1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo Âu

109 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu
Tác giả Nguyễn Thị Mai Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, liệu pháp Nhận thức-Hành viCBT là một trong những liệu pháp tâm lí phổ biến cũng đã được chứng minh rõràng về hiệu quả điều trị rối loạn lo âu ở người lớn bởi vô số nghiên c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ MAI ANH

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ

CÓ CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU

ĐỀ ÁN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ MAI ANH

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ

CÓ CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU

Đề án Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng

Mã số: 8310402

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng này là công trình nghiêncứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng Các nội dung,tài liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo tính khoa học

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Mai Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô của Khoa Tâm lý học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội Tôiđược tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, giá trị của thầy cô trong suốtquãng thời gian học tập tại trường từ bậc cử nhân cho đến thạc sỹ bây giờ Thầy côcũng chính là những tấm gương giúp tôi có thêm động lực và niềm tin để theo đuổicon đường tham vấn – trị liệu tâm lý của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng,người đã và đang hỗ trợ, đồng hành và dẫn dắt tôi hoàn thành đề án của mình Cô đãtận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giải đáp giúp tôi những lúc tôi cảm thấy bế tắc

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn thân chủ của mình đã đồng ý tham gia đề ánnày của tôi Mặc dù bản thân còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hành nhưng

đó là động lực để tôi trau dồi, hoàn thiện chuyên môn của mình hơn nữa để có thể

hỗ trợ thân chủ tốt hơn

Ngoài ra, cảm ơn những người bạn đồng hành cùng tôi trong quá trình họctập và làm việc, các bạn đã động viên, nâng đỡ tôi rất nhiều trong lúc gặp khó khăn

và cũng cùng nhau hết mình tận hưởng những niềm vui

Không thể không nhắc đến gia đình rất thân yêu của tôi, gia đình luôn yêuthương, ủng hộ tôi vô điều kiện về con đường theo đuổi nghề nghiệp của mình Giađình là động lực to lớn nhất, vững chắc nhất, an toàn nhất cho tôi thực hiện đam mê

và ước mơ của bản thân Và tôi không quên cảm ơn bản thân mình đã và đang cốgắng hoàn thiện những thiếu sót của bản thân

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Mai Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu 7

1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu 7

1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu 8

1.1.3 Các nghiên cứu về phương pháp can thiệp rối loạn lo âu 10

1.2 Lý luận về rối loạn lo âu 11

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âu 11

1.2.2 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu 11

1.2.3 Phân loại các loại rối loạn lo âu 12

1.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý khác 12

1.3 Liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn lo âu 13

1.3.1 Liệu pháp nhận thức hành vi 13

1.3.2 Quan điểm của lý thuyết nhận thức - hành vi về rối loạn lo âu 14

1.3.3 Các kỹ thuật can thiệp 16

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu 21

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 21

1.4.2 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng 21

1.4.3 Phương pháp quan sát lâm sàng 21

1.4.4 Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo lâm sàng 21

Tiểu kết chương 1 24

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT THÂN CHỦ CÓ CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU 25

2.1 Thông tin chung về thân chủ 25

2.2 Các vấn đề đạo đức 25

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca 25

Trang 6

2.2.2 Đạo đức trong đánh giá và can thiệp 25

2.3 Đánh giá 26

2.3.1 Hoàn cảnh gặp gỡ và lý do hỗ trợ 26

2.3.2 Ấn tượng ban đầu 26

2.3.3 Mô tả ca 26

2.3.4 Kết quả đánh giá 32

2.3.5 Định hình trường hợp 35

2.4 Lập kế hoạch can thiệp 38

2.4.1 Xác định mục tiêu đầu ra 38

2.4.2 Xác định mục tiêu quá trình 39

2.5 Tiến trình thực hiện can thiệp 41

Buổi 1 42

Buổi 2 46

Buổi 3 52

Buổi 4 55

Buổi 5 58

Buổi 6 62

Buổi 7 68

Buổi 8 72

Buổi 9 75

Buổi 10 78

Buổi 11 82

2.6 Đánh giá hiệu quả can thiệp 85

2.7 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp 88

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 99

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APA American Psychological Association – Hiệp hội tâm lý Hoa Kì

CBT Cognitive-behavioural therapy – Liệu pháp nhận thức-hành vi

DASS-21 Thang đánh giá lo âu – trầm cảm - stress

DSM Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay

chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần

NTL Nhà tâm lý

SAS Thang tự đánh giá lo âu Zung

WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

Danh mục bảng

Bảng 1 Nguyên nhân của rối loạn lo âu 10

Bảng 2 Danh sách các vấn đề của thân chủ 32

Bảng 3 Đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác theo DSM-5 33

Bảng 4 Kết quả đánh giá thang đo tâm lý ban đầu 34

Bảng 5 Kế hoạch trị liệu dự kiến 39

Bảng 6 Kết quả đánh giá thang đo tâm lý sau can thiệp 86

Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Định hình trường hợp theo mô hình 5P 38

Sơ đồ 2 Mối quan hệ giữa suy nghĩ, hành vi, cảm xúc và cơ thể trong CBT 69

Sơ đồ 3: Áp dụng mô hình CBT vào vấn đề của thân chủ 73

Danh mục hình Hình 1: Ghi chép của thân chủ về phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý 56

Hình 2 Biểu đồ cảm xúc của thân chủ 87

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Lo âu và sợ hãi là những cảm xúc cơ bản của con người nhằm giúp chúng tanhận ra những tình huống đe dọa, nguy hiểm hoặc việc gì đó rất khó chịu và khó đốiphó có thể hoặc sẽ xảy ra Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi và lo lắng này dai dẳng và quámức cũng như những thay đổi rối loạn chức năng hành vi có thể được sử dụng đểgiảm thiểu những cảm giác này, nó có thể góp phần hình thành nên rối loạn lo âu

Theo WHO (2023), ước tính có khoảng 4% dân số toàn cầu hiện đang mắcrối loạn lo âu, tương ứng với 301 triệu người Số người bị ảnh hưởng đã tăng hơn55% từ năm 1990 đến năm 2019 Tỷ lệ rối loạn lo âu đã gia tăng trong ba thập kỷqua Các số liệu về rối loạn lo âu cho thấy tỷ lệ phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ngày càngtăng Bồ Đào Nha có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (8.671 trường hợp trên 100.000), tiếptheo là Brazil, Iran và New Zealand Tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn ở các khu vực cóthu nhập cao, có liên quan đến sự phát triển kinh tế nhiều hơn, dân số già phụ thuộccao hơn và đô thị hóa (Javaid và cộng sự, 2023)

Ở Việt Nam, một nghiên cứu về dịch tễ học trên toàn quốc của Bệnh việnTâm thần Trung ương I về 10 rối loạn tâm thần phổ biến cho thấy khoảng 14,9%dân số có vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là 2,6% Cùng với

đó, kết quả một nghiên cứu trên 380 người lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh chothấy số người mắc các triệu chứng rối loạn lo âu từ nhẹ đến rất nặng lần lượt là11,32%, 21,05%, 7,11% và 7,89%, còn lại 52,63% ở trạng thái bình thường(Nguyễn Thị Phương Thoa, 2024)

Rối loạn lo âu cản trở người mắc phải các hoạt động hàng ngày và có thể làmsuy giảm cuộc sống gia đình, xã hội và trường học hoặc công việc (WHO, 2023).Không những vậy, rối loạn lo âu thường xảy ra cùng với các rối loạn khác như trầmcảm, rối loạn triệu chứng cơ thể, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất, …(Kessler và cộng sự, 2005) Nếu không được điều trị từ sớm thì rối loạn lo âuthường có xu hướng trở thành mãn tính và kéo dài đến tuổi trưởng thành (Hill vàcộng sự, 2016)

Trang 10

Trong khi đó, rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng đến 6,8 triệu người trưởngthành ở Hoa Kỳ tương đương 3,1% dân số, tuy nhiên chỉ có 43,2% được điều trị(Weisberg, 2009) Mặc dù đã có các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quảcao nhưng chỉ có khoảng 1 trong 4 người có nhu cầu (27,6%) nhận được bất kỳphương pháp điều trị (Alonso và cộng sự, 2018) và chưa đến 30% số người mắcchứng rối loạn lo âu tìm cách điều trị (Lepine, 2002) Ở Việt Nam, vấn đề sức khỏetâm thần nói chung, rối loạn lo âu nói riêng chủ yếu được điều trị bằng thuốc, vềphương pháp tâm lí thì vẫn còn hạn chế Bên cạnh đó, liệu pháp Nhận thức-Hành vi(CBT) là một trong những liệu pháp tâm lí phổ biến cũng đã được chứng minh rõràng về hiệu quả điều trị rối loạn lo âu ở người lớn bởi vô số nghiên cứu lâm sàng

và thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát tốt (DiMauro, 2013)

Có thể thấy, tỷ lệ người mắc rối loạn lo âu trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng ngày càng gia tăng và gây nhiều khó khăn cho người mắc phải nênviệc được phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết Tại Việt Nam, hiện tại chưa

có nhiều nghiên cứu về số người có rối loạn lo âu được điều trị và hiệu quả canthiệp bằng phương pháp tâm lý Do đó, học viên quyết định thực hiện đề án: “Hỗtrợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu” để làm phong phú thêm

dữ liệu đánh giá hiệu quả của liệu pháp tâm lý trong việc hỗ trợ vấn đề về lo âu

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày cơ sở lý luận về rối loạn lo âu: tổng quan các nghiên cứu vềthực trạng và các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, các khái niệm và công cụ được

sử dụng trong đề án

- Tiến hành đánh giá vấn đề, định hình trường hợp, xây dựng kế hoạch canthiệp và thực hiện can thiệp cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo âu

- Đánh giá quá trình thực hiện và hiệu quả can thiệp, từ đó đưa ra kết luận

và khuyến nghị cho các ca có các triệu chứng rối loạn lo âu

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về rối loạn lo âu

1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất Các cuộckhảo sát khác nhau cho thấy vấn đề lo âu ảnh hưởng đến 1/8 tổng dân số thế giới và

tỷ lệ kéo dài suốt đời là 24,9% Dữ liệu này cho thấy rối loạn lo âu mang tính mãntính hơn rối loạn cảm xúc hoặc lạm dụng chất gây nghiện (Cates và cộng sự, 1996)

Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu rất khó xác định chính xác vì những thay đổi nhỏ trong tiêuchuẩn chẩn đoán, công cụ phỏng vấn hoặc phương pháp nghiên cứu cũng ảnhhưởng đến kết quả Tỷ lệ của các loại rối loạn lo âu trên toàn thế giới là khác nhau(Cates và cộng sự, 1996) Theo WHO (2023), 301 triệu người trên thế giới mắc rốiloạn lo âu và khiến rối loạn lo âu trở thành rối loạn tâm thần phổ biến nhất năm

