VHKD của mỗi dân tộc được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó, dù con người có ý thức được hay không. Vì vậy, VHKD Việt Nam cũng được hình thành từ rất lâu đời và cùng phát triển theo đà phát triển của xã hội và kinh doanh.
1. Nhận diện VHKD cổ truyền Việt Nam
Trong suốt lịch sử phát triển của nước ta, hoạt động kinh doanh phổ biến nhất là nông nghiệp. Xuất phát điểm cho tình trạng này là điều kiện tự nhiên và khí hậu, sau đó lại được củng cố bằng tư tưởng “trọng nông, ức thương” của đạo Khổng. Chính sách kinh tế của các triều đại phong kiến cũng luôn ủng hộ cho quan điểm này. Hơn nữa, theo nhận xét của Đào Duy Anh(6), dân tộc Việt Nam nhìn chung thông minh nhưng ít người xuất chúng, nhất là trong các lĩnh vực về thực hành như kỹ thuật hay kinh doanh. Chính vì vậy, trong suốt thời kỳ phong kiến, phương thức sản xuất của nước ta không có tiến bộ nào đáng kể. Các danh nhân, trí thức chỉ tập trung vào thi cử để ra làm quan, những tác phẩm để lại chủ yếu là văn chương, thơ phú, ít bàn về các vấn đề khác.
Người Việt Nam cần cù, chịu khó, khéo tay, giỏi bắt chước, nhưng chỉ dừng ở mức thủ công chứ không phát triển thành công nghệ, vì thế hoạt động sản xuất không phát triển được. Tính cộng đồng của người Việt lại chỉ phổ biến ở mức gia tộc, nên ngay cả những ngành nghề thủ công phát đạt cũng chỉ dừng ở mức sản xuất nhỏ, không phát triển thành quy mô sản xuất lớn. Hơn nữa, đường lối phát triển của chính quyền phong kiến cũng hẹp hòi, thiển cận nên những nhà cách tân như Nguyễn Trường Tộ không được ủng hộ. Hậu quả là Việt Nam không ra khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, và rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
Lương Văn Can, một nhà cách mạng, đồng thời là một người thầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, khi phân tích nguyên nhân không phát triển của thương mại nói riêng và của kinh tế Việt Nam nói chung, đã đưa ra 10 điểm, đó là:
1- Người mình không có thương phẩm, tức là sản xuất kém, ít hàng hoá có uy tín.
2- Không có thương hội: không biết liên kết với nhau trong kinh doanh.
3- Không có tín thực: không biết giữ chữ tín.
4- Không có kiên tâm: ít theo đuổi một việc gì đến cùng.
5- Không có nghị lực: dễ làm khó bỏ.
6-Không biết trọng nghề: do chỉ chú trọng vào nghề nông, bỏ qua việc tìm hiểu và nâng cao các nghề khác.
7- Không có thương học: không có kiến thức về kinh doanh.
8- Kém đường giao thiệp: do xã hội Việt Nam luôn đóng cửa với thế giới bên ngoài nên hễ ra ngoài là dễ bị lạc lõng, không hoà nhập được.
9- Không biết tiết kiệm: người Việt Nam tuy nghèo nhưng không biết tận dụng những thứ mình có, thường hoang phí.
10- Khinh nội hoá: Tâm lý chung của người Việt Nam là sính hàng ngoại.
Thời xưa, những người thợ thủ công muốn bán chạy hàng vẫn phải mạo nhận đó là hàng nhập từ Tàu thì mới được ưa chuộng. Đến thời Pháp thì ai ai cũng đua nhau dùng hàng Pháp, nên nền sản xuất nội địa đã khó khăn càng khó khăn hơn(7).
Qua tìm hiểu những nhận xét của các nhà nghiên cứu, có xét tới những nét đặc trưng của văn hoá và kinh doanh cổ truyền của Việt Nam, ta có thể đưa ra một số đánh giá về VHKD cổ truyền của Việt Nam như sau:
Bảng 1: Đánh giá về VHKD cổ truyền của Việt Nam Tiêu chí Khía cạnh tích cực Khía cạnh hạn chế a. Tử duy kinh doanh
Quan ủieồm veà kinh doanh
Có truyền thống sản xuất nông nghiệp, tự lực tự cường.
Coi nhẹ thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, kinh tế mang nặng tính tự sản tự tiêu.
Tinh thần lao động Cần cù, chịu khó, yêu lao động.
Coi nhẹ lao động chân tay hơn lao động trí óc. Coi rẻ nghề buôn và ác cảm với doanh nhaân.
Quan điểm về giáo duùc
Hiếu học, có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Giỏi văn chửụng, thụ phuự.
Nội dung giáo dục giáo điều, xa rời thực tế, không khuyến khích tính sáng tạo, không đào tạo các ngành nghề khác nên ít người giỏi về kinh doanh.
Khả năng thích ứng, taàm nhìn xa
Dễ tiếp thu cái mới, linh hoạt, dễ thích ứng.
Không kiên tâm, dễ thoả mãn, nên tầm nhìn ngắn, không có tư tưởng làm ăn lớn.
Tính sáng tạo Giỏi về bắt chước, cải tạo, hoà hợp với thieân nhieân.
Yếu về phát minh, đổi mới triệt để, có hệ thống.
b. Tổ chức kinh doanh
Quy mô kinh doanh Có thế mạnh về tổ chức sản xuất theo quy moõ gia ủỡnh.
Không có truyền thống về sản xuất lớn, yếu về quản lý. Dễ dẫn đến mô hình quản lý “Gia ủỡnh trũ”.
Như vậy, do Việt Nam là một một nước thiên về nông nghiệp, không có truyền thống kinh doanh nên trong VHKD cổ truyền của chúng ta, yếu tố tích cực, phù hợp với kinh doanh có phần ít hơn những yếu tố tiêu cực. Nhận diện chính xác những yếu tố này sẽ giúp chúng ta lý giải được phần nào những hạn chế của nền kinh tế Việt Nam trong những giai đoạn tieáp theo.