Đối với trẻ đang trong độ tuổi này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số những khó khăn điển hình có thể kể đến như các vấn đề về học tập, tình bạn, tình yêu, quan hệ với cha mẹ, thầy c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC – PSYC 101
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Chủ đề số: 12 Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động
tư vấn khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thông trong lĩnh vực hướng nghiệp.
Họ và tên: Lê Kiều Trang
Mã sinh viên: 715603246
Khoa: Địa lí
Lớp: B
Số báo danh:
HÀ NỘI-2021
Trang 2Tên chủ đề : Vận dụng lý luận về hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động
tư vấn khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thông trong lĩnh vực hướng nghiệp.
1 MỞ ĐẦU
1.1 Khó khăn của học sinh THPT trong lĩnh vực hướng nghiệp cho bản thân:
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện bản thân Trên thực tế cho thấy, các em trong lứa tuổi này khi đứng trước một số vấn đề cần phải đưa ra lựa chọn một số giải pháp các em thường gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay Trong các nghiên cứu mới đây cho thấy trên thực tế việc thiếu tri thức và hiểu biết ở lưa tuổi học sinh THPT là một vấn đề lớn trong việc đối diện với những thách thức vượt quá giới hạn hiểu biết của bản thân mình Khi đó các em sẽ không có đủ năng lực để tự giải quyết hay nếu giải quyết được thì không thể giải quyết một cách triệt để Điều đó sẽ mang lại những tác động tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển nhân cách của các em Đối với trẻ đang trong độ tuổi này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số những khó khăn điển hình có thể kể đến như các vấn đề về học tập, tình bạn, tình yêu, quan hệ với cha mẹ, thầy
cô và vấn đề khó khăn hơn cả đó chính là định hướng nghề nghiệp tương lai của các em Học sinh THPT trong lĩnh vực hướng nghiệp cho bản thân có khó khăn từ bố mẹ, gia đình: Khó khăn đó chủ yếu đến từ việc gia đình hướng cho các đến những nghề nghiệp mà hiện nay đang rất “hot” vì quan niệm sau ra trường nghề này sẽ có nhiều cơ hội hơn các ngành khác hay thậm chí nhiều gia đình còn bắt ép con em mình lựa chọn nghề nghiệp theo truyền thống con mình,… Nhưng họ cũng phải dừng lại một chút để suy nghĩ: Liệu mình làm như vậy có phù hợp với con không ? hay Con có thực sự thích công việc mình đã chọn sẵn cho con ? …
Do đó, bố mẹ chính là người biết điều gì là phù hợp nhất, tốt nhất cho con mình Chính vì vậy,
Trang 3họ cần đưa ra những lời khuyên, góp ý, chỉnh sửa, đóng góp cho con để con có được định hướng đúng đắn, phù hợp với sở thích và năng lực của con
Hơn ai hết, khó khăn trong việc hướng nghiệp lại nằm ở chính bản thân các em Một nhóm trẻ chưa thực sự hiểu rõ về bản thân mình, chưa biết chính xác bản thân mình thích gì?, muốn gì?, cần gì?, thích cái gì hơn cái gì?, năng lực của mình ra sao?, dự định mình sẽ làm công việc gì trong tương lai? … Cho nên, việc hướng nghệp gặp rất nhiều khó khăn Bên cạnh đó,
có một số em tuy chỉ đang trong giai đoạn trưởng thành nhưng các em đã có những thay đổi tích cực về suy nghĩ, về những ước mơ, hoài bão, dự định của mình trong tương lai Một số ít
em do thiếu tự tin, chưa đủ tri thức, kinh nghiệm hoặc lập trường chưa đủ vững vàng cho nên các em đã không lên tiếng nói về những mong muốn của mình hay một số em lại tự tìm hiểu rồi sau đó tự đưa ra quyết định mà không biết được rằng điều ấy có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân các em và tương lai của các em sau này Chính vì vậy, nhu cầu được học tập và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hướng nghiệp là rất cần thiết đối với các em trong lứa tuổi này và nó sẽ thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của các