2019 Chúng ảnh hưởng đến gần 30% người trưởng thành tại một thời điểm nào đótrong cuộc đời họ (APA, 2023) Một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu chothấy số người mắc rối loạn lo âu tăng từ 232,6 triệu người năm 2005 lên 267,2 triệungười vào năm 2015 (Vos và cộng sự, 2016)

Khi xem xét 27 nghiên cứu dịch tễ học về một loạt các rối loạn tâm thần ởcác nước Châu Âu, Wittchen và Jacobi (2005) đã so sánh tỷ lệ phổ biến ở 16 quốcgia châu Âu Những phát hiện này rất không đồng nhất Ví dụ, tỷ lệ trong 12 thángđược phát hiện là từ 0,6 đến 7,9% đối với ám sợ xã hội và từ 0,2 đến 4,3% đối vớirối loạn lo âu lan tỏa ở các quốc gia khác nhau Tương tự như vậy, các bài báo khác

so sánh tỷ lệ của rối loạn hoảng sợ ở các quốc gia và nền văn hóa khác nhau (baogồm Canada, Đức, Ý, Hàn Quốc, Lebanon, New Zealand, Puerto Rico, Hoa Kỳ vàĐài Loan) cho thấy tỷ lệ phổ biến có sự khác biệt lớn (Bandelow và cộng sự, 2015).Bên cạnh đó, Naveed và cộng sự (2020) đã phân tích dữ liệu 160 nghiên cứu đượcxuất bản từ năm 2009 đến năm 2019 cho thấy tỉ lệ lo âu là 25,8% (n = 70.058), lo âu

và trầm cảm hỗn hợp là 28,4% (n = 11.102), rối loạn lo âu lan tỏa là 2,9% (n =70.058), rối loạn hoảng sợ là 0,01% (n = 28.087), ám sợ là 1,8% (n = 27.754) ở cácnước Nam Á

Trang 12

Ở Việt Nam, một nghiên cứu trên 210 bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết

áp tại bệnh viện huyện Bình Chánh có đến 88.57% mắc rối loạn lo âu, trong đó mức

độ nhẹ chiếm 17.62%, trung bình 35.24%, nặng 21.90%, rất nặng 13.81% (Lê ThịHoàng Liễu, 2024) Kết quả nghiên cứu trên 171 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đạihọc Quốc gia Hà Nội năm 2021 cho thấy 56,7% có biểu hiện lo âu (Trần Văn Thiện,2021) Nghiên cứu trên sinh viên đại học Y Hà Nội cho thấy kết quả tỉ lệ rối loạn lo

âu là 9,8% (95% C.I.: 8,4 – 11,4%) (Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự, 2021) Mộtnghiên cứu khác ở học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của thành phố Thái Bình chothấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 24%, trầm cảm là 60% Về mức độ, tỷ lệ lo

âu từ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng lần lượt là 10,5%; 6,8%; 4,5%; 2,2% (Ngô Văn Mạnh

và cộng sự, 2021) Thêm nữa, kết quả nghiên cứu trên 243 trẻ vị thành niên mắcbệnh thận mạn đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương chỉ ra tỷ lệ trẻ mắc lo âu

là 42,4%, trẻ mắc cả lo âu và trầm cảm là 25,1% Trong đó lo âu chủ yếu mức độnhẹ và vừa với tỷ lệ lần lượt là 14% và 13,6% (Nguyễn Thị Dậu và cộng sự, 2023)

Có thể thấy, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng rối loạn lo âu nhưnghầu hết là các nghiên cứu riêng lẻ ở từng đối tượng, từng khu vực, độ tuổi khácnhau mà chưa có nhiều nghiên cứu chung và tổng thể trên toàn quốc

1.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu

Theo WHO (2023), rối loạn lo âu giống như các tình trạng sức khỏe tâm thầnkhác, là kết quả của sự tương tác phức tạp của các yếu tố xã hội, tâm lý và sinh học.Bất cứ ai cũng có thể mắc rối loạn lo âu, nhưng những người từng trải qua lạm dụng,

sự mất mát nghiêm trọng hoặc những trải nghiệm bất lợi khác thì có nhiều khả năngmắc rối loạn này hơn

Các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế có vai trò lớn đối với rối loạn lo âu Cácstress hàng ngày có thể gây ra rối loạn lo âu, đặc biệt với những người có tính dễtổn thương về gen hoặc tâm lý Ví dụ các stress về tài chính do thu nhập thấp cómối quan hệ chặt chẽ với tỉ lệ cao rối loạn lo âu (Kessler và cộng sự, 2005) Nghèođói hoặc sống trong môi trường không an toàn làm gia tăng stress và lo âu Các kíchthích gây stress khác như cưới hỏi, ly hôn, thất nghiệp, áp lực học tập, bệnh tật,

Trang 13

sang chấn, hạn chế về hỗ trợ xã hội, … đều tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu(Weems và cộng sự, 2007).

Về tuổi, một nghiên cứu tổng hợp cho thấy tuổi trung bình khởi phát tất cảcác loại rối loạn lo âu là 21,3 tuổi (95% CI 17.46 - 25.07) Rối loạn lo âu chia tách,

ám sợ đặc hiệu và ám sợ xã hội khởi phát trung bình trước 15 tuổi; ám sợ khoảngtrống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn hoảng

sợ và rối loạn lo âu lan tỏa khởi phát ở khoảng giữa 21,1 tuổi và 34,9 tuổi (Lijster

Bên cạnh đó, một nghiên cứu tổng hợp cho thấy khi cha mẹ mắc rối loạn lo

âu, con cái có nhiều khả năng mắc rối loạn lo âu hơn (tỷ lệ rủi ro = 1,76, 95% CI =1.58−1.96) so với con cái của cha mẹ không bị rối loạn lo âu (Lawrence và cộng sự,2019)

Thêm nữa, các đặc điểm tính cách như tính bất ổn thần kinh cao, tính hướngngoại thấp và có đặc điểm rối loạn nhân cách (đặc biệt là những đặc điểm thuộcNhóm C) ít nhất là dấu hiệu của nguy cơ mắc một số rối loạn lo âu Các đặc điểmtính cách cực đoan cũng cho thấy rối loạn chức năng nhiều hơn ở những bệnh nhânmắc rối loạn lo âu (Brandes và cộng sự, 2006)

Ngoài ra, rối loạn lo âu cũng liên quan đến vấn đề bệnh thực thể Các nghiên cứutrước đây chứng minh rằng hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh lao có thể bị trầm cảm

và lo âu do một số thách thức như thời gian điều trị kéo dài, tác dụng phụ lớn và tìnhtrạng kháng thuốc dẫn đến tỷ lệ rối loạn tâm thần cao ở bệnh nhân lao(Mohammedhusseinvà cộng sự, 2020).Một nghiên cứu lâm sàng cắt ngang trên bệnh

Trang 14

nhân lao được thực hiện tại 3 bệnh viện và trung tâm sức khỏe ở Trung Quốc cũng chothấy tỷ lệ lo âu là 42,6% (Liu và cộng sự, 2022).

Shri (2010) đã tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu như bảng 1 dướiđây

Bảng 1 Nguyên nhân của rối loạn lo âu Nguyên nhân sinh học Nguyên nhân tâm lý Nguyên nhân xã hội

- Trải nghiệm bất lợi trongcuộc sống

- Thiếu sự hỗ trợ xã hội

- Căng thẳng trong công việc

- Thiếu các kỹ năng xã hội

- Sự thay đổi các giá trị

- Xung đột với các chuẩnmực xã hội

- Khủng bố

- Thiên tai

1.1.3 Các nghiên cứu về phương pháp can thiệp rối loạn lo âu

Nhiều phương pháp điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả đối với rối loạn lo

âu như các biện pháp can thiệp bằng thuốc bao gồm thuốc benzodiazepin (BZD), thuốcchống trầm cảm ba vòng (TCA), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI),thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), thuốc chống loạn thần thế hệthứ hai (SGA), buspirone và pregabalin; can thiệp tâm lý bao gồm liệu pháp hành vinhận thức (CBT) và liệu pháp tâm động học; và các biện pháp can thiệp tự lực (Baldwin

và cộng sự, 2014; Reinhold và Rickels, 2015) Phương pháp tâm lý trị liệu hầu nhưluôn là phương pháp điều trị được lựa chọn, ngoại trừ những trường hợp lo lắng quánghiêm trọng đến mức cần phải giảm nhẹ ngay lập tức để khôi phục chức năng vàngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng tức thời Tuy nhiên, điều trị dược lý thường là lựachọn đầu tiên của các bác sĩ lâm sàng vì chi phí và hạn chế về nguồn lực của cácphương pháp tâm lý thay thế (Chen, 2019) Trong khi đó, liệu pháp hành vi nhận

Trang 15

thức là biện pháp can thiệp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất đối với rối loạn lo âutổng quát và rối loạn hoảng sợ khi so sánh với can thiệp hóa dược (Heuzenroeder,2004) Một nghiên cứu tổng hợp 91 bài báo so sánh hiệu quả can thiệp bằng thuốc

và tâm lý đối với rối loạn lo âu lan tỏa chỉ ra rằng nhìn chung, hầu hết các biện phápcan thiệp bằng thuốc đều có mức độ tác động lớn hơn so với các biện pháp can thiệptâm lý và hầu hết các biện pháp can thiệp tâm lý đều cho thấy mức độ tác động lớnhơn so với các biện pháp can thiệp tự lực (Chen, 2019) Như vậy, cả biện pháp hóadược và phương pháp tâm lý đều mang lại hiệu quả nhất định khi điều trị rối loạn lo

âu Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm, điều kiện của từng thân chủ màtừng phương pháp hoặc sự kết hợp cả hai sẽ hỗ trợ thân chủ tốt hơn

1.2 Lý luận về rối loạn lo âu

1.2.1 Khái niệm rối loạn lo âu

Theo APA (2013), rối loạn lo âu được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi hoặc lo lắngquá mức ở cá nhân, không phù hợp với thực tế hoặc chỉ tập trung vào những tìnhhuống không thực sự nguy hiểm, kèm theo sự nhiễu loạn về hành vi và ảnh hưởngđến các chức năng cuộc sống Trong khuôn khổ của đề án, học viên sử dụng kháiniệm rối loạn lo âu này

1.2.2 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu

Theo Clark và Beck (2011), các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể chiathành bốn nhóm sau Các triệu chứng cụ thể có thể khác nhau về mức độ nghiêmtrọng

- Các triệu chứng về cảm xúc: (1) lo lắng, căng thẳng; (2) sợ hãi; (3) bồn chồn,khó chịu; (4) thiếu kiên nhẫn, bực bội

- Các triệu chứng về cơ thể: (1) tăng nhịp tim, đánh trống ngực; (2) khó thở,thở nhanh; (3) đau ngực hoặc tức ngực; (4) cảm giác nghẹt thở; (5) chóng mặt,choáng váng; (6) đổ mồ hôi, bốc hỏa, ớn lạnh; (7) buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy; (8)run sợ, run rẩy; (9) ngứa ran hoặc tê ở tay, chân; (10) yếu, lảo đảo; (11) cơ bắp căngcứng; (12) khô miệng

Trang 16

- Các triệu chứng về hành vi: (1) né tránh các tín hiệu hoặc tình huống đe dọa;(2) trốn thoát, chạy trốn; (3) tìm sự an toàn, yên tâm; (4) bồn chồn, kích động, đi đilại lại; (5) đóng băng, bất động; (6) khó nói.

