Chúng tôi đặt vấn đề này trong khuôn khổ làng, vì làng là trung gian giữa nhà nước và cá nhân, và là nơi mà cả tính phổ biến và tính cá biệt được thể hiện. Thông qua việc khảo sát mối quan hệ giữa hội làng, tế lễ của làng “truyền thống” với người dân trong làng, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố trong và ngoài làng có ảnh hưởng đến sự tái hiện “truyền thống”, và nắm bắt quá trình xây dựng văn hoá Việt Nam trong thời hiện đại. Trong báo cáo này, chúng tôi khảo sát riêng về tình

*Nghiên cứu sinh, Khoa Nghiên cứu xã hội nhân văn, Đại học Tổng hợp Tokyo. Nhật Bản.

hình và các yếu tố trong làng, còn các yếu tố từ bên ngoài như chính sách nhà nước sẽ được khảo sát trong dịp khác.

Trong các công trình nghiên cứu đến nay, chúng tôi thấy rằng, các nghiên cứu khảo sát về các lễ hội cụ thể thường có sự duy trì “truyền thống” cổ trong khi ý nghĩa hiện tại thì lại không được quan tâm nhiều.

Còn các nghiên cứu tập trung vào ý nghĩa hiện tại của việc tái hiện ”truyền thống” thì lại thiếu đi những khảo sát về các trường hợp cụ thể(1).

Đương nhiên những khu vực khác nhau có tình hình tái hiện “truyền thống” khác nhau. Ở đây chúng tôi khảo sát hai làng giáp nhau, tức là nằm trong cùng một khu vực, nhằm quan sát sự khác biệt của tình hình tái hiện

“truyền thống” trong hai làng này, qua cấu trúc và con người trong mỗi làng.

Chúng tôi khảo sát tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), miền Bắc Việt Nam, nơi các hoạt động khôi phục lễ hội của làng đang phồn thịnh, và cũng là nơi mà các làng ở đó được coi là có tình thần đoàn kết chặt chẽ trong suốt quá trình lịch sử dài lâu. Ở ĐBSH, nơi sông Hồng và sông Đà gặp nhau, đất được hình thành sớm. Như câu ca dao “cầu Nam chùa Bắc đình Đoài”, đây là nơi còn lại nhiều đình to, đẹp, nhất là ở khu vực xung quanh núi Ba Vì, phía đông nơi hai sông gặp nhau, ở đây có số lượng đình cổ được xây dựng nhiều nhất trong giai đoạn thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII so với các nơi khác trong cả nước(2). Đây là khu vực nằm về phía tây của tỉnh Sơn Tây cũ(3). Mặc dù khu vực này còn rất nhiều đình, nơi “truyền thống” của làng được thể hiện, nhưng nghiên cứu về lễ hội tế lễ ở khu vực này không phong phú như ở các nơi khác như ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh hay Hà Đông. Đối với các khu vực nói trên, nghiên cứu làng xã nhìn chung cũng được tiến hành rất nhiều(4) nhưng là đối với các khu vực không có điều kiện tiếp cận tới một nền kinh tế định hướng thị trường ít được quân tâm, khu vực tỉnh Sơn Tây cũ cũng là một trong những nơi như vậy(5).

Chúng tôi đã chọn một địa điểm trong khu vực tỉnh Sơn Tây cũ, đó là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Nơi đây cách Hà Nội 46 km, cách Sơn Tây 4 km ở về phía tây, nằm dọc theo quốc lộ 32, gồm làng Cam Lâm nổi tiếng là ”đất hai vua”, Phùng Hưng và Ngô Quyền. Hiện nay thị xã Sơn Tây đang có kế hoạch phát triển du lịch rất lớn tại làng Cam Lâm.

Hai nước Việt Nam và Nhật Bản cũng đang tiến hành kế hoạch bảo tồn

“làng cổ” tại làng Mông Phụ và một số làng xung quanh gồm cả các làng chúng tôi khảo sát. Các kế hoạch này nằm trong qui hoạch phát triển toàn thể của khu vực phía tây tỉnh Hà Tây, gồm cả các danh lam thắng cảnh ở núi Ba Vì và khu vực du lịch sân gôn Đồng Mô, cho nên sau này các làng trong xã Đường Lâm sẽ thay đổi rất nhiều, và dân cũng sẽ phải đứng trước cải cách ý thức. Việc nắm tình hình văn hoá xã hội kinh tế trong khu vực này trước khi các kế hoạch nói trên bắt đầu tiến hành cụ thể, là rất có ý nghĩa(6).