em
1.2 Vai trò của việc hỗ trợ tâm lý học đường
Việc hỗ trợ tâm lý học đường trong lĩnh vực hướng nghiệp cho các em ở lứa tuổi THPT đóng vai trò hết sức quan trọng, trước hết là đối với bản thân các em Đầu tiên, nó sẽ mang lại cho các em những hiểu biết sâu hơn về các khối học và các ngành nghề trong xã hội Giúp đỡ các
em trong việc định hướng nghề nghiệp - hướng đến con đường phát triển của các em trong tương lai Việc hỗ trợ tâm lý học đường trong lĩnh vực hướng nghiệp còn giúp hình thành nhân cách nghề nghiệp cho các em đồng thời tạo cho các em tâm lý ổn định, vững vàng khi chuẩn bị bước vào một môi trường mới Qua đó, cũng mang lại cho các em thái độ và cái nhìn đúng đắn về lao động
Trang 4Đối với gia đình, việc hỗ trợ tâm lý hướng nghiệp cho các bậc phụ huynh giúp cho họ có nhận thức đúng đắn hơn về việc hướng nghiệp cho các con của mình Đồng thời nó cũng xóa bỏ một số định kiến cổ hủ hay những suy nghĩ sai lầm của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho các con Cha mẹ nên là những người hiểu con, biết con muốn gì, thích gì, con giỏi về lĩnh vực nào, luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của con, cha mẹ nên là những người hỗ trợ, góp ý để cho con hoàn thiện và tôn trọng những quyết định của con đối với nghề nghiệp trong tương lai của con
Đối với xã hội, hướng nghiệp cũng có vai trò hết sức quan trọng Hướng nghiệp đúng đắn sẽ góp phần nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực góp phần giảm bớt tình trạng thiếu việc làm và các tệ nạn trong xã hội hiện nay
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận về mô hình hỗ trợ tâm lý học đường
2.1.1 Giải thích một số khái niệm
2.1.1.1 Khó khăn tâm lý
Không có một khái niệm nhưng trong chủ đề này có thể hiều: “Khó khăn tâm lý là những biểu hiện tâm lý của chủ thể, nảy sinh trong quá trình hoạt động gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể”[1]
2.1.1.2 Hướng nghiệp
Khai niệm: “Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp
mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình Thực tế cho thấy, các bạn
Trang 5thường lựa chọn theo cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắt đưa chân" ”[2]
2.1.1.3 Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Khái niệm: “Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT là biểu hiện tâm lý của học sinh, nảy sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến nghề nghiệp tương lai của chủ thể”[1]
2.1.1.4 Tâm lý học sinh THPT: Một số đặc điểm liên quan đến việc các em bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên ( từ 14 đến 18 tuổi) Ở độ tuổi này, ngoài sự phát triển về cơ thể và sinh lý thì hệ thần kinh cũng có những sự thay đổi quan trọng do các chức năng của não phát triển Do vậy, điều này là nền tảng cơ bản rất cần thiết cho những hoạt động phân tích, tổng hợp,… trong quá trình học tập, làm việc và rèn luyện
Hoạt động xã hội của thanh niên ngày càng càng được mở rộng Ở lứa tuổi này bắt đầu xuất hiện các vai trò của người lớn và họ thực hiện nó một cách độc lập với tinh thần trách nhiệm cao hơn Một trong những nhiệm vụ xã hội của lứa tuổi này đó là chọn nghề Ở độ tuổi này, các em đã có những dấu hiệu của người lớn nhưng chưa phải là người lớn thực sự Mặt khác,
sự đòi hỏi tính độc lập, ý thức trách nhiệm, cư xử đúng đắn,… của người lớn nhưng cũng đồng thời phải đáp ứng và phục tùng cha mẹ, thầy cô Do đó, ở đây các em vừa được coi là người lớn nhưng ở khía cạnh khác thì không Điều đó cho ta cảm nhận được những yêu cầu