- Các triệu chứng về nhận thức: (1) sợ mất kiểm soát, không có khả năng ứngphó; (2) sợ bị thương hoặc tử vong; (3) sợ bị người khác đánh giá tiêu cực; (4) kémtập trung, nhầm lẫn; (5) thu hẹp sự chú ý, cảnh giác cao trước mối đe dọa; (6) trínhớ kém; (7) khó suy luận, thiếu tính khách quan

1.2.3 Phân loại các loại rối loạn lo âu

Theo APA (2013), rối loạn lo âu có nhiều dạng khác nhau như rối loạn lo âuchia cách, ám sợ xã hội, ám sợ đặc hiệu, ám sợ khoảng trống, không nói có chọn lọc,rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lýkhác Các dạng rối loạn lo âu này phân biệt với nhau ở vật hoặc tình huống tạo ra sợhãi, lo lắng, hoặc hành vi tránh né và các suy nghĩ kèm theo Trong khuôn khổ đề

án này, học viên chỉ trình bày rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác vì thân chủ trong

đề án có một số biểu hiện lo âu do bệnh cơ thể khác

Khi một người mắc chứng rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý khác, sựhiện diện của tình trạng bệnh lý đó sẽ trực tiếp dẫn đến cảm giác lo lắng Nó cónghĩa là các tác động sinh lý hoặc căng thẳng tâm lý của một tình trạng bệnh lý cụthể đang gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu Dạng rối loạn lo âunày khác biệt với các loại khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu lan tỏa hoặc rối loạnhoảng sợ, vì nguyên nhân chính của nó là vấn đề sức khỏe thể chất hơn là yếu tốtâm lý

1.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý khác

Để chẩn đoán rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý khác, có hai hệ thốngphân loại bệnh lớn trên thế giới là Bảng phân loại thống kê toàn cầu về bệnh và cácvấn đề sức khỏe (ICD) và Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần(DSM) Trong đề án này, HV sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu domột tình trạng bệnh lý khác theo DSM-5 để đánh giá và đối chiếu với các triệuchứng của thân chủ

Trang 17

Theo DSM-5, tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lýkhác bao gồm:

A Các cơn hoảng sợ hoặc lo âu chủ yếu trong bệnh cảnh lâm sàng

B Có bằng chứng trong tiền sử, kết quả khám, xét nghiệm cận lâm sàng chothấy rối loạn này là hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của một bệnh cơ thể khác

C Rối loạn không được giải thích tốt hơn bởi một rối loạn tâm thần khác

D Rối loạn không xuất hiện trọn vẹn trong trạng thái sảng

E Rối loạn gây ra đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng về mặt lâm sàngtrong các lĩnh vực hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác

1.3 Liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn lo âu

1.3.1 Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp điều trị ngắn hạn, tậptrung vào kỹ năng nhằm thay đổi những phản ứng cảm xúc không thích hợp bằngcách thay đổi suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân hoặc cả hai (Kaczkurkin và cộng sự,2015) Đặc điểm nổi bật của CBT là các chiến lược can thiệp tập trung vào vấn đề bắtnguồn từ lý thuyết học tập và lý thuyết nhận thức Các biện pháp can thiệp hành vinhằm mục đích giảm các hành vi không thích ứng và tăng cường các hành vi thíchnghi bằng cách sửa đổi các hành vi không thích nghi trước đó cũng như bằng cáchluyện tập hành vi mới Các biện pháp can thiệp nhận thức nhằm mục đích sửa đổinhững nhận thức hoặc niềm tin không thích nghi (Arch và cộng sự, 2009)

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đã được chứng minh là có hiệu quả đốivới nhiều loại rối loạn sức khỏe tâm thần (Kaczkurkin và cộng sự, 2015), bao gồm

cả các loại rối loạn lo âu (Hans và cộng sự, 2015) trong ngắn hạn và mang tínhphòng ngừa dài hạn, như rối loạn lo âu xã hội (Acarturk và cộng sự, 2009;Eskildsen và cộng sự, 2010), rối loạn lo âu lan tỏa (Cuijpers và cộng sự, 2014;Hunot và cộng sự, 2007) và rối loạn hoảng sợ (Sánchez-Meca và cộng sự, 2010).Bulter và cộng sự (2006) đã điểm luận 16 nghiên cứu cho thấy liệu pháp nhận thứchành vi (CBT) có hiệu quả lớn đối với rối loạn lo âu lan tỏa Các nghiên cứu khácphát hiện ra rằng khi sử dụng CBT còn giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng saukhi kết thúc trị liệu lo âu (Hollon và cộng sự, 2006)

Trang 18

Do những ưu điểm và hiệu quả nổi bật của CBT trong điều trị rối loạn lo âulan tỏa nêu trên nên học viên lựa chọn liệu pháp hành vi nhận thức là cách tiếp cậnchính trong quá trình đánh giá vấn đề và hỗ trợ thân chủ trong đề án này Bên cạnh

đó, học viên cũng sử dụng thêm một số kĩ thuật từ chánh niệm nhằm tăng khả năngchấp nhận và chịu đựng của thân chủ

1.3.2 Quan điểm của lý thuyết nhận thức - hành vi về rối loạn lo âu

Lý thuyết hành vi

Có hai kiểu học tập – điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa thao tác - xảy ratrong quá trình hình thành nỗi sợ hãi và sự né tránh trong rối loạn lo âu Theo điềukiện hóa cổ điển, một kích thích trung tính, khi được liên kết nhiều lần với một trảinghiệm khó chịu (kích thích vô điều kiện) mà dẫn đến trải nghiệm lo lắng (phảnứng vô điều kiện), sẽ trở nên gắn liền với trải nghiệm khó chịu Do đó, nó sẽ có khảnăng gây ra phản ứng lo âu tương tự (phản ứng có điều kiện) (Edelmann, 1992).Khi kích thích có điều kiện này được kết hợp với một kích thích trung tính khác,kích thích trung tính sau cũng tạo ra sự khó chịu và sự xuất hiện của nó cũng sẽ gợilên sự lo lắng Thông qua quá trình điều kiện hóa bậc cao này, nhiều tác nhân kíchthích, bao gồm từ ngữ, hình ảnh và suy nghĩ, cũng có khả năng gây ra lo âu Sốlượng kích thích có điều kiện còn tăng thêm thông qua quá trình khái quát hóa kíchthích: các kích thích tương tự như kích thích có điều kiện ban đầu cũng gây ra lo âu

Để giảm cảm giác lo lắng tạm thời, cá nhân thường cố gắng né tránh hoặc trốn chạycác tình huống, kích thích có thể gây ra lo âu thay vì đương đầu với chúng Sau đó,giai đoạn thứ hai bao gồm sự phát triển của các phản ứng đã học được do điều kiệnhóa thao tác, tức là các phản ứng né tránh hoặc chạy trốn được củng cố âm tính vìgiúp làm giảm hoặc chấm dứt sự khó chịu phát sinh từ sự hiện diện của các kíchthích có điều kiện trong thời gian ngắn Nhưng về lâu dài, những hành vi này đóngvai trò là tác nhân củng cố tiêu cực vì làm tăng cảm giác lo lắng liên quan đến cáctín hiệu

Lý thuyết nhận thức

Lý thuyết nhận thức cho rằng những người mắc rối loạn lo âu có xu hướngđánh giá quá cao mối nguy hiểm, hậu quả tiềm ẩn của nó và đánh giá thấp khả năng

Trang 19

ứng phó của cá nhân Cách tiếp cận nhận thức của người lo âu chú ý một cách chọnlọc, tập trung các kích thích đe dọa liên quan đến nỗi sợ hãi của họ khiến nhận thức

bị thu hẹp (Mansell, 2004) Cá nhân có rối loạn lo âu hay nghĩ về trường hợp xấunhất có thể xảy ra mặc dù trên thực tế không tồn tại mối nguy hiểm nào Đó là lỗinhận thức thảm họa hóa vấn đề, thường xuất hiện ở những người mắc rối loạn lo âu

Họ đánh giá quá cao sự nguy hiểm nên có xu hướng tránh những tình huống có thểkhiến họ phải đối mặt với những gì họ sợ hãi Những hành vi như vậy được gọi làhành vi an toàn vì chúng giúp một người tạm thời cảm thấy bớt lo lắng hơn Tuynhiên, khi tránh được những tình huống gây sợ hãi, nỗi lo âu lại càng tăng thêm Lýthuyết nhận thức cho rằng nỗi sợ hãi có thể giảm bớt khi con người có thể trảinghiệm điều họ sợ và cho họ thấy rằng nó không nguy hiểm như họ từng nghĩ(Rector, 2005)

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp điều trị rối loạn lo âu bằng cách tập trungvào vấn đề dựa trên các khía cạnh nhận thức và hành vi của rối loạn lo âu CBTthường kéo dài từ 10 đến 15 buổi, một buổi dài khoảng một giờ và diễn ra hàng tuần.Trong những buổi đầu tiên, người mắc rối loạn lo âu làm việc với nhà trị liệu đểhiểu vấn đề của mình Các triệu chứng lo âu được đánh giá trong khuôn khổ nhậnthức - hành vi, đồng thời thiết lập các mục tiêu và kế hoạch can thiệp Khi quá trìnhtrị liệu tiến triển, các nhiệm vụ về hành vi và nhận thức được giao để giúp ngườimắc rối loạn lo âu học các kỹ năng để giảm các triệu chứng lo âu Khi các triệuchứng được cải thiện, nhà trị liệu cũng tập trung vào các vấn đề tiềm ẩn có thể gâynguy cơ tái phát (Rector, 2005) Cùng với đó, khi thân chủ thực hành thêm các kĩthuật chánh niệm sẽ giúp TC trở nên ít phản ứng hơn với các hiện tượng khó chịubên trong mà thay vào đó là quan sát nhiều hơn, từ đó sẽ dẫn đến kết quả tâm lý tíchcực hơn