Bốn làng trong 9 làng trong xã Đường Lâm vẫn được gọi là “Kẻ Mía”

từ ngày xưa. Bốn làng này giáp nhau, biên giới giữa các làng chỉ là một đường làng. Đến những năm 70 thế kỷ XX, hàng rào và lũy tre giữa các làng vẫn còn, và nơi giáp nhau giữa các làng chỉ có ít gia đình ở. Nhưng hiện nay hàng rào lũy tre cổng làng không còn nữa (riêng làng Mông Phụ vẫn có một cổng làng chính), nhiều nhà mới được xây dựng trong khu vực ranh giới giữa các làng. Mặc dù bốn làng này, thôn Cam Thịnh, Đông Sàng, Mông Phụ, Đoài Giáp liền kề như thế nhưng bốn làng đều có tính độc đáo riêng, các làng có văn hóa khác nhau, tiếng nói (phát âm) khác nhau.

Trong báo cáo này, chúng tôi khảo sát so sánh hai làng trong bốn làng này, đó là Cam Thịnh, một làng thuần nông với tỷ lệ hộ nông nghiệp hơn 90%, và Đông Sàng, làng thương nghiệp với 2 phần 3 tổng số hộ gia đình theo nghề buôn bán. Mặc dù điều kiện tự nhiên và địa lý tại hai làng này gần giống nhau, nhưng hai làng đều đang đẩy mạnh việc tái hiện lại

“truyền thống” một cách hoàn toàn khác nhau.

Tư liệu chính của nghiên cứu này là nội dung các phỏng vấn điền dã.

Chúng tôi sống ở làng Cam Thịnh từ tháng 12 năm 2003 và định ở lại đến cuối năm 2004 để quan sát và tham dự trực tiếp việc làng trong suốt năm(7). Làng nông nghiệp Cam Thịnh có qui mô nhỏ, dân số là 799 người (185 hộ), làng có một lò gạch và một số hộ làm nghề may quần áo, lò rèn, gỗ mộc, ngoài ra một số hộ đan rổ rá, là nghề truyền thống kết hợp với nông nghiệp, nhưng nghề chính của làng là nông nghiệp. Nông nghiệp ở đây mang tính chất tự tiêu dùng, chỉ có một số loại rau đặc biệt là rau cần trong mùa đông mang lại thu nhập tiền mặt, cho nên qui mô kinh tế tiền mặt ở đây nhỏ. Di chuyển lao động ra ngoài làng để làm các ngành nghề phi nông nghiệp cũng không nhiều, di chuyển chính là công nhật, sáng đi tối về đến các khu vực xung quanh làng mình gồm cả thị xã Sơn Tây. Di chuyển lao động ngắn hạn hoặc trung hạn là các thanh niên chưa lập gia đình sang các khu vực xa cũng rất ít cho nên không gian của làng này tương đối nhỏ. Kinh tế tiền mặt đối với làng này không phát triển và tương đối khép kín nên “tệ nạn xã hội”

cũng ít, là làng thuận, được tỉnh Hà Tây công nhận làng văn hoá lần thứ hai vào tháng 4 năm 2004(8).

Còn làng buôn bán Đông Sàng có dân số là 1797 người (394 hộ), qui mô dân số hơn gấp 2 lần dân số của làng Cam Thịnh, buôn bán là việc làm ăn truyền thống và đây là làng nghề chính vì có chợ Mía được xây dựng từ thế kỷ XVII. Hàng hoá dân làng giao dịch có nhiều loại như tạp hoá, vải, kẹo, giống gà tiến vua nổi tiếng, thức ăn... Phạm vi hoạt động buôn bán rất rộng, một số hàng hoá hàng ngày lưu thông trong phạm vi thị xã Sơn Tây, Quảng Oai, và cả tỉnh Vĩnh Phúc đối diện qua sông Hồng.

Không phải chỉ là dân làng đi ra khỏi làng làm ăn, mà cả người ngoài làng trong xã, và các xã khác vào làng để họp chợ. Không gian của làng này

tương đối mở. Hộ nông nghiệp chiếm 30% nhưng đa số các hộ có thành viên tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, công tác hành chính, hoặc làm kẹo - nghề thủ công nghiệp truyền thống của làng.

Qui mô kinh tế tiền mặt lớn nên cơ cấu kinh tế của làng rất khác với làng Cam Thịnh. Kinh tế tiền mặt của làng phát triển và tương đối mở nên có nhiều “tệ nạn xã hội” như cờ bạc, nghiện hút, do đó làng này chưa được công nhận làng văn hoá, đó là nỗi băn khoăn trăn trở của lãnh đạo làng.