đề ra với thanh niên trong độ tuổi này được phản ánh một cách sâu sắc vào tâm sinh lý của các em
Hoạt động học tập ở lứa tuổi thanh niên khác xa so với hoạt động học tập của thiếu niên Việc học của học sinh THPT khai thác sâu vào những tri thức cơ bản, quy luật các môn khoa học Nhờ đó, học sinh ngày một trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống Do vậy,
Trang 6các em ngày càng có ý thức hơn với việc học tập bởi các em hiểu được rằng tri thức, kỹ năng
và kinh nghiệm là những thứ hành trang rất cần thiết khi các em bước vào đời
Thái độ học tập của các thanh niên học sinh đối với các môn học cũng càng ngày càng rõ ràng hơn Cuối cấp ba, ở các em hứng thú nghề nghiệp gắn liền với ngành nghề mà các em lựa chọn, các em đã hình thành hứng thú ổn định vào đó với một lĩnh vực tri thức nhất định mà nó
sẽ liên quan đến việc chọn một nghề nhất định của học sinh Đối với mỗi cấp học sẽ có động
cơ học tập khác nhau, riêng đối với lứa tuổi THPT thì có ý nghĩa nhất chính là động cơ thực tiễn rồi mới đến các động cơ khác
Tuy nhiên, thái độ học tập của học sinh trong độ tuổi này còn tồn tại nhiều hạn chế như: Các
em chỉ chú tâm các môn thi đại học còn các môn học khác chỉ học cho qua môn; một vài em cho rằng mình không đủ khả năng thi vào các trường đại học nên chỉ học đạt yêu cầu tốt nghiệp,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân trong các hoạt động học tập
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm quan trọng trong việc phát huy trí tuệ và tính chủ định được phát triển mạnh mẽ nhất Tuy nhiên, chỉ vì một vài sai sót của mình mà các em lơ làng, chủ quan, chưa phát huy hết năng lực bản thân, kết luận một cách nhanh chóng theo cảm tính,
… có thể hủy hoại tương lai của các em
Học sinh THPT mặc dù trong nhận thức của các em đã có tính chủ định nhưng chưa suy nghĩ đọc lập mà còn lệ thuộc nhiều vào người lớn, chưa phải là người lớn thực sự Do vậy, nhận thức của các em trong các hoạt động hưỡng nghiệp cũng mang những nét cơ bản đặc trưng riêng của tâm lý ở lứa tuổi này
2.1.1.5 Tác động bên ngoài vào tâm lý của các em trong việc hướng nghiệp
Ngoài giáo dục gia đình và tâm lý của chính bản thân các em thì các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bạn trong việc hướng nghiệp
Trang 7Nhà tâm lý học A.N.Lê ônchiev đã nhận định: “ Sự phát triển lịch sử xã hội loài người không thể thiếu sự truyền tụ tích cực cho thế hệ trẻ những thành tựu văn hóa cho loài người, không thể thiếu sự giáo dục” Ngoài giáo dục gia đình, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, được phụ huynh tin tưởng giao phó trách nhiệm đưa ra những định hướng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Nhà trường đóng vai trò quan trọng và được xem là kênh giáo dục chính thống trong quá trình giáo dục học sinh Ngoài việc dậy chữ, dậy nghề,… nhà trường còn là nơi chuẩn bị cho các em những hành trang bước vào đời Công tác hướng nghiệp cho các em trong độ tuổi THPT dù khá muộn, tuy nhiên vẫn đủ để cung cấp cho em những kiến thức cần thiết và kịp thời để các em có thể đưa ra quyết định của mình Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thực chất là việc cung cấp cho các em những kiến thức về khối thi, ngành thi, trường thi và các thông tin nghề nghiệp để các em có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn của mình Việc nhà trường thực hiện công tác hướng nghiệp qua các hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi, cấp học,… với sự tham gia của một đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản qua công tác tổ chức bài bản, hình thức phong phú và đa dạng sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn, định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp của mình
