Các kỹ thuật can thiệp

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo Âu (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU

1.3. Liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn lo âu

1.3.3. Các kỹ thuật can thiệp

Trong liệu pháp nhận thức – hành vi, có rất nhiều kĩ thuật can thiệp cho rối loạn lo âu. Tuy nhiên, học viên chỉ trình bày những kỹ thuật đã được sử dụng trong đề án này.

Các kỹ thuật nhận thức

Giáo dục tâm lý (Psychoeducation)

Là một trong những kỹ thuật chính của CBT, nhằm giúp TC có hiểu biết về tình trạng sức khỏe tâm thần của họ, những khía cạnh tâm lý khác liên quan và quá trình trị liệu. Ví dụ với rối loạn lo âu, giáo dục tâm lý nên bao gồm giải thích nguyên nhân gây lo âu, các triệu chứng về thể chất, nhận thức và hành vi, cũng như giải thích cách điều trị, mô tả các phương pháp đánh giá và kỹ thuật can thiệp được sử dụng để giảm lo âu (Lucas & Freitas, 2017). Do đó, kĩ thuật giáo dục tâm lý có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu một cách thụ động hoặc chủ động (Donker và cộng sự, 2009).

Đối với TC trong đề án này, HV giáo dục tâm lý cho TC về sự khác biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý, cơ chế duy trì vấn đề của TC nhằm nâng cao nhận thức cho TC về tình trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân.

Từ đó, TC hiểu và biết cách quản lý vấn đề của bản thân tốt hơn.

Tự nhủ tích cực

Tự nói chuyện là cách chúng ta đối thoại với chính mình khi đối mặt với nhiều loại tình huống khác nhau và có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn suy nghĩ,

cảm xúc và hành động (Ersyafiani, 2018). Những lời tích cực mà một người nói ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của người đó và có tác động đến trạng thái cảm xúc của một người (Arabmomeni, 2021). Khi suy nghĩ tích cực xuất hiện, hormone endorphin sẽ tiết ra giúp cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin (Ersyafiani, 2018), giảm căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi bản thân tự khuyến khích suy nghĩ tích cực, nỗi lo lắng gặp phải sẽ liên tục giảm bớt (Saragih và cộng sự, 2022). Do đó, phản ứng lo âu có thể được giảm bớt bằng kỹ thuật tự nhủ tích cực (Hasanah và cộng sự, 2021).

Đối thoại Socrates

Phương pháp đối thoại Socrates lấy tên từ Socrates, một nhà triết học người Athens gốc Hy Lạp, người đã tránh sử dụng phương pháp giảng dạy trực tiếp và thay vào đó sử dụng phương pháp tìm hiểu để khuyến khích học viên tự đưa ra kết luận và đặt câu hỏi về tính đúng đắn của quan điểm đó (Kennerley, 2007). Phương pháp Socrates được định nghĩa là một phương pháp khám phá có hướng dẫn trong đó NTL đặt ra một loạt các câu hỏi được sắp xếp cẩn thận để giúp xác định vấn đề, hỗ trợ xác định suy nghĩ và niềm tin, xem xét ý nghĩa của các sự kiện hoặc đánh giá từng suy nghĩ hoặc hành vi cụ thể (Beck & Dozois, 2011, tr. 401). Mục tiêu của phương pháp này nhằm giúp TC nhận thức và sửa đổi những điều đang duy trì những khó khăn của họ; trải nghiệm sự thay đổi trong quan điểm và/hoặc cảm xúc; và học phương pháp đánh giá lại suy nghĩ và thông tin (Padesky & Beck, 2003); tạo điều kiện thuận lợi cho TC tập trung vào các sự kiện liên quan đến đánh giá của họ thay vì đưa ra kết luận dựa trên cảm xúc của họ, do đó làm giảm ảnh hưởng của cảm xúc (Harvey và cộng sự, 2004). Aaron Beck nhấn mạnh rằng ‘‘điều quan trọng là cố gắng khơi gợi từ thân chủ những gì họ đang nghĩ thay vì nói với thân chủ những gì nhà tâm lý tin rằng họ đang nghĩ’’ (Beck và cộng sự, 1979, tr. 69). Đây là một trong những kĩ thuật được sử dụng trong mục tiêu quá trình quản lý triệu chứng nhận thức nên HV sử dụng kĩ thuật này trong giai đoạn cuối cùng của quá trình hỗ trợ.

