Tóm lại, từ các nghiên cứu về tỷ lệ dịch tễ và tác động của stress công việc đốivới người trưởng thành, có thể thấy đây là một vấn đề đang gia tăng không ngừng.Nếu không trang bị đủ kỹ n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THU TRANG
-TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ NỮ
GẶP STRESS TRONG CÔNG VIỆC
ĐỀ ÁN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THU TRANG
-TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHO MỘT THÂN CHỦ NỮ
GẶP STRESS TRONG CÔNG VIỆC
Đề án Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng
Mã số: 8310402
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thu Hương
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫncủa PGS TS Trần Thu Hương
Những thông tin về số liệu, tài liệu, trích dẫn trong đề án đảm bảo tính trung thực, tincậy và chính xác
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2024
Học viênTrần Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề án tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các QuýThầy/Cô giáo Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã giảng dạy không chỉ về kiến thức mà còn là đạo đức thực hành nghề
Đặc biệt hơn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô PGS.TS Trần Thu Hương,người đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, cung cấp kỹ năng và kiến thức chotôi trong quá trình thực hành ca lâm sàng Mặc dù tôi còn nhiều thiếu sót nhưng cô vẫn kiênnhẫn và tỉ mỉ truyền đạt kinh nghiệm, cách thức áp dụng từ lý thuyết đến thực hành, cáchnhận ra những góc nhìn mới trong thực hành ca Chính những kiến thức này đã giúp cho tôivững vàng hơn trong con đường học tập của mình
Tôi xin cảm ơn những anh chị, những người bạn cùng lớp Cao học tâm lý lâm sàngkhóa 2022-2024 đã luôn động viên, chia sẻ kiến thức mỗi ngày Tôi xin cảm ơn các cô/chú,anh/chị/em tại Bệnh viên tâm thần ban ngày Mai Hương và Viện Nghiên cứu và Thực hànhTâm lý học Lumiere đã luôn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong suốt quá trìnhtôi học tập, thực tập và thực hiện đề án
Trong quá trình thực hành ca cũng như hoàn thành đề án, tôi luôn cố gắng trau dồikiến thức, học hỏi rất nhiều nhưng chắc chắn sẽ có phần chưa hoàn thiện, tôi rất mong nhậnđược những góp ý của các Quý Thầy/cô và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn ca lâm sàng 6
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS 8
1.1 Tổng quan về vấn đề stress công việc 8
1.2 Các khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Định nghĩa stress 12
1.2.2 Cơ sở sinh học của stress 12
1.2.3 Lý thuyết tiếp cận 13
1.2.4 Đặc điểm lâm sàng của stress 19
1.2.5 Một số yếu tố bảo vệ/nguy cơ với stress công việc 20
1.2.6 Các mô hình ứng phó với stress 22
1.2.7 Liệu pháp Nhận thức - Hành vi trong can thiệp stress 23
1.2.8 Điều kiện tâm lý thuận lợi trong công việc 26
1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp 27
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 27
1.3.2 Phương pháp quan sát 27
1.3.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng 27
1.3.4 Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo 28
1.3.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 32
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS 34
2.1 Thông tin chung về TC 34
2.2 Vấn đề đạo đức 34
2.3 Đánh giá 34
2.3.1 Mô tả ca 34
2.3.2 Kết quả đánh giá 41
2.3.3 Định hình trường hợp 46
2.4 Lập kế hoạch can thiệp 52
2.5 Thực hiện can thiệp 53
2.5.1 Buổi 1 53
2.5.2 Buổi 2 56
2.5.3 Buổi 3 60
Trang 62.5.5 Buổi 5 65
2.5.6 Buổi 6 67
2.5.7 Buổi 7 70
2.5.8 Buổi 8 73
2.5.9 Buổi 9 75
2.5.10 Buổi 10 76
2.5.11 Buổi 11 78
2.5.12 Buổi 12 81
2.5.13 Buổi 13 81
2.5.14 Buổi 14 83
2.5.15 Buổi 15 87
2.5.16 Buổi 16 90
2.5.17 Buổi 17 94
2.5.18 Buổi 18 97
2.5.19 Buổi 19 100
2.5.20 Buổi 20 103
Tiểu kết chương 2 105
2.7 Kết thúc ca và kế hoạch theo dõi sau can thiệp 105
2.8 Tự đánh giá về chất lượng can thiệp 106
2.9 Hiệu quả can thiệp 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Phụ lục 114
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn ca lâm sàng