Bạn bè cũng là một tác động quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của các em Các em đều có những nhóm bạn chơi với nhau thường là tập hợp những người bằng tuổi có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống Trong nhóm, vai trò độc lập của mỗi cá nhân góp phần hình thành kinh nghiệm trong các quan hệ xã hội Nhóm bạn có vai trò cực kì quan trọng đối với trẻ trong lứa tuổi này Vì các em trong độ tuổi này thường rất dễ nhạy cảm, dễ bị tổn thương,… Bên cạnh đó, các em luôn muốn khẳng định mình, luôn muốn chứng tỏ bản thân và rất cần nhận được sự tôn trọng từ mọi người Do đó, chúng ta không thể phủ nhận nhóm bạn mang lại ý nghĩa rất lớn đối với cá nhân nhưng đôi khi cũng sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đến mỗi thành viên
Một trong những tác động rất quan trọng cũng không kém phải kể đến đó là ảnh hưởng của xã hội đến tâm lý học sinh trong việc hướng nghiệp Trong xã hội hiện đại ngày nay với phát
Trang 8triển vượt bậc của khoa học và công nghệ thông tin giúp cho các em có điều kiện tiếp cận nhanh với truyền hình và các phương tiện truyền thông Nhờ đó, các em có thể tìm được những kiến thức, thông tin cần thiết để có những định hướng đúng đắn, lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng thời đại và phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân
2.1.2 Vai trò của việc hỗ trợ tâm lý học đường trong trường THPT
Việc hỗ trợ tâm lý học đường trong trường THPT là rất quan trọng trong lĩnh vực hướng nghiệp nói riêng và trong các hoạt động giáo dục nói chung
Thực hiện công tác hỗ trợ tâm lý học đường không chỉ giúp trẻ có thể giải quyết được những khúc mắc, khó khăn mà còn có thể phát triển được các kỹ năng học tập và rèn luyện
Ngoài ra, việc hỗ trợ tâm lý còn giúp cho các bậc phụ huynh hiểu về con cái của mình nhiều hơn để có thể phát hiện kịp thời những vấn đề tâm lý các em đang mắc phải đồng thời phụ huynh có thể đưa ra những lời khuyên, hỗ trợ cho con trong nghề nghiệp mà con đã lựa chọn Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tâm lý giúp cho nhà trường và phụ huynh dễ dàng tiếp cận với các em để thấy được tâm lý của con em mình để cư xử cho phù hợp và đúng đắn
Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp với nhau trong công tác giáo dục và hỗ trợ tâm lý cho trẻ đang gặp những vấn đề khó khăn về tâm lý
2.2 Tâm lý học đường và hoạt động của nó trong trường phổ thông
2.2.1 Khái niệm tâm lý học đường
Khái niệm tâm lý học đường: “Tâm lý học học đường là một lĩnh vực áp dụng các nguyên tắc của tâm lý giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học cộng đồng và phân tích hành vi ứng dụng để đáp ứng nhu cầu học tập và sức khỏe hành vi của trẻ em và thanh thiếu niên theo cách hợp tác với các nhà giáo dục và phụ huynh Các nhà tâm lý học ở trường được giáo dục về tâm lý học, sự phát triển của trẻ
em và thanh thiếu niên, tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, giáo dục, thực hành gia
Trang 9đình và nuôi dạy con cái, lý thuyết học tập và lý thuyết nhân cách Họ có kiến thức về giảng dạy hiệu quả và trường học hiệu quả Họ được đào tạo để thực hiện xét nghiệm tâm lý và đánh giá tâm lý, tư vấn và tư vấn, và trong các quy tắc đạo đức, pháp lý và hành chính của nghề nghiệp của họ” [2]
Hỗ trợ tâm lý học đường