Dân làng Cam Thịnh được dân làng Đông Sàng nói rằng “người ta nghèo nhưng sinh hoạt vững chắc”, và dân làng tự nhận xét mình là “nông dân thật thà” và “xã rất tin cậy chúng tôi và chúng tôi làm gì cũng sớm nhất trong xã”. Còn dân làng Đông Sàng được dân Cam Thịnh nói rằng

“người ta giàu và ăn chơi, nói rất ngọt nhưng không thật”, và dân làng tự nhận xét mình là “ăn chơi, sinh hoạt không vững chắc”(9).

Hai làng này ít giao lưu với nhau do “khác nhau trong cách làm ăn”.

Hiện nay hôn nhân giưa hai làng này cũng có nhưng theo dân gian thì các cụ ngày xưa cấm hôn nhân giữa hai làng. Lý do là thời xưa giữa hai làng đã xảy ra tranh chấp. Thực tế hiện ít có giao lưu giữa hai làng, hai làng không mời mọc thăm viếng nhau trong các dịp tế lễ, không mời nhau trong các lễ hội vào dịp sau Tết, mặc dù hai làng đều mời hai làng khác trong Kẻ Mía là làng Mông Phụ và Đoài Giáp tham dự các lễ hội này.

Làng Cam Thịnh là một làng nông nghiệp nhỏ, dân làng ”thật thà”, có hình thức kinh tế tự túc, tương đối khép kín. Bên cạnh đó, làng Đông Sàng là một làng buôn bán, dân làng “ăn chơi”, có hình thức kinh tế thị trường tương đối mở. Như vậy trong hai làng này, tại làng nào, sự tái hiện “truyền thống” đang diễn ra tích cực hơn, và điều kiện phát triển ra sao? Phần sau chúng ta sẽ phân tích kiến trúc công cộng(10), là cơ sở vật chất của hoạt động “truyền thống”, và tổ chức quản lý kiến trúc và lễ hội của hai làng.

Làng Cam Thịnh có kiến trúc công cộng như sau:

Đình trong: Thờ Thành hoàng là Bản thổ thổ kỳ đại vương, ngoài Thành hoàng ông có tên là Cao Phúc Diễn (sinh năm 1596), là người làng và vợ tên là Giang Thị Thắng (sinh năm 1594) được thờ. Ngôi nhà hiện nay là kiến trúc cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ XX, được xếp hạng di tích lịch sử của tỉnh vào năm 2000. Sàn nhà đuợc lắp lại vào năm 2002, tả mạc được tu sửa và trở thành hội trường của làng vào năm 1994. Sân đình được lát gạch, vào các chiều hè, sân đình trở thành sân vận động của các em thanh thiếu niên trong làng.

Đình ngoài: không còn.

Đền: Thánh Mẫu nằm ở làng Hưng Thịnh (làng tách ra) nhưng Mẫu được rước về nhà kho ở bên cạnh đình trong vào đầu thập kỷ 90 và nhà được xây lại năm 2002.

Miếu: không còn.

Văn chỉ: không còn.

Hiện nay đình trong và đền nằm trong cùng là nơi duy nhất của tế lễ làng, còn hội trường (trước là tả mạc của đình trong) là nơi sinh hoạt và hành chính của làng.

Làng Đông Sàng có kiến trúc công cộng như sau:

Chùa Mía: chùa Sùng Nghiêm, là một trong năm chùa thuộc di tích nhà nước đặc biệt trong tỉnh Hà Tây, xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào 1962, là năm đầu tiên xếp hạng. Người có công để tu sửa chùa này vào thế kỷ XVII là bà Nguyễn Thị Ngọc Dao, tức là bà chúa Mía được thờ trong chùa. Chùa có khách thăm quan quanh năm đến từ khắp nơi trong cả nước, đây là ngôi chùa chung của cả Kẻ Mía, không phải là của riêng làng Đông Sàng.

Đình Tổng: đình của toàn tổng nằm đối diện chùa Mía, thờ Bố Cái Đại Vương. Đình Tổng đươc xây lại năm 1993, đình Tổng đóng vai trò là đình của làng trước khi đình làng được xây lại vào năm 2001.

Đình làng: được xây lại năm 2001, do đóng góp của một cụ quê ở đây. Đình làng vừa là hội trường làm hành chính của làng, vừa là lớp học thêm cho các em. Sân đình rất rộng được sử dụng là nơi đỗ xe cho khách tham quan chùa Mía.

Đền Phủ: thờ bà chúa Mía, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, còn hậu cung được xây thêm vào thế kỷ XIX. Đền phủ có xóc thẻ 64 chiếc, và thu hút nhiều khách tham quan. Trước đây đền này được đề nghị xếp hạng di tích lịch sử nhưng các cụ trong làng không đồng ý nên chưa được xếp hạng.

Văn chỉ: vẫn còn.