Lý thuyết chánh niệm

Chánh niệm là một quá trình dẫn đến trạng thái tinh thần được đặc trưng bởinhận thức không phán xét về trải nghiệm của một người ở thời điểm hiện tại, baogồm cảm giác, suy nghĩ, trạng thái cơ thể, ý thức và môi trường, đồng thời khuyến

Trang 20

khích sự cởi mở và chấp nhận (Bishop và cộng sự, 2004) Về bản chất, chánh niệm

là đối cực của lo lắng Lo âu khiến con người mắc kẹt trong tâm trí của chính họ—trong suy nghĩ và cảm xúc của họ—trong khi chánh niệm giúp giải phóng conngười, cho phép họ trải nghiệm và chấp nhận cuộc sống như hiện tại mà không phải

lo lắng về những điều tồi tệ có thể xảy ra hoặc hiểu được điều gì đó có ý nghĩa.Chánh niệm có thể làm giảm bớt lo lắng bằng cách giúp thân chủ quay trở về bảnthân để trở nên tĩnh lặng, đồng thời tập trung sự chú ý vào những gì đang xảy ratrong thời điểm hiện tại thay vì hối tiếc quá khứ hay lo lắng về tương lai Từ đó,thân chủ sống trọn vẹn trong thế giới hữu hình thay vì mắc kẹt trong những suynghĩ lo lắng, sợ hãi và những điều giả định

1.3.3 Các kỹ thuật can thiệp

Trong liệu pháp nhận thức – hành vi, có rất nhiều kĩ thuật can thiệp cho rốiloạn lo âu Tuy nhiên, học viên chỉ trình bày những kỹ thuật đã được sử dụng trong

đề án này

Các kỹ thuật nhận thức

Giáo dục tâm lý (Psychoeducation)

Là một trong những kỹ thuật chính của CBT, nhằm giúp TC có hiểu biết vềtình trạng sức khỏe tâm thần của họ, những khía cạnh tâm lý khác liên quan và quátrình trị liệu Ví dụ với rối loạn lo âu, giáo dục tâm lý nên bao gồm giải thích nguyênnhân gây lo âu, các triệu chứng về thể chất, nhận thức và hành vi, cũng như giải thíchcách điều trị, mô tả các phương pháp đánh giá và kỹ thuật can thiệp được sử dụng đểgiảm lo âu (Lucas & Freitas, 2017) Do đó, kĩ thuật giáo dục tâm lý có thể giúp giảmcác triệu chứng lo âu một cách thụ động hoặc chủ động (Donker và cộng sự, 2009).Đối với TC trong đề án này, HV giáo dục tâm lý cho TC về sự khác biệt giữa lo âubình thường và lo âu bệnh lý, cơ chế duy trì vấn đề của TC nhằm nâng cao nhận thứccho TC về tình trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân

Từ đó, TC hiểu và biết cách quản lý vấn đề của bản thân tốt hơn

Tự nhủ tích cực

Tự nói chuyện là cách chúng ta đối thoại với chính mình khi đối mặt vớinhiều loại tình huống khác nhau và có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn suy nghĩ,

Trang 21

cảm xúc và hành động (Ersyafiani, 2018) Những lời tích cực mà một người nói ra

sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của người đó và có tác động đến trạng tháicảm xúc của một người (Arabmomeni, 2021) Khi suy nghĩ tích cực xuất hiện,hormone endorphin sẽ tiết ra giúp cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin (Ersyafiani,2018), giảm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và tăng cường hệ thống miễn dịch Khibản thân tự khuyến khích suy nghĩ tích cực, nỗi lo lắng gặp phải sẽ liên tục giảmbớt (Saragih và cộng sự, 2022) Do đó, phản ứng lo âu có thể được giảm bớt bằng

kỹ thuật tự nhủ tích cực (Hasanah và cộng sự, 2021)

Đối thoại Socrates

Phương pháp đối thoại Socrates lấy tên từ Socrates, một nhà triết học ngườiAthens gốc Hy Lạp, người đã tránh sử dụng phương pháp giảng dạy trực tiếp và thayvào đó sử dụng phương pháp tìm hiểu để khuyến khích học viên tự đưa ra kết luận vàđặt câu hỏi về tính đúng đắn của quan điểm đó (Kennerley, 2007) Phương phápSocrates được định nghĩa là một phương pháp khám phá có hướng dẫn trong đó NTLđặt ra một loạt các câu hỏi được sắp xếp cẩn thận để giúp xác định vấn đề, hỗ trợ xácđịnh suy nghĩ và niềm tin, xem xét ý nghĩa của các sự kiện hoặc đánh giá từng suynghĩ hoặc hành vi cụ thể (Beck & Dozois, 2011, tr 401) Mục tiêu của phương phápnày nhằm giúp TC nhận thức và sửa đổi những điều đang duy trì những khó khăn củahọ; trải nghiệm sự thay đổi trong quan điểm và/hoặc cảm xúc; và học phương phápđánh giá lại suy nghĩ và thông tin (Padesky & Beck, 2003); tạo điều kiện thuận lợicho TC tập trung vào các sự kiện liên quan đến đánh giá của họ thay vì đưa ra kếtluận dựa trên cảm xúc của họ, do đó làm giảm ảnh hưởng của cảm xúc (Harvey vàcộng sự, 2004) Aaron Beck nhấn mạnh rằng ‘‘điều quan trọng là cố gắng khơi gợi từthân chủ những gì họ đang nghĩ thay vì nói với thân chủ những gì nhà tâm lý tin rằng

họ đang nghĩ’’ (Beck và cộng sự, 1979, tr 69) Đây là một trong những kĩ thuật được

sử dụng trong mục tiêu quá trình quản lý triệu chứng nhận thức nên HV sử dụng kĩthuật này trong giai đoạn cuối cùng của quá trình hỗ trợ

Các kỹ thuật hành vi

Kỹ thuật thư giãn

Trang 22

Thở 4-7-8:Kĩ thuật này được phát triển bởi bác sĩ Andrew Weil, một chuyêngia về y học bổ sung và sức khỏe tổng thể Khi một người cảm thấy lo lắng, dâythần kinh giao cảm hoạt động khiến nhịp tim, huyết áp, nhịp thở tăng lên Kỹ thuậtthư giãn bằng hơi thở sâu giúp hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động và hoạt độngdây thần kinh giao cảm giảm đi nên nhịp tim, huyết áp và nhịp thở đều giảm và ởtrong giới hạn bình thường Có những thay đổi tích cực được tạo ra do thở sâu như

hạ huyết áp, giảm tần suất làm việc của tim, giảm căng cơ, cải thiện thể lực, tăngkhả năng tập trung và tìm giải pháp nâng cao khả năng ứng phó với các tác nhângây căng thẳng Do đó, cá nhân sẽ không tập trung vào các tác nhân gây căng thẳng

và cảm thấy được thư giãn (Potter và cộng sự, 2021) Kĩ thuật thở 4-7-8 được thựchiện như sau:

 Đầu tiên, chọn tư thế ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái

 Hít vào qua mũi trong 4 giây Điều này giúp hít vào đủ không khí cầnthiết để cung cấp oxy cho cơ thể

 Giữ hơi trong 7 giây Nếu cảm thấy khó chịu, hãy giảm thời gian giữhơi xuống 3 hoặc 5 giây

 Thở ra qua miệng với âm thanh “vút” trong khi đếm đến 8 Hơi thởnên được thở ra hết để đẩy hết khí carbon dioxide trong phổi

 Lặp lại quá trình này trong ít nhất 4 lần Nếu thân chủ mới bắt đầuthực hành thì bắt đầu với 4 lần thở 4-7-8, sau đó tăng dần số lần lênđến 8 hoặc 10 lần

Căng chùng cơ tuần tiến là một kỹ thuật thư giãn sâu được bác sĩ người MỹEdmund Jacobson giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1930 Kỹ thuật này đòi hỏiviệc căng và chùng xen kẽ ở tất cả các nhóm cơ chính của cơ thể Mục tiêu là giảiphóng sự căng cứng ở cơ bắp, đồng thời giúp TC nhận biết cảm giác căng thẳng đónhư thế nào Từ đó, TC cảm thấy được thư giãn Trong quá trình thực hiện, toàn bộcác nhóm cơ được căng đồng thời và sau đó thư giãn Lặp lại mỗi quy trình ít nhấtmột lần, căng từng nhóm cơ từ năm đến bảy giây và sau đó thư giãn từ mười lămđến ba mươi giây Khi thực hành cần chú ý đến sự tương phản giữa cảm giác căng

Trang 23

 Gập hai tay rồi siết chặt bắp tay và cẳng tay trong 7 giây rồi từ từ thảlỏng trong 15 giây.

 Làm căng cơ mặt bằng cách làm nhăn mặt như quả óc chó: trán nhăn,mắt nheo, miệng mở và vai khom xuống trong 7 giây rồi từ từ thả lỏngtrong 15 giây

 Cong vai ra sau khi hít một hơi thật sâu và đẩy bụng ra Giữ nguyêntrong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây

 Duỗi thẳng chân và hướng ngón chân về phía khuôn mặt, siết chặt ốngchân Giữ nguyên trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây

 Duỗi thẳng chân và cong ngón chân, đồng thời siết chặt bắp chân, đùi vàmông Giữ nguyên trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây

Bài tập về nhà

Bài tập về nhà được xem như một thành phần quan trọng của liệu pháp nhậnthức hành vi kể từ khi ra đời (Dozois, 2010) Bài tập về nhà nhằm mục đích kháiquát hóa kiến ​ ​ thức của TC và khuyến khích TC thực hành các kỹ năng đã họcđược trong các buổi trị liệu Trong một bài đánh giá phân tích tổng hợp tài liệu,Kazantzis, Whittington và Dattilio (2010) báo cáo rằng việc sử dụng bài tập về nhàgiúp cải thiện kết quả điều trị

Kỹ thuật chánh niệm

Quét cơ thể

Quét cơ thể là một kỹ thuật của chánh niệm Khi thực hiện bài tập này, thânchủ sẽ chú ý đến từng bộ phận và cảm giác cơ thể theo trình tự lần lượt từ đầu đếnchân Kĩ thuật này có thể giúp TC khám phá và trải nghiệm những cảm giác dễchịu và khó chịu về cảm giác, cảm xúc và trạng thái của cơ thể đang diễn ra màkhông cố gắng sửa chữa hoặc thay đổi bất cứ điều gì Từ đó, thân chủ được giảmmệt mỏi, căng thẳng và dễ ngủ hơn, đồng thời nâng cao khả năng tập trung hoàntoàn vào những trải nghiệm thực tế đang diễn ra ở thời điểm hiện tại—hữu ích khicảm xúc hoặc suy nghĩ trở nên hỗn loạn Cách thực hiện quét cơ thể như sau:

