Những biểu hiện liên quan đến văn hóa lối sống

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 630 - 633)

MỘT KHÍA CẠNH QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM

2. Những biểu hiện liên quan đến văn hóa lối sống

Trong những năm qua, đất nước chúng ta đã có rất nhiều thay đổi theo hướng phát triển làm nhiều người (đặc biệt là những người Việt Nam sống ở nước ngoài), cảm thấy ngạc nhiên. Tuy nhiên, nhiều người có trách nhiệm vẫn khẳng định rằng, chúng ta chưa phát huy hết tiềm lực con người Việt Nam hôm nay. Tìm hiểu vấn đề này theo hướng tiếp cận văn hóa lối sống chúng tôi nhận thấy có những điều rất đáng suy nghĩ.

Trong một cuộc khảo sát hơn 300 người chúng tôi đã thu dược các kết quả như sau: khá nhiều người (56,1%) bày tỏ rằng, họ ưa thích một vị trí làm việc thoải mái, không bị thúc ép nhiều, không đòi hỏi nhiều quyền hạn và trách nhiệm. Một phần nhỏ hơn (43,9%) mong muốn một vị trí làm việc bận rộn, đem lại cho họ nhiều quyền hạn và trách nhiệm. Ngay ở những người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) các số liệu thể hiện sở thích về các kiểu loại công việc tương ứng nêu trên cũng thay đổi không đáng kể là 47,5% và 52,5%. Rõ ràng người Việt Nam ngày nay có những nét đặc trưng trong lối sống. Trước kia, khá nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam đã nhận xét rằng, do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện địa lý - khí hậu nơi sinh sống, do đặc điểm phương thức sản xuất, do trình độ phát triển kinh tế xã hội... văn minh Việt Nam là nền văn minh tĩnh (đối lập

với nền văn minh động ở các nước phương Tây). Với nền văn minh tĩnh thì con người lấy thú "điền viên" làm cốt, tư tưởng nhàn tản, trọng an cư lạc nghiệp, sống an nhàn, không thích cạnh tranh, ưa bình lặng, ít ưa biến động, có xu hướng bằng lòng với những cái đã có. Dù lượng mẫu khảo sát của chúng tôi chưa đủ lớn và cũng chưa mang tính đại diện, song những kết quả nêu trên cũng đem lại cho chúng tôi một cảm nhận rằng, tuy các điều kiện sống ngày nay đã có rất nhiều thay đổi, song những đặc điểm văn hóa lối sống nêu trên của người Việt Nam xưa kia vẫn để lại nhiều dấu ấn ở những con người hôm nay. Có thể nói, đây là những dấu ấn không tích cực nếu nhìn từ góc độ phát triển.

Ngoài ra, trên cơ sở kết quả của một số cuộc khảo sát thực tiễn chúng tôi còn nhận thấy rằng, ở nhiều người tham gia khảo sát có những biểu hiện trung tính trong nhiều đặc điểm tính cách có liên quan đến tính tích cực nghề nghiệp. Thuật ngữ "trung tính" ở đây được hiểu là những đặc điểm tính cách được xem xét có những biểu hiện không yếu quá nhưng cũng không quá mạnh. Chẳng hạn một số đặc điểm biểu hiện như sau:

- Khá nhiều người có khát vọng mạnh mẽ về thành đạt nghề nghiệp, họ đánh giá cao những người thành đạt trong nghề và mong muốn được giống những người như thế, nhưng trong thực tiễn nghề nghiệp họ chỉ cố gắng ở mức vừa phải. Họ có thể xác định rõ những mục tiêu nghề nghiệp và phấn đấu để đạt được chúng, nhưng không phải với mức nỗ lực cao nhất mà họ có thể làm. Họ tương đối thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trong công việc, nhưng lại không kiên trì, bền bỉ lắm.

- Nhiều người lao động phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình, song đồng thời họ cũng rất ngại ngùng khi phải ở vào tình cảnh thất bại, vì thế mà cũng mong muốn né tránh tình cảnh ấy. Đứng ở vị trí chia đôi sẻ nửa như thế nên nhiều người không có tính năng động cao. Họ ít muốn chấp nhận mạo hiểm, thích sống và làm việc ở những nơi quen thuộc.

- Họ tương đối có trách nhiệm trong công việc, làm việc tận tâm, nhưng không phải lúc nào cũng làm việc hiệu quả và hoàn thành tốt công việc.

Đôi khi họ cũng làm việc qua loa cho xong. Họ tự nhận mình là những người có ý thức kỷ luật vừa phải, thể hiện ở chỗ là tuy họ khá thường xuyên tự giác chấp hành kỷ luật, ít khi bỏ dở công việc, nhưng nhiều khi lãng phí khá nhiều thời gian trước khi bắt tay vào việc, việc thực hiện kế hoạch công việc không phải lúc nào cũng đúng như dự định... Đồng thời họ là những người không đề cao lắm sự tự khẳng định bản thân trước những người khác.

- Về mặt xúc cảm tuy họ cũng hay lo lắng cho tương lai, nhưng ít khi có cảm giác lo âu thái quá, ít khi mặc cảm tự ti, tương đối lạc quan, khá ổn định về xúc cảm, nhưng niềm tin vào bản thân không thật cao. Trong

công việc nhiều khi họ cũng cảm thấy thiếu sự tự tin cần thiết và lo lắng không biết có hoàn thành tốt công việc được giao hay không. Đặc biệt niềm tin vào công bằng xã hội ở họ chỉ ở mức trung bình. Họ khẳng định mọi nỗ lực của con người sẽ được bù đắp xứng đáng và trong công việc con người sẽ nhận được những gì họ xứng đáng được nhận, nhưng lại nghĩ rằng những bất công trong lĩnh vực nghề nghiệp không phải là điều hiếm khi xảy ra và do đó không phải lúc nào triết lý hành động của họ cũng là niềm tin vào công bằng xã hội.

Có lẽ phong cách làm việc "trung tính" như trên không chỉ là dấu ấn của một lối sống có nguyên nhân sâu xa từ những đặc trưng của một đời sống nghèo, thuần nông trong một môi trường khí hậu nóng, ẩm, mà còn là hệ quả của cơ chế quản lý kinh tế-xã hội theo kiểu quan liêu bao cấp tồn tại trong một thời gian dài và chưa mất hẳn cho đến tận ngày hôm nay.

Với một lối sống như vậy, con người khó có thể đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta nhanh chóng đuổi kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu nêu trên đã cho thấy rằng: để nâng cao tính tích cực của người lao động, chúng ta không thể chỉ chú ý đến vấn đề quản lý trong từng tổ chức sản xuất kinh doanh, từng cơ quan sự nghiệp, mà còn cần quan tâm đến một vấn đề lớn hơn nữa - vấn đề xây dựng một lối sống mới năng động, tự tin, sẵn sàng phấn đấu hết mình vì những mục tiêu đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Văn minh và văn hóa, giáo dục ở việt nam (Trang 630 - 633)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(762 trang)