Chúng ta thấy được rằng làng Cam Thịnh tập trung đền và hội trường trước nằm rải rác ở các nơi vào đình, và làm trung tâm của làng. Đền được xây lại toàn bộ nhưng qui mô không lớn, mặc dù có kế hoạch làm cổng từ lâu rồi nhưng chưa được cụ thể hoá do vấn đề về kinh phí. Ngoài việc tu sửa sàn, đình được giữ nguyên như trước năm 1945. Còn trung tâm làng Đông Sàng là đình cũng là hội trường nhưng có một trung tâm tế lễ nữa tại đền phủ. Khi làng có tiệc tại đình hoặc đền phủ, dân đi lễ cả đình Tổng, chùa Mía và văn chỉ nữa. Đình đang có kế hoạch được xây lại phần tả mạc, và đền phủ cũng bảo dưỡng cẩn thận, cụ thể là vào năm 2004, cổng và cửa được sơn lại, sân được lát lại, khôi phục lại bức tranh trên tường. Khách tham quan đến chùa Mía hay vào đình và đền phủ, cho nên ý thức dân làng đối với khách bên ngoài rất cao, các cụ thảo luận “khách đến đây để thấy không khí linh thiêng nên chúng ta không nên làm mất

nét cổ khi tu sửa”, “nếu chúng ta muốn thu hút khách bên ngoài, thì chúng ta phải trang trí đẹp”.

Đình Cam Thịnh có không gian khép kín, thậm chí ngay cả đối với dân làng, mặc dù sân đình là nơi chơi thể thao. Về kiến trúc đình Đông Sàng mới, sân đình là nơi gửi xe, đại đình được sử dụng đa mục đích thực tế như lớp học và hội trường, đền được mở 365 ngày, những không gian này là không gian mở rộng rãi, thậm chí ngay cả đối với người ngoài làng. Làng Cam Thịnh tập trung các kiến trúc công cộng vào một nơi và từng bước cố gắng nâng cấp tổng thể. Trong khi đó làng Đông Sàng nâng cấp hai trung tâm lễ bái một cách gấp rút. Nguyên nhân thứ nhất của sự khác nhau về tốc độ xây dựng lại “truyền thống” này là chênh lệch về kinh tế, ngoài ra cũng còn nguyên nhân khác.

Sau đây chúng ta nhìn qua hoạt động tại các kiến trúc này.

Tại làng Cam Thịnh, đình và đền nằm ở cùng một chỗ nên chỉ có một cụ từ. Đình thường đóng cửa, chỉ được mở trong dịp sóc vọng và tế lễ.

Như những nơi khác, làng này có ban tổ chức lễ hội do trưởng thôn làm trưởng ban và chi hội trưởng Hội Người cao tuổi làm phó ban. Ngoài ra có ban thủ lệ gồm một số người để sửa lễ, những người làm việc trong bếp là một số phụ nữ được ủy nhiệm công việc của từng lễ một. Trưởng ban ban tổ chức lễ hội tức là trưởng thôn đứng đầu chuẩn bị tế lế, và những người tham gia việc này là những người trong nhóm lãnh đạo làng. Ở đây các cụ vắng mặt, chỉ có các bà tham gia. Một số cụ nói rằng “cách làm các nghi lễ bây giờ không đúng nên tôi không muốn tham gia”. Trong trường hợp năm 2004, từ ngày mồng 10 tháng Chạp đến ngày 18 tháng Giêng, làng Cam Thịnh có ba nghi lễ và có ba lần họp, tức là không có nhiều dịp thảo luận, đó cũng là một nguyên nhân dân làng không tham gia một cách tích cực.

Hai năm nay làng Cam Thịnh không tổ chức lễ hội được vì hai lý do chính: Một là đang cấy, hai là nhiều dân đang có “bụi” không tổ chức được ban tế. Dân số làng ít và đa số người trong làng lấy nhau như người ta nói “trâu ta ăn cỏ đồng ta”. Nhưng một số cụ nhận xét nguyên nhân là

“khi mới phục hồi lễ hội thì rất thích nhưng bây giờ mọi người chán rồi”,

“không ai dám nhận làm chủ tế do tốn kém”.

Đối với làng Đông Sàng, cả đình và đền đều có cụ từ vì hai kiến trúc này nằm ở hai nơi khác nhau. Hàng năm ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày bầu cử chủ tế của đình, ngày mồng 10 tháng 12 là ngày bầu chủ tế của đền. Sau khi tế lễ xong các chủ tế làm cụ từ, tiếp quản việc từ cụ từ / chủ tế năm trước. Đình được mở vào dịp cuối tuần, sóc vọng và ngày trước sóc vọng, và ngày có tế lễ. Đền được mở 365 ngày một năm, cụ từ sinh hoạt ngay tại đền.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 403 - 411)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)