Trang 24

Trong quá trình thực hành, thân chủ có thể nằm xuống, nhưng cũng có thểngồi dậy nếu cảm thấy thoải mái hơn Để tập trung tốt hơn, thân chủ có thể nhắmmắt hoặc hạ mắt xuống và nhắm hờ Thân chủ nhận thức cơ thể bằng cách hít vào

và thở ra, chú ý đến cảm giác chạm và áp lực khi cơ thể tiếp xúc với ghế hoặc sànnhà Trong suốt quá trình thực hành này, thân chủ sẽ cố gắng dành nhiều thờigian nhất có thể để trải nghiệm và khám phá từng vùng trên cơ thể

 Khi thân chủ đã sẵn sàng, hít vào một hơi sâu và chuyển sự chú ý đếntrán Xem trán có đang bị căng không? Nếu có thì thử giãn nó ra

 Rồi từ từ chuyển sự chú ý xuống cằm và cảm nhận cảm giác ở cằm

 Tiếp theo chú ý đến cổ Nhẹ nhàng làm chúng trở nên mềm mại và cảmnhận cảm giác thư giãn

 Sau đó chuyển cảm nhận xuống phần ngực, xem căng cứng ở đâu thì từ

 Đưa sự chú ý đến vùng bụng Nếu dạ dày đang căng cứng, làm nó dịu đi

 Di chuyển tiếp đến lưng Cảm nhận cảm giác ở lưng và làm giãn ra nếuđang bị căng cứng

 Sau đó cảm nhận các cảm giác ở chân rồi từng ngón chân Nếu chỗ nào

bị căng cứng thì làm giãn chúng ra

 Cuối cùng quét lại một lượt lần lượt từ đầu đến chân rồi hít một hơi, sau

đó từ từ mở mắt ra mà không tập trung vào bất cứ điều gì cụ thể và cảmnhận không gian xung quanh

Mỗi khi sự chú ý đi lang thang, thân chủ chỉ cần nhận thấy điều này đangxảy ra, sau đó nhẹ nhàng hướng sự chú ý trở lại việc khám phá các cảm giác trong

cơ thể Nếu thân chủ không thể nhận thấy cảm giác ở một số vùng trên cơ thể thì

Trang 25

điều đó bình thường Chúng ta kết nối nhiều hơn với một số vùng nhất định của cơthể hơn những vùng khác, vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

1.4 Các phương pháp đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các tài liệu, nghiên cứu nước ngoài vàtrong nước về rối loạn lo âu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài như tổng quancác nghiên cứu, xác định các khái niệm, công cụ, liệu pháp đánh giá và can thiệp

Từ đó, học viên đưa ra lựa chọn cách tiếp cận và các kỹ thuật, công cụ phù hợp vớivấn đề của thân chủ trong quá trình đánh giá và can thiệp vấn đề

1.4.2 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng

Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng là hoạt động chủ đạo và mang tính đặcthù trong thực hành tâm lý lâm sàng Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốttrong quá trình làm việc giữa nhà tâm lý và thân chủ Phương pháp này giúp nhàtâm lý đánh giá được các khía cạnh về nhận thức, cảm xúc và hành vi cũng như hoạtđộng chức năng và các đặc điểm nhân cách của thân chủ Từ đó, nhà tâm lý phântích và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với cáctiêu chí như loại hình, mức độ, … Phương pháp này không chỉ giúp thu thập đượcnhững thông tin cần thiết trong việc chẩn đoán, đánh giá vấn đề của thân chủ, màcòn đồng thời có thể hỗ trợ can thiệp ban đầu

1.4.3 Phương pháp quan sát lâm sàng

Phương pháp này giúp nhà tâm lý có thể tri giác những biểu hiện thực tế củathân chủ như thái độ, xúc cảm, hành vi, các quá trình và trạng thái tâm lý cũng nhưvấn đề/rối loạn của thân chủ trong những tình huống cụ thể và trong các mối tươngtác với những người xung quanh Từ đó, nhà tâm lý có thể thu thập và giải mã chínhxác cả những thông tin định tính và định lượng trong quá trình đánh giá và hỗ trợthân chủ

1.4.4 Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo lâm sàng

Từ kết quả phỏng vấn và quan sát lâm sàng, học viên quyết định sử dụng cáctrắc nghiệm, thang đo cụ thể để sàng lọc, kiểm tra hoặc tái khẳng định giả thuyết

Trang 26

chẩn đoán ban đầu và đánh giá được rối loạn ở mức độ nào Trong đề án này, họcviên sử dụng 2 thang đo tâm lý dưới đây:

Thang đo lo âu - trầm cảm - stress (DASS-21) do các nhà tâm lý học người

Úc Lovibond và Lovibond phát triển vào năm 1995 Phiên bản gốc của công cụ này

có 42 câu hỏi, trong khi DASS-21 là phiên bản rút gọn, tập trung vào tính hiệu quả

và tiện dụng hơn Đây là một thang đo tự báo cáo được thiết kế để đo lường cáctrạng thái cảm xúc của trầm cảm, lo lắng và căng thẳng Thang đo gồm 21 mục chialàm 3 tiểu thang, mỗi tiểu thang có 7 mục Mỗi mục được tính điểm theo thang

điểm Likert từ 0 đến 3 điểm tương ứng với câu trả lời "không đúng với tôi chút nào cả" đến "hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng" Thang đo này

hiện đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam Điểmtrầm cảm, lo âu và căng thẳng được tính bằng cách tính tổng điểm của các tiểu mụcthành phần rồi nhân hệ số 2

Thang tự đánh giá lo âu Zung (SAS) được phát triển bởi Tiến sĩ William

W K Zung vào năm 1971 Thang đo này nhằm mục đíchđánh giá mức độ lo âu ở

cá nhân dựa trên 4 nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệthần kinh trung ương Thang đo bao gồm 20 mục, mỗi mục được tính điểm theo

thang điểm Likert từ 1 đến 4 điểm tương ứng với câu trả lời "không có hoặc ít khi" đến "hầu hết hoặc toàn bộ thời gian" Bảng câu hỏi tự trả lời này được sử dụng

trong cả bối cảnh lâm sàng và nghiên cứu để đánh giá biểu hiện và mức độ của cáctriệu chứng lo âu Thang đo này được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về lo

âu và tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam Tổng

Trang 27

điểm thang đo được tính bằng cách cộng điểm tất cả các câu (đảo điểm các câu 5, 9,

13, 17 và 19), tổng điểm càng cao thì mức độ rối loạn lo âu càng nặng, cụ thể:

0-40 điểm: không có lo âu,

41-50 điểm: lo âu mức độ nhẹ,

51-60 điểm: lo âu mức độ vừa,

61-70 điểm: lo âu mức độ nặng,

71-80 điểm: lo âu mức độ rất nặng

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, học viên đã tổng quan các nghiên cứu về các vấn đề liênquan đến rối loạn lo âu như thực trạng, các yếu tố liên quan, nguyên nhân dẫn đếnrối loạn lo âu, các khái niệm và công cụ đánh giá và can thiệp Theo WHO (2023),

301 triệu người trên thế giới mắc rối loạn lo âu và khiến rối loạn lo âu trở thành rốiloạn tâm thần phổ biến nhất vào năm 2019 Điều này cho thấy thực trạng rối loạn lo

âu rất đáng báo động và cần sự quan tâm hơn bao giờ hết Có rất nhiều yếu tố ảnhhưởng đến việc hình thành và phát triển rối loạn lo âu như các yếu tố gây căngthẳng, tuổi, giới tính, tiền sử mắc trong gia đình, đặc điểm tính cách, bệnh lý thểchất, … Cùng với đó, học viên đã hệ thống lại lý giải của thuyết nhận thức - hành

vi về rối loạn lo âu Các nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp nàykhi can thiệp rối loạn lo âu Từ đó, học viên quyết định lựa chọn liệu pháp nhậnthức - hành vi là tiếp cận chính trong việc đánh giá và can thiệp vấn đề cho thân chủtrong đề án này

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT THÂN CHỦ CÓ

CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU 2.1 Thông tin chung về thân chủ

- Năm sinh: 1995

- Giới tính: Nữ

- Nghề nghiệp: Bác sĩ

- Gia đình: Thân chủ là con cả trong gia đình có ba người con

- Hiện tại thân chủ đang sống một mình và chưa lập gia đình

- Sức khỏe thể chất: Thân chủ bị bệnh lao phổi và bị cắt tuyến giáp do ungthư tuyến giáp

2.2 Các vấn đề đạo đức

2.2.1 Đạo đức trong tiếp nhận ca

Trong quá trình uống thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, thân chủ cũngmong muốn được hỗ trợ về tâm lý nên được một bác sĩ giới thiệu đến học viên Họcviên nhận được thông tin và chủ động liên hệ với TC để lên lịch hẹn trực tiếp ởphiên đầu tiên Trong buổi gặp đầu tiên, HV giới thiệu bản thân và quy tắc bảo mậtvới TC Sau khi lắng nghe, trao đổi với TC về vấn đề hiện tại TC đang gặp phải,

HV giải thích chi tiết về đề án thạc sỹ của mình và sau đó hỏi ý kiến TC về việcđồng thuận tham gia đề án này và ghi âm các buổi làm việc chỉ với mục đích cóthông tin chính xác nhất cho đề án và được TC đồng ý HV và TC cùng ký giấyđồng thuận bằng văn bản (phụ lục 1)

2.2.2 Đạo đức trong đánh giá và can thiệp

Trong quá trình đánh giá vấn đề, HV sử dụng hai thang đo tâm lý là thang đo

lo âu - trầm cảm - stress (DASS-21) và thang đo tự đánh giá lo âu Zung (SAS) Cảhai công cụ này đều được thích nghi và được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện vàtrung tâm thăm khám, trị liệu tâm lý và tâm thần tại Việt Nam Trong quá trình canthiệp, HV đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý Cảtrong quá trình đánh giá và can thiệp, HV được giám sát chuyên môn bởi hai côPGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng và ThS Đoàn Thị Hương