Trong cuộc sống hiện tại, stress đã trở thành một vấn đề quen thuộc với conngười, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng khiđối mặt với những tình huống khó khăn như phỏng vấn, thi cử, khối lượng công việclớn, hoặc xung đột trong các mối quan hệ xã hội Thông thường, mức độ căng thẳng sẽgiảm theo thời gian khi có sự cải thiện trong kết quả hoặc cá nhân biết cách quản lýcảm xúc và giải quyết vấn đề Tuy nhiên, stress có thể tăng cao hơn nếu gặp phảinhững sự kiện nghiêm trọng như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai, chiến tranhhay bạo lực xã hội
Ngày nay, với tốc độ phát triển của xã hội, stress nghề nghiệp trở nên phổ biến.Đối với người trưởng thành, việc gia nhập thị trường lao động là cần thiết cho sự tồntại và phát triển Do đó, việc gặp phải stress trong công việc là điều không thể tránhkhỏi Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài mà không cải thiện, nó có thể dẫn đếnstress bệnh lý thay vì chỉ là phản ứng sinh lý bình thường Theo Tổ chức Y tế Thế giới,căng thẳng nghề nghiệp được coi là một trong những nguy cơ lớn nhất của thế kỷ XXI
Về khía cạnh độ tuổi, thống kê ở Hoa Kỳ năm 2017 cho thấy 54% người từ 18đến 29 tuổi thường xuyên trải qua stress, so với chỉ 24% người từ 65 tuổi trở lên [29].Điều này cho thấy rằng nhóm tuổi trưởng thành đang đối mặt với vấn đề stress nghềnghiệp nhiều hơn Tại Việt Nam, khảo sát của Anphabe cho biết 42% người lao độngthường xuyên cảm thấy căng thẳng, dựa trên phản hồi từ gần 58.000 nhân viên tại 515công ty từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022 [34]
Mỗi cá nhân có phương pháp khác nhau để đối phó với tình huống tiêu cực; nếukhông kiểm soát được stress, họ có thể gặp phải vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý
Do đó, việc học cách xử lý stress rất quan trọng để nhanh chóng vượt qua tình trạngcăng thẳng và giảm thiểu hậu quả của nó Dù vậy, nhiều người vẫn tự mình đấu tranhvới stress mà không có kỹ năng cần thiết Khoảng 62% người trưởng thành không chia
sẻ áp lực của mình vì lo ngại làm phiền người khác, và 52% cảm thấy thoải mái khinói về áp lực tài chính, nhưng 45% lại xấu hổ về điều đó [3]
Theo Cannon, phản ứng "đánh hoặc chạy" là cách mọi người đối phó với cáctác nhân gây stress [9] Một nghiên cứu khác cho thấy gần 47% người tham gia kỳvọng nhận được hỗ trợ trong việc quản lý căng thẳng, 36% không biết bắt đầu từ đâu
và 33% cảm thấy rất căng thẳng khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào Khoảng 26% chobiết cần thêm sự hỗ trợ, nhưng hơn 44% cảm thấy không ai hiểu được tình hình của họ
Số liệu này cho thấy mặc dù mọi người mong muốn có sự giúp đỡ, nhưng có thể donhiều lý do khác nhau, họ lại không tìm được sự hỗ trợ thích hợp, dẫn đến tình trạngstress càng gia tăng
Tóm lại, từ các nghiên cứu về tỷ lệ dịch tễ và tác động của stress công việc đốivới người trưởng thành, có thể thấy đây là một vấn đề đang gia tăng không ngừng.Nếu không trang bị đủ kỹ năng ứng phó, stress bình thường dễ dẫn đến rối loạn tâmthần khi tồn tại nhận thức sai lệch Vì vậy, đề tài "Trợ giúp tâm lý cho một TC nữ gặpstress trong công việc" đã được HV lựa chọn cho đề án tốt nghiệp, sử dụng liệu phápNhận thức - Hành vi với mục đích hướng đến can thiệp nâng cao nhận thức và cách cảithiện chất lượng công việc, cuộc sống
Trang 92 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về stress, các phương pháp đánh giá và tiếp cậnnhận thức- hành vi trong can thiệp stress
- Đánh giá, chẩn đoán và lên kế hoạch trị liệu cho người trưởng thành mắc một
số vấn đề liên quan đến stress
- Đánh giá hiệu quả can thiệp
- Đưa ra kết luận và khuyến nghị cho ca lâm sàng
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS 1.1 Tổng quan về vấn đề stress công việc
Căng thẳng (Stress) được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “Căn bệnh sức khỏe củathế kỷ 21” và ước tính gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Mỹ lên tới 300 tỷ USD mỗinăm Điều này cho thấy tác động nghiêm trọng của stress đối với sức khỏe tinh thần vàthể chất của con người Trong thiên niên kỷ hiện tại, nghiên cứu về căng thẳng tâm lý
đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh lý học, y học, hóa học, nội tiết, khoahọc thần kinh, dịch tễ học, tâm thần học, biểu sinh học và tâm lý học [1]
Căng thẳng trong môi trường làm việc rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều tổ chức đang đối mặt với nhiều thử thách nhằm giảm thiểu căng thẳng một cáchhiệu quả Không có gì ngạc nhiên khi trong xã hội phát triển nhanh chóng như hiệnnay, việc quản lý stress và áp dụng các phương pháp thích hợp trở thành một tháchthức đối với các cơ quan, tổ chức
Xét về thực trạng trên thế giới, khoảng 65% người lao động Mỹ cho rằng côngviệc là một nguồn gây căng thẳng đáng kể (Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏeNghề nghiệp OSHA) Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, nhân viên stress tại nơi làm việcvẫn ở mức đáng lo ngại với 77% người lao động căng thẳng công việc trong một thánggần đây (APA, 2023) Hơn nữa, 57% cho biết họ gặp phải những tác động tiêu cực docăng thẳng liên quan đến kiệt sức về mặt cảm xúc (31%), không cảm thấy có động lựclàm việc (26%), giữ khó khăn cho riêng mình (25%), từ bỏ việc (23%), năng suất làmviệc kém (20%), khó chịu hoặc tức giận với đồng nghiệp và khách hàng (19%) [3]
Stress diễn ra với những cá nhân làm việc trực tiếp và cả trực tuyến, nhờ vào sựphát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội Kể từ sau các đại dịch diễn ra,nhiều tổ chức đã triển khai sử dụng ứng dụng, phần mềm quản lý dự án và ứng dụngnhắn tin/gọi video mới nhất để đảm bảo nhân viên có thể làm việc hiệu quả từ
mọi vị trí Thế nhưng, việc truy cập tức thời vào công việc từ mọi nơi cũng có thểlàm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân, gây ra căng thẳng và kiệt sứccho nhân viên Việc dễ dàng kết nối cũng khiến họ khó ngắt kết nối Nhân viên thườngcảm thấy áp lực phải luôn trực tuyến và phản hồi ngay lập tức, bao gồm trong và ngoàigiờ làm việc, bất kể họ có được yêu cầu làm như vậy hay không Theo Báo cáo "Voice
of the Workplace" năm 2024 của trang báo Calm: 58% nhân viên xác nhân rằng họluôn phải kết nối hoặc sẵn sàng làm việc, 46% nhân viên thường làm việc ngoài giờ,1/3 nhân viên thường bị các thiết bị làm phiền khi đang làm việc, 32% cảm thấy mệtmỏi vì trực tuyến để làm việc Trong cuộc khảo sát của Calm Business, 1/4 số nhânviên cho biết họ cảm thấy công việc đang lấn át cuộc sống cá nhân của họ [35]
Tại Việt Nam, khá nhiều các nghiên cứu stress công việc, học tập của sinh viên,người đi làm trong các môi trường làm việc khác nhau Hơn nữa, không ít nghiên cứu
về stress được tiến hành trên nhiều đối tượng sinh viên của các trường đại học, caođẳng Y khoa và kết quả ghi nhận tỷ lệ sinh viên mắc stress khá cao (dao động từ 47-77%) [26] Theo khảo sát của Anphabe - một trong những đơn vị trong lĩnh vực tuyểndụng việc làm đưa ra - khi thực hiện khảo sát với gần 60.000 người đi làm, tại hơn 500công ty, trong năm 2022 cho biết, 42% nhân sự Việt Nam thường xuyên bị stress Cácnguyên nhân chính bao gồm áp lực tài chính, gia đình, tính chất công việc, môi trườnglàm việc và quan hệ công sở [38]
Trang 11Căng thẳng trong công việc rất phổ biến ở nhiều nhóm ngành khác nhau, baogồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục và sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏevới gần 60% nhân viên đang chịu đựng căng thẳng công việc dựa trên khảo sát 2.782nhân viên (Wang và cộng sự, 2018) [17] Tại Việt Nam cũng vậy, nghiên cứu stress vềlĩnh vực y tế là một trong những nghiên cứu phổ biến nhất Tỷ lệ căng thẳng nghềnghiệp của Điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm
2018 là 70.91%, trong đó 56.36% stress ở mức trung bình và 14.55% stress ở mức độcao Tại bệnh viện Bạch Mai năm 2020, tỷ lệ điều dưỡng bị stress nghề nghiệp là46.7%, trong đó 46.0% ở mức trung bình và 0.7% ở mức cao Tỷ lệ stress công việccủa điều dưỡng phòng mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022 là 66.7%.Trong đó, điểm stress cao nhất khi điều dưỡng lựa chọn mức cảm thấy hoàn toàn đúngvới bản thân đối với các mệnh đề "khó thư giãn được" (19.0%) và "Không chấp nhậnđược việc có cái gì đó xen vào cản trở việc đang làm" (19.0%) là cao nhất [28]
Nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự (2008) đánh giá tình trạng stress nghềnghiệp của điều dưỡng cho thấy, bệnh viện (BV) đa khoa Trung ương Cần Thơ có tỉ lệstress cao nhất (53,1%), sau đó là BV đa khoa thành phố Cần Thơ (33,9%) và thấpnhất là BV đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (32,5%) Các yếu tố có thể gây stressnghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều thời gian(>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếumáy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thươngtích, thường gặp phản ứng của người bệnh và người nhà, mâu thuẫn đồng nghiệp, cấptrên, thu nhập chưa thoả đáng và công việc ít thăng tiến [21]
Ngay cả trong môi trường ngân hàng cũng vậy Trong một nghiên cứu được thuthập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 253 nhân viên đang làm việc trong hệthống ngân hàng, kết quả chỉ ra rằng áp lực từ công việc, áp lực cấp trên, áp lực thunhập, áp lực thời gian, mối quan hệ và điều kiện làm việc là các yếu tố cấu thành nênstress nơi công sở Hơn nữa, nó đã tác động tiêu cực đến kết quả công việc, stress côngviệc càng cao thì kết quả công việc của nhân viên ngân hàng càng giảm (Nguyễn QuốcNghi (2018) [27]
Xét về nguyên nhân, không ít các nghiên cứu đề cập đến nguyên nhân stresscông việc (Medically Reviewed) Một số lý do phổ biến nhất bao gồm: trách nhiệmvượt quá giới hạn, khối lượng công việc gia tăng thường xuyên, trải qua những tìnhhuống không thể kiểm soát, trải qua sự quấy rối hoặc phân biệt đối xử tại nơi làm việc.Tất nhiên, mọi người đều trải qua căng thẳng vì những lý do khác nhau [11] Điều kiệnlàm việc thường được coi là nguyên nhân khiến người lao động căng thẳng Tuy nhiên,còn có quan điểm về tầm quan trọng của đặc điểm tâm lý người lao động cũng lànguyên nhân chính Những quan điểm khác nhau này rất quan trọng vì chúng gợi ýnhững cách khác nhau để ngăn ngừa căng thẳng trong công việc Sự khác biệt về đặcđiểm cá nhân như tính cách và xu hướng ứng phó stress là điều cần thiết để dự đoánliệu một số điều kiện công việc có dẫn đến căng thẳng hay không Hay nói cách khác,
cá nhân này căng thẳng nhưng chưa chắc người khác cũng vậy Quan điểm này dẫnđến các chiến lược phòng ngừa tập trung vào người lao động và cách giúp họ vượt quakhi làm việc với các điều kiện công việc khắt khe [22]
Xét về sự ảnh hưởng, trên thế giới có nhiều nghiên cứu nói về mức ảnh hưởng
Trang 122009, tỷ lệ căng thẳng đã tăng từ 10% đến 30% trong tất cả các nhóm nhân khẩu họctại Hoa Kỳ [15] Về sự ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, căng thẳng công việc có liênquan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những công nhân trong ngành xâydựng (Li và cộng sự, 2018), tăng nguy cơ tăng huyết áp ở những công nhân Nhật Bản(Tsurugano và cộng sự, 2018) Thêm nữa, Choi và cộng sự (2019) đã xem xét mối liên
hệ giữa căng thẳng công việc và hội chứng chuyển hóa ở những công nhân Hàn Quốc.Các tác giả phát hiện ra rằng căng thẳng công việc có liên quan đáng kể đến việc tăngnguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch,chẳng hạn như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và béo phì bụng [17]
Căng thẳng mãn tính tại nơi làm việc có mối liên hệ đến hoạt động thể chấtkhông tốt ở những nhân viên khu vực công của Phần Lan (Kouvonen và cộng sự,2018) Căng thẳng mãn tính có liên quan đến yếu tố nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sứckhỏe thể chất khác nhau, bao gồm cả bệnh tim mạch Ngoài ra, mối quan hệ giữa căngthẳng công việc và các triệu chứng đường tiêu hóa ở những công nhân Hàn Quốc cũngđáng lưu tâm bởi có liên quan đáng kể đến các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khótiêu, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần (Lee và cộng sự,2021) [17]