Các kỹ thuật hành vi Kỹ thuật thư giãn

Thở 4-7-8:Kĩ thuật này được phát triển bởi bác sĩ Andrew Weil, một chuyên gia về y học bổ sung và sức khỏe tổng thể. Khi một người cảm thấy lo lắng, dây thần kinh giao cảm hoạt động khiến nhịp tim, huyết áp, nhịp thở tăng lên. Kỹ thuật thư giãn bằng hơi thở sâu giúp hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động và hoạt động dây thần kinh giao cảm giảm đi nên nhịp tim, huyết áp và nhịp thở đều giảm và ở trong giới hạn bình thường. Có những thay đổi tích cực được tạo ra do thở sâu như hạ huyết áp, giảm tần suất làm việc của tim, giảm căng cơ, cải thiện thể lực, tăng khả năng tập trung và tìm giải pháp nâng cao khả năng ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng. Do đó, cá nhân sẽ không tập trung vào các tác nhân gây căng thẳng và cảm thấy được thư giãn (Potter và cộng sự, 2021). Kĩ thuật thở 4-7-8 được thực hiện như sau:

 Đầu tiên, chọn tư thế ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái.

 Hít vào qua mũi trong 4 giây. Điều này giúp hít vào đủ không khí cần thiết để cung cấp oxy cho cơ thể.

 Giữ hơi trong 7 giây. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy giảm thời gian giữ hơi xuống 3 hoặc 5 giây.

 Thở ra qua miệng với âm thanh “vút” trong khi đếm đến 8. Hơi thở nên được thở ra hết để đẩy hết khí carbon dioxide trong phổi.

 Lặp lại quá trình này trong ít nhất 4 lần. Nếu thân chủ mới bắt đầu thực hành thì bắt đầu với 4 lần thở 4-7-8, sau đó tăng dần số lần lên đến 8 hoặc 10 lần.

Căng chùng cơ tuần tiến là một kỹ thuật thư giãn sâu được bác sĩ người Mỹ Edmund Jacobson giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1930. Kỹ thuật này đòi hỏi việc căng và chùng xen kẽ ở tất cả các nhóm cơ chính của cơ thể. Mục tiêu là giải phóng sự căng cứng ở cơ bắp, đồng thời giúp TC nhận biết cảm giác căng thẳng đó như thế nào. Từ đó, TC cảm thấy được thư giãn. Trong quá trình thực hiện, toàn bộ các nhóm cơ được căng đồng thời và sau đó thư giãn. Lặp lại mỗi quy trình ít nhất một lần, căng từng nhóm cơ từ năm đến bảy giây và sau đó thư giãn từ mười lăm đến ba mươi giây. Khi thực hành cần chú ý đến sự tương phản giữa cảm giác căng

 Gập hai tay rồi siết chặt bắp tay và cẳng tay trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây.

 Làm căng cơ mặt bằng cách làm nhăn mặt như quả óc chó: trán nhăn, mắt nheo, miệng mở và vai khom xuống trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây.

 Cong vai ra sau khi hít một hơi thật sâu và đẩy bụng ra. Giữ nguyên trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây.

 Duỗi thẳng chân và hướng ngón chân về phía khuôn mặt, siết chặt ống chân. Giữ nguyên trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây.

 Duỗi thẳng chân và cong ngón chân, đồng thời siết chặt bắp chân, đùi và mông. Giữ nguyên trong 7 giây rồi từ từ thả lỏng trong 15 giây.