Trang 30

2.3 Đánh giá

2.3.1 Hoàn cảnh gặp gỡ và lý do hỗ trợ

Hoàn cảnh gặp gỡ: Trong quá trình TC điều trị bệnh lao, các triệu chứng nhưnhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, run tay chân, đau vùng ngực, khó ngủxuất hiện ngày càng nhiều khiến TC rất lo lắng và khó chịu Sau đó, TC đi khámbác sĩ tâm thần, được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa và uống thuốc Tuy nhiênviệc điều trị bằng thuốc tâm thần có hiệu quả nhưng không ổn định cùng với việc tựnhận thấy bản thân hay suy nghĩ tiêu cực nên TC mong muốn được hỗ trợ về tâm lýcùng với uống thuốc Do đó, TC được bác sĩ giới thiệu đến HV với mục tiêu hỗ trợ

về tâm lý theo nhu cầu của TC

Lý do hỗ trợ: TC tự nhận thấy mọi vấn đề của TC đều xuất phát từ cách nhìn

nhận vấn đề “bị hẹp quá, tiêu cực quá” dẫn đến các vấn đề tâm lý Do đó, TC mong

muốn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống tích cực hơn

2.3.2 Ấn tượng ban đầu

Thông qua quan sát và hỏi chuyện lâm sàng, ấn tượng ban đầu của HV về

Trang 31

nhân Vào tháng 03/2024, trong đợt kiểm tra sức khỏe cho nhân viên y tế tại bệnhviện, TC phát hiện mình bị bệnh lao phổi không lây nhiễm, không có triệu chứnglâm sàng Sau 1 tuần phát hiện ra bệnh, TC bắt đầu điều trị bệnh lao Trong quátrình điều trị, TC cảm thấy khá mệt và buồn nôn khi dùng 4 loại kháng sinh, một lầnuống hơn 10 viên thuốc Trong khi đó, TC vẫn đi làm với cường độ tương đối vất

vả như bình thường và tự đặt áp lực cho bản thân rằng “chị tìm cách để mình vẫn lao động như một người bình thường, tức là với một sức khỏe như thế mà chị lại đặt cho bản thân một cái mục tiêu là không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc” Đôi lúc,

TC nghĩ đồng nghiệp không hiểu cho mình, không bớt áp lực cho mình, nên TCcảm thấy hơi bất mãn, tủi thân vì mình đang ốm như vậy nhưng không được thông

cảm Những lúc mệt, TC thường nghĩ rằng “Mình không có triệu chứng gì cả, việc điều trị có nên hay không mà tại sao tự nhiên lại vơ việc điều trị vào mình để cho mình mệt mỏi như thế này Một số người bị lao phổi mà có những triệu chứng rất rõ ràng như ho sốt thì điều trị thuốc sẽ giảm các triệu chứng đó và người ta vui vẻ với vấn đề đấy Vì người ta thấy việc điều trị giúp người ta thoát khỏi sự đau đớn đó Còn chị, đang từ sinh hoạt bình thường, không có triệu chứng gì cả mà mình lại đi uống thuốc vào cho mệt”.

Khi đó, TC lại khởi phát thêm các cơn lo lắng mà theo TC trong y học người

ta gọi đó là rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khóthở, run tay chân, đau vùng ngực Sau gần 1 tháng điều trị bệnh lao phổi, vào mộtngày TC đi trực, bị mệt, bị cảm, uống thuốc thì bị nôn, uống thử lại 2,3 lần nữa vẫnnôn, cả ngày không ăn được nên TC khóc rất nhiều Ngày hôm đó đánh dấu cáctriệu chứng lo âu xuất hiện rõ rệt như bị nóng rát sau xương ức, khó thở, các cơnthở nông, thở gấp và thường xuất hiện đỉnh điểm cơn mệt Tình trạng mệt thườngkéo dài từ lúc bắt đầu mở mắt khi ngủ dậy cho đến hết buổi trưa chiều mới hết cơnmệt, buổi tối thì TC sinh hoạt bình thường Từ lúc cơn mệt kéo dài và ảnh hưởngđến công việc, sinh hoạt, TC không thể sinh hoạt như một người bình thường vàcơn lo lắng càng trồi lên TC chỉ ăn được bữa tối, các bữa khác ăn thì bị nôn Thờiđiểm đó TC không nhận ra vấn đề tâm lý mà chỉ nghĩ là một bệnh lý về cơ thể và dotác dụng phụ của thuốc lao

Trang 32

Khoảng tháng 04-05/2024, TC nhập viện 1 tháng để điều trị bệnh lao phổi vàtác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên các triệu chứng không được thuyên giảm mànặng dần lên và xuất hiện thêm triệu chứng mất ngủ Khi mọi thứ đang diễn rakhông thuận lợi như vậy thì bác sĩ quyết định cho TC ra viện và không điều trị tạibệnh viện nữa để TC có thời gian ổn định về tâm lý rồi điều trị tiếp Khi ra viện,việc mất ngủ khiến TC cảm thấy rất mệt mỏi, không kiểm soát được giấc ngủ nêncàng khiến TC thêm lo lắng.

Khoảng tháng 06/2024, do các triệu chứng trên càng tăng nặng nên TC tìm

sự trợ giúp từ bạn bè và được giới thiệu đi khám bác sĩ tâm thần Vì là người quen

và cùng là bác sĩ nên bác sĩ tâm thần thăm khám TC qua một cuộc điện thoại và đưa

ra chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa và kê thuốc Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị gồm 2giai đoạn trong khoảng 9 tháng: giai đoạn tấn công diễn ra trong vòng 8-12 tuần vàsau đó là giai đoạn duy trì Trong quá trình uống thuốc, TC nhận thấy việc đáp ứngthuốc thay đổi từng ngày, các cơn lo lắng giảm dần và các biểu hiện thần kinh thực

vật sau khoảng 1-2 tuần cũng mất Lúc đó, TC lại lo lắng đến một vấn đề khác “chị lại lo lắng đến một vấn đề khác nhưng ít thôi nhưng chị cũng lo lắng một chút về vấn đề khác đấy là chị có bị phụ thuộc vào thuốc không? Tức là những cái đang đáp ứng điều trị tốt như này có phải là do chị dùng thuốc không? Và khi chị kết thúc việc uống thuốc đấy thì liệu rằng các triệu chứng có quay lại không? Nhưng cái đấy thoáng qua thôi” Từ đó, TC thay đổi lối sống của mình, đi ngủ sớm hơn,

dậy sớm hơn, tập yoga, ăn uống lành mạnh hơn với hy vọng rằng khi dừng thuốc lạithì lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ cho mình Thân chủ cũng từng nghĩ tìm sự hỗ trợtâm lý nhưng sau khi dùng thuốc khá ổn định nên cho rằng bản thân có thể dần tựcân bằng

Thân chủ thường tái khám tâm thần định kì 1 tháng/lần Lần khám lại thứnhất là sau 2 tuần khám bệnh lần đầu và lần khám lại thứ hai là vào giữa tháng07/2024, và đều khám tại bệnh viện Vào lần tái khám thứ hai, các triệu chứng của

TC gần như mất hết và giấc ngủ sâu hơn nên bác sĩ quyết định chuyển quá trìnhđiều trị sang giai đoạn tiếp theo Khi đó, TC chuyển sang uống thuốc duy trì có liều

Trang 33

lượng giảm và hiệu lực thấp hơn so với giai đoạn tấn công Sau khi TC uống đơn

thuốc mới được 3 ngày thì “cảm giác lo lắng của chị nó đang hơi quay trở lại nhưng mà nó chưa rõ ràng, cho đến hôm thứ 7 là cái hôm chị làm ở vị trí nặng, khá

là nặng đấy thì lúc hôm đấy là … cơn lo lắng quay trở lại Tức là dường như tất cả các triệu chứng như là nhịp tim nhanh, cơn lo lắng, đau rát, buồn nôn và chán ăn

và cả mất ngủ nữa là ngay trong ngày hôm đấy là quay lại tất” Ngay hôm đó, TC

xin nghỉ việc về quê 2 ngày và gọi lại luôn cho bác sĩ tâm thần thì bác sĩ nói với TC

cố vài ngày nhưng TC không cố được nên bác sĩ cho TC quay lại dùng đơn thuốc cũ.Tuy nhiên, đơn thuốc cũ cũng mất khoảng mấy ngày mới có tác dụng nên cũngkhiến TC cảm thấy khá khó chịu Khi đó, TC cảm thấy hoảng loạn và tìm kiếm sựgiúp đỡ từ bạn bè, nói ra vấn đề với bố mẹ với mong muốn được giúp đỡ Trongcơn hoảng loạn, TC không nghĩ được nhiều mà chỉ muốn chia sẻ với người thân và

bạn bè Lúc đó, TC tự nhận thấy tình trạng của bản thân “Một là thuốc đang giảm dần và hai là tâm lý của mình đang không vững trước những môi trường như thế Mình không giải quyết được vấn đề tâm lý đấy nên nó dẫn đến tất cả các triệu chứng quay trở lại” Do đó, TC tìm giải pháp tương ứng với hai vấn đề này, “thuốc thì chị tìm bác sĩ tâm thần của mình để điều chỉnh lại liều, và đồng thời tìm sự hỗ trợ về tâm lý”.

Vào đầu tháng 08/2024, thuốc điều trị bệnh lao tăng liều nên TC thườngxuyên bị nôn và mệt nên xin nghỉ một tháng về quê để dưỡng bệnh Thời điểm này,

TC cảm thấy cồn cào ở dạ dày dẫn đến buồn nôn và nôn Do đó, chỉ cần thấy cơncồn cào dạ dày xuất hiện là TC lập tức lo lắng và các triệu chứng cơ thể tự động kéotheo như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, … Khi các triệu chứng về cơ thể xuấthiện rõ rệt càng làm cho TC thêm lo lắng về điều đó Để quản lý các triệu chứng cơ

thể mỗi khi xuất hiện, TC thực hiện hành vi kiểm soát như nhắn tin và gọi điện cho

bác sĩ tâm thần để hỏi lý do về tình trạng của bản thân Mỗi lần hỏi như vậy là liềuthuốc lại tăng lên và đều giúp các triệu chứng cơ thể của TC giảm đi phần nào,nhưng sau đó TC lại lo lắng về việc phụ thuộc vào thuốc Đồng thời TC cũng nhắn

Trang 34

với TC Khi nhận thấy hành vi kiểm soát đó của TC, HV đã làm việc lại với TC vềviệc thiết lập ranh giới làm việc lành mạnh trong quá trình hỗ trợ tâm lý.