Về sự ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng có không ít những công trìnhnghiên cứu Căng thẳng công việc là một yếu tố dự báo đáng kể về lo âu và trầm cảm
ở những nhân viên y tế (Chu và cộng sự, 2018) Một nghiên cứu khác của Kim vàcộng sự (2019) đề cập căng thẳng công việc có liên quan đến việc tăng nguy cơ trầmcảm ở những người lao động trong ngành dịch vụ Nghiên cứu này xem xét mối liên
hệ giữa căng thẳng công việc và trầm cảm ở những nhân viên Hàn Quốc và phát hiện
ra rằng căng thẳng công việc có liên quan tích cực đến trầm cảm Thêm nữa, nghiêncứu của Lee và cộng sự (2019) đề cập căng thẳng công việc có tác động một phần đếnmối quan hệ này, chỉ ra rằng đây là cơ chế mà giờ làm việc dài ảnh hưởng tiêu cực đếnsức khỏe cảm xúc
Căng thẳng công việc gây ra chứng mất ngủ ở những nhân viên trong ngànhcông nghệ, đặc biệt liên quan đến việc khó ngủ và thức dậy vào ban đêm (Chen vàcộng sự, 2019) Lee và cộng sự (2020) cũng nghiên cứu mối liên hệ giữa căng thẳngcông việc và chứng mất ngủ ở những người lao động Hàn Quốc và phát hiện ra rằngcăng thẳng công việc có liên quan đáng kể đến chứng mất ngủ Cụ thể, những nhânviên báo cáo mức độ căng thẳng công việc cao có nguy cơ cao gặp phải các triệuchứng mất ngủ, bao gồm khó ngủ và duy trì giấc ngủ
Stress công việc tạo ra hậu quả nghiêm trọng trong một thiết kế nghiên cứu tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương Theo tác giả Nguyễn Tam Ba (2023), stress về nghềnghiệp là yếu tố gây tổn thương chủ yếu cho hệ thần kinh, góp phần gia tăng tỷ lệ mắccác bệnh tim mạch, cơ xương khớp cũng như nguy cơ nghỉ hưu sớm do thường xuyênlàm việc trong môi trường nhiều áp lực Ảnh hưởng của stress công việc đến sức khỏe
là lo âu, trầm cảm, không thoả mãn với công việc, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏecho bệnh nhân
Căng thẳng công việc có thể dẫn đến kiệt sức và kiệt quệ về mặt cảm xúc, tinhthần và thể chất Đây là một yếu tố dự báo đáng kể về kiệt sức ở những nhân viêntrong ngành dịch vụ (Chen và cộng sự, 2018) Căng thẳng công việc có liên quan đếnviệc gia tăng kiệt sức về mặt cảm xúc, giảm bản sắc cá nhân và giảm thành tích cá
Trang 13nhân Ngoài ra, Lee và cộng sự (2019) cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng nghềnghiệp, kiệt sức và hạnh phúc ở những công nhân sản xuất tại Hàn Quốc Căng thẳngnghề nghiệp được phát hiện có liên quan tích cực đến kiệt sức và liên quan tiêu cựcđến hạnh phúc.
Mặc dù các yếu tố căng thẳng có thể gây bất lợi cho sức khỏe, chất lượng sinhhoạt hằng ngày, hiệu quả làm việc và mối quan hệ nhưng chúng cũng có tác dụng tiếpthêm động lực trong một số tình huống Các yếu tố gây căng thẳng có thể nâng cao sựtập trung và động lực làm việc hơn bình thường (Frey, 2007) [9] Do đó, tác nhânstress gây tác động tiêu cực hay tích cực đến hiệu suất làm việc và sức khỏe mỗi ngườitùy thuộc vào cách họ đánh giá vấn đề Tuy nhiên, mỗi tình huống có đặc trưng riêng
về nội dung và đó cũng là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cách mỗi người gán ýnghĩa cho sự việc đã diễn ra (Didymus, 2017; Didymus & Fletcher, 2012, 2017a;Lazarus & Folkman, 1984) Vậy nên, nhà tâm lý cần tìm hiểu sâu về nhận thức, cảmxúc và hành vi của họ trong bối cảnh cụ thể và tập trung vào những gì xảy ra tại thờiđiểm đó [9]
Xét về xu hướng ứng phó, phong cách ứng phó bằng tôn giáo là một chủ đề mớiđược nghiên cứu tại Việt Nam Trong đó, tạp chí Tâm lý học đã công bố bài nghiêncứu của tác giả Đinh Tuấn Duy và cộng sự (2023) mang tên "Phong Cách Ứng PhóTôn Giáo Và Tình Trạng Sức Khỏe Tâm Thần: Một Nghiên Cứu Cắt Ngang Ở NhómNgười Trẻ" Nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu về vai trò của cách thức ứng phó tôngiáo trong mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và tình trạng sức khỏe tâm thần (biểuhiện trầm cảm, lo âu, stress) của người trẻ theo tôn giáo tại Việt Nam Kết quả nghiêncứu này cho thấy vai trò của cách thức ứng phó tôn giáo trong mối liên hệ giữa tôngiáo và sức khỏe tâm thần của nhóm này, cụ thể là phong cách ứng phó tiêu cực sẽ gópphần làm trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe tâm thần [15]
