CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT THÂN CHỦ CÓ CÁC BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU
2.4. Lập kế hoạch can thiệp
Dựa trên kết quả đánh giá và định hình trường hợp, HV và TC thống nhất và xây dựng kế hoạch hỗ trợ với hai mục tiêu như sau:
(1) Giảm các triệu chứng lo âu: bao gồm quản lý các triệu chứng về cơ thể, cảm xúc, hành vi và nhận thức của TC. Mục tiêu cần được ưu tiên trong quá trình can thiệp là giảm các triệu chứng về cơ thể, cảm xúc và hành vi vì nó đang ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất và tinh thần của TC, từ đó tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của TC. Sau khi cải thiện được chúng, TC hồi phục về sức khỏe thể chất, giảm cảm xúc tiêu cực và hành vi kém thích nghi. Sau đó, mục tiêu giảm triệu chứng lo âu về nhận thức sẽ tiếp tục được thực hiện. Đây là mục tiêu quan trọng của quá trình trị liệu để giúp TC nhận diện những lỗi nhận thức gây ra và duy trì lo âu, từ đó học cách nhận diện chúng, mở rộng góc nhìn và xây dựng nhận thức mới hữu ích hơn.
P1: Yếu tố hiện tại - TC có một số biểu hiện lo âu.
- Cảm xúc: lo lắng, căng thẳng.
- Nhận thức: lo sợ về tình trạng bệnh của bản thân cứ như vậy, phụ thuộc vào thuốc, bản thân không quay trở về sinh hoạt bình thường như thời điểm trước khi bệnh lao, lo không được kí tiếp hợp đồng với bệnh viện do sức khỏe không đảm bảo.
- Hành vi: nghỉ việc, gọi điện cho bác sĩ tâm thần, nhắn tin cho HV để tìm giải pháp tức thời khi có các triệu chứng xuất hiện.
- Cơ thể: mệt mỏi, bồn chồn, cồn cào dạ dày, buồn nôn, nôn, bứt rứt, đau vùng ngực, khó thở.
P2: Yếu tố thúc đẩy/kích hoạt - Các dấu hiệu lo âu xuất hiện rõ rệt trong quá trình TC điều trị bệnh lao phổi.
P4: Yếu tố tăng nặng - Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực.
P5: Yếu tố bảo vệ - Hợp tác, có động cơ trị liệu cao, nhận thức tốt về vấn đề của bản thân.
- Có một số cách ứng phó tích cực như thiền thở, điều chỉnh lại lịch sinh hoạt, tập yoga, chạy bộ.
- Gia đình và đồng nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện cho TC trong quá trình điều trị bệnh.
P3: Yếu tố sẵn có/tiền đề - Tính cách lo âu, kỹ tính.
(2) Dự phòng tái phát các triệu chứng lo âu: Các triệu chứng lo âu có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào sau quá trình can thiệp, do đó việc dự phòng giúp TC củng cố lại kiến thức và kỹ năng quản lý lo âu để sử dụng chúng sau khi quá trình hỗ trợ kết thúc. Từ đó, tăng năng lực thích ứng cho TC khi biết cách ứng phó phù hợp với từng triệu chứng lo âu xuất hiện trở lại.
2.4.2. Xác định mục tiêu quá trình
Bảng 5. Kế hoạch trị liệu dự kiến Mục tiêu đầu ra Mục tiêu quá trình Số
buổi
Kỹ thuật can thiệp
(1) Giảm các triệu chứng lo âu
A. Quản lý triệu chứng lo âu về cơ thể, cảm xúc, hành vi
3 - Giáo dục tâm lý: Chuông báo động giả và hành vi kiểm soát.
- Kĩ thuật thư giãn: thở 4-7-8, căng chùng cơ tuần tiến.
- Quét cơ thể.
B. Quản lý triệu chứng lo âu về nhận thức
3 - Giáo dục tâm lý: mô hình CBT, lỗi nhận thức.
- Quan sát suy nghĩ tự động.