Trước khi phát hiện ra bệnh lao, TC cũng hay lo lắng nhưng không thành cơn

rõ ràng Ví dụ, “Khi đi ra đường, chị nhìn thấy gia đình người khác sẽ nghĩ đến hoàn cảnh xấu, chẳng may bị tai nạn, chuyến đi này có bất trắc gì” Khi điều trị cho

bệnh nhân, TC lo lắng có thể gây tai biến cho bệnh nhân, làm không tốt, khôngnhững không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân mà còn có thể gây tác động xấu đếnbệnh nhân Như TC chia sẻ, TC không có áp lực gì về gia đình, kinh tế, bạn bè vàcác vấn đề khác mà TC nhận thấy áp lực chính từ công việc Ngày nào công việcnhiều, áp lực và đông bệnh nhân thì TC dễ bị lo âu và căng thẳng hơn Khi bệnhviện đông bệnh nhân, TC thường cảm thấy hồi hộp, hơi lo nên đã nhờ trước đồngnghiệp làm cùng hỗ trợ mình nếu cần sự trợ giúp Tuy nhiên, hầu như TC đều có thể

tự làm được trong những tình huống này mà rất ít khi cần sự trợ giúp từ đồngnghiệp Ngoài ra, trước thời điểm phát hiện ra bệnh lao, TC có một lần bị chậm ký

hợp đồng 2 tháng Trong 2 tháng đó, TC cảm thấy “khó chịu, đau khổ” về chuyện này và nghĩ “Tại sao chuyện này lại xảy ra với mình?” Gần đây, TC cũng cảm thấy

thỉnh thoảng bức bối, nhàm chán và không có niềm vui khi cuộc sống lặp đi lặp lại

ở bệnh viện và về nhà

Về sức khỏe thể chất, ngoài bệnh lao phổi, khi học nội trú năm thứ nhất TCcòn bị ung thư tuyến giáp nên phải cắt bỏ tuyến giáp Do đó, TC phải duy trì uốngthuốc tuyến giáp hàng ngày để bổ sung hormone

Về cách ứng phó, bình thường khi lo lắng xuất hiện ở mức độ nhẹ thì TC tậpthở thiền để cho các triệu chứng đó qua đi trong khoảng 10 đến 20 phút Những lúckhông kiểm soát được lo lắng, TC vẫn tập thở nhưng không đủ kiên nhẫn và cảmthấy khó chịu khi các triệu chứng cũng qua đi nhưng dài hơn mà không bình tĩnh vànhẹ nhàng Khi nhận thấy nhịp tim hơi nhanh, hơi lo lắng, dễ cáu gắt, bồn chồn thì

TC chủ động tập thở, đứng dậy thoát khỏi môi trường đó và quay lại khi bản thânđiều chỉnh lại được cảm xúc

Trang 35

Về mối quan hệ gia đình, TC đi học xa nhà từ lớp 5 nên ít tương tác với giađình từ nhỏ Khi TC còn nhỏ, bố mẹ tập trung vào công việc nên ít dành thời gianquan tâm đến TC Thân chủ nhận thấy bố mẹ là những người chăm chỉ kiếm tiền đểnuôi con nhưng đôi lúc TC thấy bố mẹ không hạnh phúc vì TC từng chứng kiến bố

mẹ cãi nhau về vấn đề làm ăn Bố là người gia trưởng nhưng rất yêu thương vàchăm lo cho các con, còn mẹ không có tiếng nói trong việc đưa ra quyết định chung

Do đó, TC nghĩ tương lai hoặc sẽ không lập gia đình, hoặc là không muốn một giađình không vui vẻ và bản thân không có tiếng nói như vậy Mẹ cũng rất thương TC

và chăm TC khi nằm viện điều trị bệnh nhưng “thiếu tinh tế” khi không nhận ra sự

thay đổi cảm xúc của TC Trước thời điểm TC phát hiện ra bệnh lao phổi, bố mẹthỉnh thoảng nhắc đến việc lấy chồng nhưng từ sau khi biết TC mắc bệnh, bố mẹquan tâm hơn, thường xuyên gọi điện và không hỏi về chuyện lấy chồng như trướcđây Mối quan hệ giữa TC và hai em cũng ở mức độ bình thường và không tâm sựnhiều với nhau Về mối quan hệ với đồng nghiệp, TC giữ mối quan hệ xã giao vớisếp và đồng nghiệp, chỉ có 1-2 người bạn thân hơn nhưng không phải thực sự thânthiết để chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống

Về đặc điểm nhân cách, TC tự thấy mình là người cầu toàn, kỹ tính, nhìn mọivấn đề trong cuộc sống theo cách tiêu cực Thân chủ thấy bản thân không có nhiều

sở thích, lúc rảnh chỉ thỉnh thoảng sang nhà chị bạn chơi, thời gian còn lại thìthường đọc sách, nấu ăn hoặc đi cà phê một mình Nhìn chung, TC là người điềmđạm, nói chuyện nhỏ nhẹ, hòa đồng với mọi người và có tính cách hướng nội,không ổn định, kỳ vọng cao, hay lo lắng và có khả năng chịu áp lực thấp

Về điểm mạnh, TC có nhận thức tốt, tư duy tốt, biết phân tích vấn đề, chủ độngtìm sự giúp đỡ, có động cơ trị liệu cao và nỗ lực thực hiện các phương pháp lành mạnh.Thân chủ tự nhận thấy bản thân là người thích học hỏi, tìm tòi và đào sâu vấn đề nào đó

mà TC quan tâm Thêm nữa, TC cũng thừa nhận về khả năng chuyên môn của mìnhkhi nhận thấy bản thân chưa bị trừ điểm lỗi chuyên môn ở bệnh viện Sếp và đồngnghiệp cũng khen về khả năng chuyên môn của TC, yêu quý và sẵn sàng hỗ trợ TC cả

Trang 36

trong công việc và quá trình điều trị bệnh Ngoài ra, TC có gia đình yêu thương và sẵnsàng hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn mà TC gặp phải.

2.3.4 Kết quả đánh giá

2.3.4.1 Tổng hợp thông tin thu được

Các thông tin thu thập được được tổng hợp trong bảng 2 dưới đây

Bảng 2 Danh sách các vấn đề của thân chủ

Thông tin

nhân khẩu

- Nữ, 29 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội

- Là con cả trong gia đình có ba người con

- Hiện tại chưa lập gia đình và đang sống một mình

Mối quan hệ - Ít tương tác với gia đình từ nhỏ

- Giữ mối quan hệ xã giao với sếp và đồng nghiệp

Trang 37

2.3.4.2 Kết quả các thang đo đã thực hiện

Từ những ấn tượng ban đầu qua quan sát và quá trình hỏi chuyện lâm sàng

và dựa trên các triệu chứng hiện tại của TC chủ yếu liên quan đến vấn đề triệuchứng cơ thể do tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, HV thực hiệnviệc đánh giá các triệu chứng của TC thông qua đối chiếu với các tiêu chuẩn chẩnđoán rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác trong DSM-5

Bảng 3 Đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác

theo DSM-5

ứng

A Các cơn hoảng sợ hoặc lo âu

chủ yếu trong bệnh cảnh lâm

sàng

Các biểu hiện lo âu của thân chủchủ yếu khởi phát và xuất hiệnkhi có các triệu chứng cơ thểtrong quá trình điều trị lao phổi

B Có bằng chứng trong tiền sử, kết

quả khám, xét nghiệm cận lâm

sàng cho thấy rối loạn này là

hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp

của một bệnh cơ thể khác

C Rối loạn không được giải thích

tốt hơn bởi một rối loạn tâm

thần khác

Hiện tại, ngoài triệu chứng lo âuthì thân chủ chưa có các biểuhiện rối loạn tâm thần khác

E Rối loạn gây ra đau khổ hoặc

suy giảm nghiêm trọng về mặt

lâm sàng trong các lĩnh vực hoạt

động xã hội, nghề nghiệp hoặc

các lĩnh vực quan trọng khác

Thân chủ cảm thấy mệt mỏi vàkhó chịu về tình trạng hiện tạicủa bản thân, đồng thời xin nghỉlàm 1 tháng để an tâm điều trịbệnh

Trang 38

Kết luận: TC đáp ứng 4/5 tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu do bệnh cơ thể khác,

tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy rối loạn này là hậu quả sinh lý bệnh trựctiếp của một bệnh cơ thể khác

Chẩn đoán phân biệt

- Sảng: Thân chủ chưa xuất hiện trạng thái sảng

- Rối loạn lo âu do một chất: TC không sử dụng bất cứ chất nào

- Rối loạn lo âu mắc bệnh: TC hiện tại mắc bệnh lao phổi và lo lắng về triệuchứng cơ thể do tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh

- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: TC không có ám ảnh hay hành vi nghi thức nào

- PTSD và rối loạn thích ứng: TC có trải qua sự kiện phát hiện bản thân bịbệnh lao phổi nhưng không gây ám ảnh hay sang chấn nào cho TC

- Trầm cảm, lưỡng cực và các rối loạn loạn thần: TC không có triệu chứngtrầm cảm TC vẫn ăn uống, sinh hoạt đều đặn, rất mong muốn và có nhiều nỗ lựcvượt qua vấn đề của bản thân Ngoài ra, không có triệu chứng loạn thần nào xuấthiện ở TC

Cùng với đó, HV lựa chọn thang đo đánh giá trầm cảm, lo âu và căng thẳng(DASS-21) để sàng lọc tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng ban đầu Sau đó,

HV dùng thêm thang tự đánh giá lo âu Zung (SAS) để kiểm tra cụ thể hơn về mức

độ lo âu Kết quả như sau:

Bảng 4 Kết quả đánh giá thang đo tâm lý ban đầu

Có thể thấy có sự chênh lệch kết quả ở các thang đo khác nhau Thang sànglọc DASS-21 cho thấy TC đang có stress, lo âu và trầm cảm ở mức độ vừa nhưng

Trang 39

khi đánh giá sâu hơn bằng thang SAS cho thấy kết quả không có lo âu Nhìnchung, các câu trắc nghiệm trong DASS-21 mà TC lựa chọn điểm cao hơn chủ yếu

liên quan đến cảm xúc lo lắng (“Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười”), suy nghĩ nhiều (“Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều”), khó thư giãn (“Tôi thấy khó mà thoải mái được”, “Tôi thấy mình khó thư giãn được”) Còn thang SAS chỉ ra kết quả không có lo âu phần nào cho

thấy vấn đề lo âu của TC chưa đến mức rối loạn Tuy nhiên, kết quả từ các thang

đo tâm lý chưa phản ánh được hết các biểu hiện lo âu của TC nên chỉ mang tínhchất tham khảo

Kết luận chung

Như vậy, thông qua kết quả hỏi chuyện lâm sàng, quan sát lâm sàng, sử dụngtrắc nghiệm tâm lý và đối chiếu với các tiêu chuẩn chẩn đoán trong DSM-5, có thểkết luận rằng TC đang có dấu hiệu lo âu do bệnh lý cơ thể khác Mặc dù vậy, cácbiểu hiện lo âu này đang ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý, sinh hoạt và công việc củathân chủ Vì vậy, TC cần được hỗ trợ tâm lý nhằm giảm các triệu chứng lo âu, giúp

TC yên tâm để chữa bệnh cơ thể và vận hành cuộc sống, công việc một cách bìnhthường

2.3.5 Định hình trường hợp

Liệu pháp nhận thức hành vi là tiếp cận chủ yếu được sử dụng trong đánh giá

và can thiệp với TC này Thân chủ đang có dấu hiệu lo âu liên quan chủ yếu đếnbệnh cơ thể