Ngoài ra, chiến lược được sử dụng khá phổ biến khác là ứng phó tập trung vàocảm xúc, chiến lược ứng phó sử dụng thấp nhất là ứng phó kiểu né tránh (dựa theonghiên cứu tại Bệnh Đại học Y Dược TPHCM dựa trên 107 nhân viên có tình trạngcăng thẳng) [33]
Tuy nhiên, thực trạng người lao động được hỗ trợ về sức khỏe tinh thần khákém (APA, 2023) Chỉ 43% người sử dụng lao động cung cấp bảo hiểm y tế, 35%được khuyến khích nghỉ giải lao, 29% lãnh đạo cung cấp chương trình hỗ trợ cho nhânviên, 21% có những ngày không họp, 17% cho phép nhân viên làm việc 4 ngày/tuần,15% cơ quan tổ chức những ngày chăm sóc sức khỏe tâm thần cho toàn công ty, 12%lãnh đạo được đào tạo cách thức về sức khỏe tâm thần Những con số biết nói này nóilên nhiều điều đáng suy ngẫm về sự thiếu quan tâm và hỗ trợ đến tâm lý nhân viên,dẫn đến giảm khả năng ứng phó stress [3]
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có hiệu quả đối với can thiệp stress Mộtcuộc tìm kiếm tài liệu cho các nghiên cứu về căng thẳng được thực hiện trong thờigian 1987 - 2021 đã xác định 345 bài báo liên quan đến tâm lý xã hội, 154 các bài báođánh giá trong đó có 14 bài đánh giá hệ thống và 53 bài là các thử nghiệm lâm sàng(45 bài thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) về sự hiệu quả của CBT
Theo nghiên cứu của Justina, Ngozi Igwe (2024), liệu pháp CBT là một công
Trang 14Đông Nam Nigeria [20] Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh hiệu quả của liệupháp bằng cách trình bày sự tác động của suy nghĩ phi logic dẫn đến lo lắng quá mức,tình trạng kiệt sức hoặc căng thẳng Với những bệnh nhân phàn nàn về stress công việc,liệu pháp CBT cũng giúp họ nâng cao kỹ năng cá nhân và xã hội nhằm quay trở lạilàm việc một cách lâu dài và ổn định, nâng cao cảm xúc tích cực và tự tin hơn vào bảnthân.
Theo Maggie Morrow (2024), trị liệu Nhận thức - Hành vi (CBT) cung cấp gócnhìn mới về tình huống đã xảy ra, giúp cá nhân lấy lại khả năng tự kiểm soát, giảm cáctriệu chứng cơ thể và cảm xúc, giải quyết các tình huống stress một cách tự tin và dễdàng hơn [19] Theo Elizabeth Scott (2023), liệu pháp Nhận thức được chứng minh cóhiệu quả trong điều trị các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng quá mức [18]
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Định nghĩa stress
Căng thẳng (stress) được định nghĩa là một phản ứng tự nhiên của con người vềtrạng thái lo lắng do một tình huống khó khăn gây ra, thúc đẩy chúng ta giải quyếtnhững thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống Mọi người đều trải qua căng thẳng ởmột mức độ nào đó Stress cũng quá trình tâm sinh lý bắt đầu xảy ra khi một cá nhânnhận thấy các đòi hỏi/yêu cầu từ môi trường bên ngoài vượt quá nguồn lực ứng phócủa mình tại một thời điểm cụ thể [9] Do đó, theo định nghĩa của Lazarus và Folkman,stress có mối quan hệ cụ thể giữa một cá nhân (yếu tố bên trong) với môi trường (yếu
tố bên ngoài), với yếu tố bên trong là khả năng ứng phó dựa trên xu hướng diễn giải sựviệc gây áp lực [43] Tuy nhiên, cách mỗi người phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sựkhác biệt lớn đối với sức khỏe tâm thần của họ (APA, 2023) [39]
Căng thẳng trong công việc (stress in workplace) là trạng thái cá nhân đối mặtvới yêu cầu, áp lực từ công việc mà ở đó những kiến thức và kỹ năng của họ không đủ
để ứng phó (WHO, 2020) Căng thẳng tại nơi làm việc là điều khó tránh khỏi trongmôi trường công sở hiện đại và phát triển như ngày nay Stress giúp cho cá nhân làmviệc tập trung, có động lực và thúc đẩy hiệu suất làm việc hơn Tuy nhiên, nếu áp lựcbình thường của công việc trở nên quá mức và khiến cá nhân ấy không kiểm soát đượcthì sẽ dẫn đến stress nặng nề hơn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