+ Khái niệm: “Hỗ trợ tâm lý học đường là các hoạt động đảm bảo sức khỏe tâm lý cho học sinh trong nhà trường, trên cơ sở đó tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách” [3]
+ Vai trò:
Đối với học sinh: Giúp các em hình thành năng lực và kĩ năng hiểu tâm lý, hiểu sức khoẻ tâm
lý của bản thân; rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc và ứng phó với các khó khân tâm lý ở từng giai đoạn lửa tuổi Giúp trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để nhận diện những dấu hiệu bất thường về tâm lý và biết cách tìm kiếm trợ giúp về tâm lý khi cần Góp phần tạo động lực và cùng có thái độ tích cực cho học sinh trong việc triển khai nhiều hoạt động công đồng và xã hội; đồng thời góp phần ngăn chặn, hạn chế và xoá bỏ các tệ nạn xã hội, giảm chi phí điều trị tâm lý trên cơ sở phòng ngừa và can thiệp kịp thời
Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: Kết nối giữa học sinh, giáo viên, bạn bè và gia đình Hoạt động hỗ trợ tâm lý hướng đến chuyển tải những thông tin, hiểu biết thống nhất về đặc điểm tâm lý đặc trưng của học sinh đặc điểm tâm lý đặc trưng của học sinh Hoạt động hỗ trợ tâm lý còn hướng vào việc tư vấn cho ban giám hiệucủa nhà trường về định hướng các hoạt động giáo dục trong nhàtrường thông qua việc cung cấp những thông tin khảo sát thực trạng,những kết quả thực chứng từ các nghiên cứu tại mỗi trường Các hoạt động hỗ trợ tâm
lý góp phần tạo tiếng nói chung, kết nối nguồn lực trong toàn nhà trường với cả cộng đóng, xã hội trong việcđịnh hướng giáo dục học sinh
Trang 10+ Các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý học đường: Các nhà tâm lý học, giáo viên phụ trách, cán
bộ công nhâ viên, BGH, gia đình,… cần phối hợp với nhau để có được điều kiện tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ tâm lý
2.2.3 Vai trò và tầm quan trọng của hướng nghiệp ngày nay
Chúng ta không thể không thừa nhận vai trò và tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp trong xã hội hiện đại ngày nay Đặc biệt nhất là đối với các em trong lứa tuổi THPT đang trong độ tuổi hình thành, phát triển nhân cách và nghề nghiệp tương lai Việc hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động định hướng nghiệp sẽ giúp ta có khái nhìn tổng thể nhất của nghề nghiệp sau này cho bản thân và những người xung quanh chúng ta
Tầm quan trọng trong hướng nghiệp còn là có thể đầu tư ngay từ đầu và tránh lãng phí Các
em cần được tư vấn hướng nghiệp ngay từ sớm để có phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp Bên cạnh đó, việc tự khám phá bản thân thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội để thấy được những sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để làm cho bản thân phù hợp với công việc trong sau này Ngoài ra, việc đầu tư ngay từ đầu sẽ đỡ tốn kém thời gian, công sức của bản thân cũng như tiền bạc của gia đình
Tiếp đến, các em cần xác định rõ bạn thân mình có thực sự phù hợp với nghề không? Việc hướng nghiệp sẽ giúp cho những em vẫn còn đang phân vân và mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng Chính sự tư vấn về công việc, kinh nghiệm sẽ giúp cho các em có cái nhìn khách quan hơn và có được sự lựa chọn đúng đắn hơn về nghề nghiệp trong tương lai của mình
Tuy nhiên, hướng nghiệp không chỉ là chọn nghề mà nó còn là cả tương lai của mình Công tác định hướng nghề nghiệp không đơn giản chỉ là giúp các bạn trẻ lựa chọn được một nghề
có thể nuôi sống được chính bản thân và gia đình, mà nó còn là cả tương lai của các em Được hiểu là: Tương lai có mở rộng không?, liệu mình có thành công không? Hay thất bại? điều