2.3.5.1 Diễn giải vấn đề của thân chủ theo thuyết nhận thức hành vi

Dưới quan điểm nhận thức, các triệu chứng của TC là hệ quả của lỗi nhậnthức tiêu cực Thân chủ có lỗi nhận thức phóng đại, khi cơn cồn cào dạ dày xuấthiện thì TC cảm thấy lo sợ và nghĩ ngay đến cơn lo âu ập đến nên các triệu chứng

cơ thể khác tự động xuất hiện cùng (“Mỗi lần có cơn cồn cào dạ dày xuất hiện là chị nghĩ ngay rằng cơn lo âu ập đến và mình sẽ bị nôn, sau đó thì chị bị nôn thật rồi một loạt các triệu chứng cơ thể khác như run tay chân, đánh trống ngực, khó thở cũng xuất hiện theo”) TC cũng lo lắng rằng sức khỏe bản thân trong tương lai sẽ

Trang 40

vẫn duy trì như tình trạng hiện tại và phải phụ thuộc vào thuốc (“Chị sợ bản thân cứ mãi như này và bị phụ thuộc vào thuốc vì các triệu chứng không tiến triển nhiều và chị rất mệt mỏi về điều đó”) Thêm nữa, TC có lỗi bộ lọc tâm trí khi những gì bản

thân cố gắng trong suốt một thời gian nhưng chỉ cần có triệu chứng bất kì xuất hiệntrở lại là TC lại cho rằng bản thân đã cố gắng nhưng kết quả cũng chỉ có vậy, mặc

dù các triệu chứng quay trở lại đều ở mức độ nhẹ hơn so với lần trước

Dưới quan điểm hành vi, do được củng cố từ việc giảm nhẹ các triệu chứng

cơ thể tạm thời và thiếu các kỹ năng ứng phó lành mạnh nên TC duy trì những hành

vi ứng phó không lành mạnh để quản lý các triệu chứng lo âu của bản thân Trongquá trình làm việc, mỗi khi nhận thấy các triệu chứng cơ thể xuất hiện hoặc trở nênnặng hơn, TC đều chủ động xin nghỉ việc ngay lập tức để về quê an tâm điều trị Đó

là chiến lược ứng phó mang tính né tránh bằng cách rời bỏ nơi làm việc áp lực.Thêm nữa, khi các triệu chứng cơ thể xuất hiện, TC chỉ gọi điện cho bác sĩ tâm thần

để tìm kiếm sự giúp đỡ Mỗi lần nhắn tin và gọi điện cho bác sĩ thì TC được đápứng bằng việc bác sĩ trả lời và liều thuốc tăng lên Sau khi uống thuốc tăng liều thì

TC được giảm về các triệu chứng cơ thể nhưng không được học thêm các kĩ năngquản lý các triệu chứng của mình và làm tăng thêm lo âu về việc phụ thuộc thuốc.Đây là chiến lược ứng phó mang tính kiểm soát bằng cách tìm sự trợ giúp từ bênngoài ngay lập tức, thay vì tìm cách tự quản lý lành mạnh Điều này củng cố thêmniềm tin của TC về việc không kiểm soát được vấn đề và phải phụ thuộc vào thuốcnên TC không hình thành được self-talk tích cực khi triệu chứng lo âu xuất hiện

Do đó, mục tiêu can thiệp về nhận thức là nhận ra các lỗi nhận thức, mở rộnggóc nhìn vấn đề và hình thành kiểu nhận thức thích ứng hơn; về hành vi, hỗ trợ TCgiảm cơ chế né tránh và kiểm soát, thay vào đó là tăng hành vi chấp nhận và đươngđầu/giải quyết vấn đề

2.3.5.2 Xác định các yếu tố kích hoạt, sẵn có/tiền đề, tăng nặng và bảo vệ Yếu tố kích hoạt

Sự kiện kích hoạt các triệu chứng của TC là tình huống bất lợi khi TC đangtrong quá trình điều trị bệnh lao phổi

Ngày đăng: 13/02/2025, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Hoàng Liễu, Lê Văn Gắt, Nguyễn Thành Đức, Phạm Văn Hậu (2024). Thực trạng rối loạn lo âu trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Bình Chánh. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 53-62. https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.664 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa học Trường Đại họcQuốc tế Hồng Bàng
Tác giả: Lê Thị Hoàng Liễu, Lê Văn Gắt, Nguyễn Thành Đức, Phạm Văn Hậu
Năm: 2024
2. Ngô Văn Mạnh, Phạm Thị Hương Ly (2021). Thực trạng lo âu, trầm cảm, ở học sinh lớp 12 tại 2 trường THPT của Thành Phố Thái Bình năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 506(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v506i2.1256 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạpchí Y học Việt Nam,506
Tác giả: Ngô Văn Mạnh, Phạm Thị Hương Ly
Năm: 2021
3. Nguyễn Thị Dậu, Đỗ Minh Loan, Đinh Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Hồng Thái, Nguyễn Đình Khải (2023). Rối loạn lo âu, trầm cảm ở trẻ vị thành niên mắc bệnh thận mạn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viên NhiTrung Ương năm 2022-2023. Tạp chí Nhi khoa, 16(2).https://doi.org/10.52724/tcnk.v16i2.195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nhi khoa, 16
Tác giả: Nguyễn Thị Dậu, Đỗ Minh Loan, Đinh Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Hồng Thái, Nguyễn Đình Khải
Năm: 2023
4. Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp (2017). Giáo trình tâm lý học lâm sàng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học lâm sàng
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
5. Nguyễn Thị Phương Thoa (2024). Phân tích các yếu tố liên quan tới sức khoẻ tinh thần: rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm của người làm công ăn lương tại Thành phố Hồ Chí Minh. [Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh]. UEH.com. https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/72104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố liên quan tớisức khoẻ tinh thần: rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm của người làm công ănlương tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thoa
Năm: 2024
6. Nguyễn Tiến Đạt, Hà Thảo Linh, Lê Đại Minh, Dương Ngọc Lê Mai, Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thu Trang, Kim Bảo Giang (2021). Tỉ lệ rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018–2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 140(4), 135-142.https://doi.org/10.52852/tcncyh.v140i4.142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Y học, 140
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạt, Hà Thảo Linh, Lê Đại Minh, Dương Ngọc Lê Mai, Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thu Trang, Kim Bảo Giang
Năm: 2021
1. Acarturk, C., Cuijpers, P., van Straten, A., & de Graaf, R. (2009).Psychological treatment of social anxiety disorder: a meta-analysis. Psychological medicine, 39(2), 241-254 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychologicalmedicine,39
Tác giả: Acarturk, C., Cuijpers, P., van Straten, A., & de Graaf, R
Năm: 2009
2. Alonso, J., Liu, Z., Evans‐Lacko, S., Sadikova, E., Sampson, N., Chatterji, S., ... & WHO World Mental Health Survey Collaborators. (2018).Treatment gap for anxiety disorders is global: Results of the World Mental Health Surveys in 21 countries. Depression and anxiety, 35(3), 195-208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Depression and anxiety,35
Tác giả: Alonso, J., Liu, Z., Evans‐Lacko, S., Sadikova, E., Sampson, N., Chatterji, S., ... & WHO World Mental Health Survey Collaborators
Năm: 2018
3. American Psychiatric Association. Anxiety Disorders. In: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. 5th ed. Text Revision. American Psychiatric Association; 2022: pp. 215-231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnosticand Statistical Manual of Mental Disorders. 5th ed. Text Revision
4. Andrews, G., Henderson, S., & Hall, W. (2001). Prevalence, comorbidity, disability and service utilisation: overview of the Australian National Mental Health Survey. The British Journal of Psychiatry, 178(2), 145-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The British Journal of Psychiatry,178
Tác giả: Andrews, G., Henderson, S., & Hall, W
Năm: 2001
5. Arch, J. J., & Craske, M. G. (2009). First-line treatment: A critical appraisal of cognitive behavioral therapy developments and alternatives. Psychiatric Clinics, 32(3), 525-547 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PsychiatricClinics,32
Tác giả: Arch, J. J., & Craske, M. G
Năm: 2009
7. Bandelow, B., & Michaelis, S. (2015). Epidemiology of anxiety disorders in the 21st century. Dialogues in clinical neuroscience, 17(3), 327-335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dialogues in clinical neuroscience,17
Tác giả: Bandelow, B., & Michaelis, S
Năm: 2015
8. Beck, A. T., & Dozois, D. J. (2011). Cognitive therapy: Current status and future directions. Annual Review of Medicine, 62, 397–409 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annual Review of Medicine, 62
Tác giả: Beck, A. T., & Dozois, D. J
Năm: 2011
9. Beck, A. T., Rush, A. J., Shaw, B. F., & Emery, G. (1979). Cognitive therapy of depression. New York: Guilford Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cognitivetherapy of depression
Tác giả: Beck, A. T., Rush, A. J., Shaw, B. F., & Emery, G
Năm: 1979
10. Bishop, S. R., Lau, M., Shapiro, S., Carlson, L., Anderson, N. D., Carmody, J., ... & Devins, G. (2004). Mindfulness: A proposed operational definition. Clinical psychology: Science and practice, 11(3), 230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical psychology: Science and practice,11
Tác giả: Bishop, S. R., Lau, M., Shapiro, S., Carlson, L., Anderson, N. D., Carmody, J., ... & Devins, G
Năm: 2004
11. Brandes, M., & Bienvenu, O. J. (2006). Personality and anxiety disorders. Current psychiatry reports, 8(4), 263-269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current psychiatry reports,8
Tác giả: Brandes, M., & Bienvenu, O. J
Năm: 2006
13. Clark, D. A., & Beck, A. T. (2011). Cognitive therapy of anxiety disorders: Science and practice. Guilford Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cognitive therapy of anxietydisorders: Science and practice
Tác giả: Clark, D. A., & Beck, A. T
Năm: 2011
14. Craske, M. G. (2003). Origins of phobias and anxiety disorders: Why more women than men?. Elsevier Sách, tạp chí
Tiêu đề: Origins of phobias and anxiety disorders: Whymore women than men
Tác giả: Craske, M. G
Năm: 2003
16. DiMauro, J., Domingues, J., Fernandez, G., & Tolin, D. F. (2013).Long-term effectiveness of CBT for anxiety disorders in an adult outpatient clinic sample: A follow-up study. Behaviour research and therapy, 51(2), 82-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behaviour research and therapy,51
Tác giả: DiMauro, J., Domingues, J., Fernandez, G., & Tolin, D. F
Năm: 2013
17. Donker, T., Griffiths, K. M., Cuijpers, P., & Christensen, H. (2009).Psychoeducation for depression, anxiety and psychological distress: a meta- analysis. BMC medicine, 7, 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMC medicine,7
Tác giả: Donker, T., Griffiths, K. M., Cuijpers, P., & Christensen, H
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w