Cũng theo Lazarus (1989) khi nói đến stress công việc, ông nhấn mạnh và xuhướng nhận thức về căng thẳng cũng như sự tiềm năng linh hoạt ứng phó khi xuất hiệnyếu tố gây căng thẳng trong công việc [42] Ngược lại, Hans Selye nhấn mạnh vàophản lý cơ thể thông qua sự phân biệt giữa căng thẳng lành mạnh với căng thẳng gâyđau khổ Trong đời thường, bất kỳ thay đổi nào dù là tích cực hay tiêu cực đều có phảnứng từ cơ thể để thích nghi và đưa con người quay lại trạng thái bình thường [24]
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu stress công việc là khi những tháchthức, yêu cầu vượt quá kiến thức, kinh nghiệm người lao động và có rất ít sự hỗ trợ từngười khác
1.2.2 Cơ sở sinh học của stress
Khi con người trải qua một tình huống gây thách thức và không thể kiểm soát,não bộ khởi động chuỗi phản ứng liên quan đến trục HPA (vùng dưới đồi - tuyến yên -tuyến thượng thận), đây chính là cơ chế chính của phản ứng căng thẳng Quy trình này
Trang 15dẫn đến việc gia tăng sản xuất hormone steroid, cụ thể là glucocorticoids, trong đócortisol được biết đến như “hormone căng thẳng”.
Theo Elsa Marsh (2019), hệ thống thần kinh trung ương quản lý các phản ứngcăng thẳng và kích thích sự phóng thích adrenaline cùng cortisol Những hormone nàylàm tăng nhịp tim và nhịp thở, cung cấp máu cho các cơ và tim, khiến các cơ bấp bênh
để chuẩn bị cho hành động và làm chậm quá trình tiêu hóa Các phản ứng này giúp conngười sẵn sàng cho việc chạy trốn hoặc chiến đấu [13]
Về trục HPA, khi có stress, vùng dưới đồi gửi tín hiệu cho tuyến yên sản sinh ranhiều hormone, từ đó kích hoạt tuyến thượng thận để tăng cường sản xuất cortisol.Mức độ cortisol được tiết ra thường phụ thuộc vào mức độ căng thẳng và cách mà cánhân đối phó với tình huống; căng thẳng cao thường dẫn đến tiết hormone mạnh mẽ.Tuy nhiên, tồn tại khía cạnh tích cực là cortisol cung cấp năng lượng cần thiết giúp cánhân đối mặt với thử thách tốt hơn
Hệ thần kinh bao gồm hai phần: hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và
hệ thần kinh ngoại biên (gồm hệ thần kinh soma và tự chủ) Hệ thần kinh tự chủ đảmnhiệm các phản ứng sinh lý trong trạng thái căng thẳng, được chia thành hệ giao cảm
và đối giao cảm Trong trường hợp stress, hệ giao cảm tạo ra phản ứng "chiến đấuhoặc bỏ chạy" Cơ thể sử dụng năng lượng để chống lại nguy hiểm hoặc tìm cách thoátthân Hệ giao cảm kích thích tuyến thượng thận sản xuất adrenaline và cortisol, điềunày làm tăng nhịp tim, nhịp thở, mở rộng mạch máu ở tay chân, thay đổi tiêu hóa vàtăng nồng độ glucose trong máu nhằm giải quyết tình huống khẩn cấp
Phản ứng của hệ giao cảm diễn ra nhanh chóng để cơ thể sẵn sàng ứng phó vớitình huống khủng hoảng Sau khi khủng hoảng lắng xuống, cơ thể thường trở về trạngthái ban đầu nhờ hệ đối giao cảm, nhưng nếu hệ này hoạt động quá mức cũng có thểdẫn đến căng thẳng Cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm đều quan trọng tới hệ miễndịch, vì chúng điều chỉnh các phản ứng sinh lý của cơ thể
Khi cá nhân tiếp xúc với tác nhân gây stress kéo dài, sẽ dẫn đến tình trạng kiệtsức Hệ thần kinh tự trị liên tục kích hoạt các phản ứng sinh lý gây hại cho cơ thể Do
đó, nhận thức rằng việc kích hoạt liên tục hormone stress có thể gây ảnh hưởng tiêucực đến sức khỏe tinh thần và thể chất là rất cần thiết
1.2.3 Lý thuyết tiếp cận
1.2.3.1 Theo tiếp cận Hành vi
- Lý thuyết điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa tạo tác
Các yếu tố gây áp lực có thể xuất phát từ nội tại cá nhân hoặc từ các yếu tố bênngoài Đối với những yếu tố bên ngoài, khả năng nhận diện của con người về các tácnhân căng thẳng là rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm Khả năngnày cho phép cá nhân chuẩn bị tốt hơn trong cách xử lý tình huống
Trong nghiên cứu của Ursin và Eriksen (2004), có đề cập đến lý thuyết hành vi,bao gồm hai giai đoạn chính trong bất kỳ quá trình học tập nào Giai đoạn đầu tiên làhọc theo mô hình kích thích - phản ứng, được xem như là điều kiện hóa cổ điển (theoPavlov) Giai đoạn thứ hai là học tập - phản ứng, đại diện cho điều kiện hóa tạo tác(theo Skinner) Lý thuyết này rất cần thiết để làm rõ mối liên hệ giữa học tập và hành
Trang 16cảm xúc, chủ yếu phát triển thông qua: sự can thiệp của môi trường; củng cố và trừngphạt; và bắt chước, luyện tập.