Bài tập về nhà

Bài tập về nhà được xem như một thành phần quan trọng của liệu pháp nhận thức hành vi kể từ khi ra đời (Dozois, 2010). Bài tập về nhà nhằm mục đích khái quát hóa kiến ​ ​ thức của TC và khuyến khích TC thực hành các kỹ năng đã học được trong các buổi trị liệu. Trong một bài đánh giá phân tích tổng hợp tài liệu, Kazantzis, Whittington và Dattilio (2010) báo cáo rằng việc sử dụng bài tập về nhà giúp cải thiện kết quả điều trị.

Kỹ thuật chánh niệm Quét cơ thể

Quét cơ thể là một kỹ thuật của chánh niệm. Khi thực hiện bài tập này, thân chủ sẽ chú ý đến từng bộ phận và cảm giác cơ thể theo trình tự lần lượt từ đầu đến chân. Kĩ thuật này có thể giúp TC khám phá và trải nghiệm những cảm giác dễ chịu và khó chịu về cảm giác, cảm xúc và trạng thái của cơ thể đang diễn ra mà không cố gắng sửa chữa hoặc thay đổi bất cứ điều gì. Từ đó, thân chủ được giảm mệt mỏi, căng thẳng và dễ ngủ hơn, đồng thời nâng cao khả năng tập trung hoàn toàn vào những trải nghiệm thực tế đang diễn ra ở thời điểm hiện tại—hữu ích khi cảm xúc hoặc suy nghĩ trở nên hỗn loạn. Cách thực hiện quét cơ thể như sau:

Trong quá trình thực hành, thân chủ có thể nằm xuống, nhưng cũng có thể ngồi dậy nếu cảm thấy thoải mái hơn. Để tập trung tốt hơn, thân chủ có thể nhắm mắt hoặc hạ mắt xuống và nhắm hờ. Thân chủ nhận thức cơ thể bằng cách hít vào và thở ra, chú ý đến cảm giác chạm và áp lực khi cơ thể tiếp xúc với ghế hoặc sàn nhà. Trong suốt quá trình thực hành này, thân chủ sẽ cố gắng dành nhiều thời gian nhất có thể để trải nghiệm và khám phá từng vùng trên cơ thể.

 Khi thân chủ đã sẵn sàng, hít vào một hơi sâu và chuyển sự chú ý đến trán. Xem trán có đang bị căng không? Nếu có thì thử giãn nó ra.

 Rồi từ từ chuyển sự chú ý xuống cằm và cảm nhận cảm giác ở cằm.

 Tiếp theo chú ý đến cổ. Nhẹ nhàng làm chúng trở nên mềm mại và cảm nhận cảm giác thư giãn.

 Sau đó chuyển cảm nhận xuống phần ngực, xem căng cứng ở đâu thì từ từ giãn phần đó.

 Hãy chú ý đến cánh tay và cảm nhận bất kỳ cảm giác nào ở cánh tay.

Hãy cố gắng để đôi tay được mềm mại.

 Di chuyển xuống bàn tay và từng ngón tay. Bàn tay có đang bị cứng không? Nếu có hãy làm chúng mềm ra.

 Đưa sự chú ý đến vùng bụng. Nếu dạ dày đang căng cứng, làm nó dịu đi.

 Di chuyển tiếp đến lưng. Cảm nhận cảm giác ở lưng và làm giãn ra nếu đang bị căng cứng.

 Sau đó cảm nhận các cảm giác ở chân rồi từng ngón chân. Nếu chỗ nào bị căng cứng thì làm giãn chúng ra.

 Cuối cùng quét lại một lượt lần lượt từ đầu đến chân rồi hít một hơi, sau đó từ từ mở mắt ra mà không tập trung vào bất cứ điều gì cụ thể và cảm nhận không gian xung quanh.

Mỗi khi sự chú ý đi lang thang, thân chủ chỉ cần nhận thấy điều này đang xảy ra, sau đó nhẹ nhàng hướng sự chú ý trở lại việc khám phá các cảm giác trong cơ thể. Nếu thân chủ không thể nhận thấy cảm giác ở một số vùng trên cơ thể thì

điều đó bình thường. Chúng ta kết nối nhiều hơn với một số vùng nhất định của cơ thể hơn những vùng khác, vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ tâm lý cho một thân chủ có các biểu hiện rối loạn lo Âu (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)