- Đối thoại Socrate.
- Tự nhủ tích cực.
(2) Dự phòng tái phát các triệu chứng lo âu
Lập kế hoạch dự phòng tái phát và luyện tập
2 - Lên kế hoạch dự phòng.
- Củng cố và luyện tập.
(1) Giảm các triệu chứng lo âu
A. Quản lý triệu chứng lo âu về cơ thể, cảm xúc và hành vi
- Giáo dục tâm lý về chuông báo động giả và hành vi kiểm soát (buổi 5 và 6):
TC có những biểu hiện về cơ thể rất rõ ràng nên trước tiên TC cần hiểu rằng lo âu là phản ứng bình thường của con người, giống như một chuông báo cháy giúp chúng
ta chuẩn bị ứng phó tình huống nguy hiểm sắp xảy ra. Đối với người có vấn đề về lo âu, chuông báo cháy này đang bị hỏng và báo động nhầm kể cả khi tình huống
“không bị cháy”. Khi đó, TC có những hành vi kiểm soát để ứng phó lại tình huống như vậy. Vì vậy, TC sẽ hiểu rằng các triệu chứng cơ thể chỉ là chuông báo cháy giả và nó không thực sự nguy hiểm như TC nghĩ mà chỉ tạm thời đến rồi đi.
- Kĩ thuật thư giãn gồm thở 4-7-8 và căng chùng cơ tuần tiến (buổi 2 và 4):
Khi hiểu những triệu chứng cơ thể chỉ là “báo động giả”, TC đồng thời áp dụng các kĩ thuật thư giãn như thở sâu 4-7-8, căng chùng cơ tuần tiến sẽ giúp TC đi qua các cơn lo âu đó một cách nhẹ nhàng hơn và giúp hạn chế hành vi kiểm soát.
- Kĩ thuật quét cơ thể (buổi 6): Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nên khi ngủ TC khó vào giấc, ngủ không sâu và hay tỉnh giấc. Kĩ thuật quét cơ thể giúp TC thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tập trung vào cảm giác trên từng bộ phận của cơ thể, khi đó những phần nào bị căng cứng cũng sẽ được giãn ra. Như vậy, TC sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn và nếu bị tỉnh giấc thì bài tập này cũng hỗ trợ TC quay trở lại giấc ngủ một cách dễ dàng.
B. Quản lý triệu chứng lo âu về nhận thức
- Giáo dục tâm lý về mô hình CBT (buổi 7): HV phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ thể, hành vi, cảm xúc và nhận thức giúp TC hiểu về mối quan hệ giữa chúng. Khi đó, TC hiểu được việc thay đổi nhận thức sẽ thay đổi được vấn đề lo âu hiện tại của bản thân. Từ đó, TC sẽ chủ động trong việc mong muốn thay đổi suy nghĩ của mình.
- Quan sát suy nghĩ tự động (buổi 7 và 8): Để củng cố thêm về mô hình cơ thể, hành vi, cảm xúc và nhận thức, TC sẽ theo dõi những yếu tố này mỗi khi lo âu xuất hiện. Việc viết ra và xem xét lại chúng sẽ giúp TC nhận ra cách bản thân nhìn nhận vấn đề lo âu của mình.
- Đối thoại Socrate (buổi 9): Để thách thức lại suy nghĩ lo âu, các câu hỏi Socrate giúp TC tìm được những bằng chứng chống lại lỗi nhận thức, từ đó TC điều chỉnh dần về nhận thức của bản thân.
(2) Dự phòng tái phát các triệu chứng lo âu
- Lên kế hoạch dự phòng: HV và TC cùng xây dựng kế hoạch dự phòng trong tương lai bao gồm các dấu hiệu cảnh báo lo âu quay trở lại và hành động cần làm để ứng phó chúng.
- Củng cố và luyện tập: Mô phỏng các tình huống có thể xảy ra và sau đó luyện tập áp dụng các kĩ thuật đã được học trong từng tình huống cụ thể.