Hệ quả của một hành vi liên quan trực tiếp đến mức độ căng thẳng của cá nhân,
vì nó có thể dẫn đến những hành động tích cực hoặc tiêu cực Lý thuyết điều kiện hóatạo tác nhấn mạnh rằng hành vi là kết quả của tác động lên môi trường Hành vi có thểđược củng cố bởi những phản hồi tích cực hay tiêu cực, trong khi đó trái lại, các hìnhthức trừng phạt sẽ làm giảm tần suất xuất hiện của hành vi Củng cố tích cực có nghĩa
là gia tăng tần suất hành vi bằng cách cung cấp phản ứng có lợi, trong khi củng cố tiêucực sử dụng phản ứng khó chịu để hạn chế hành vi
Khi xuất hiện sự trừng phạt, phản ứng không mong muốn xảy ra một cách ngẫunhiên và dần dần làm cho hành vi đó ít xuất hiện hơn Ví dụ, nếu một nhân viên bịlãnh đạo chỉ trích vì ý kiến trái chiều, họ có thể trở nên rụt rè hơn và dễ gặp căng thẳngtrong công việc Sự dập tắt chính là việc chấm dứt hoặc loại bỏ hành vi, dựa trên điềukiện hình thành phản xạ có điều kiện
Dù hành vi của nhân viên là tích cực hay tiêu cực, phản ứng từ lãnh đạo hoặcđồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hành vi đó Nếu phản hồi này mang tính chất tiêu cực
mà không được giải quyết, sẽ dẫn đến việc gia tăng áp lực và những hành vi khôngthích nghi sẽ càng xuất hiện nhiều hơn
Albert Bandura (1997) nhấn mạnh rằng mức độ căng thẳng của con người phụthuộc vào khả năng nhận thức về nhu cầu trong cuộc sống, ảnh hưởng từ môi trường
xã hội Những người nhận thức tốt thường học hỏi từ môi trường sống để quản lý sứckhỏe, do đó họ tham gia vào các hoạt động có lợi cho việc phục hồi sau stress(Bandura, 2004) [5] Ông đưa ra giả thuyết rằng hành vi dựa trên ba hệ thống khácnhau nhưng có tính tương tác: (1) sự kiện kích thích bên ngoài, (2) củng cố từ bênngoài, và (3) các quá trình nhận thức (Bandura, 1986) Sự tác động của các yếu tốngoại cảnh đến hành vi chủ yếu được chi phối bởi quá trình nhận thức; điều này ảnhhưởng đến cách nhìn nhận và giải thích các tác động từ môi trường Từ góc độ này,chức năng tâm lý là sự tương tác giữa ba yếu tố liên quan chặt chẽ: hành vi, quá trìnhnhận thức và các yếu tố môi trường trung gian
Bandura diễn đạt rằng các yếu tố cá nhân và môi trường không hoạt động riêngbiệt mà tương tác và định hình lẫn nhau Không thể xem bất kỳ cá nhân nào là nguồngốc độc lập của hành vi của họ Qua hành vi, cá nhân tạo ra các yếu tố trong môitrường, và điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ Những kinh nghiệm từhành vi cũng góp phần quyết định suy nghĩ, mong đợi và khả năng thực hiện của mộtngười, và chúng lại quay trở lại ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo (1977, tr 345) [7]
Trang 171.2.3.2 Theo tiếp cận Nhận thức
-Thuyết Nhận thức
Cơ sở lý luận của thuyết nhận thức chỉ ra rằng, những sai lệch về nhận thứchoặc tư duy sai lầm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và kéo dài các rối loạntâm lý Trong đó, các suy nghĩ phi chức năng bao gồm suy nghĩ không chính xác, suynghĩ không thực tế/khả thi, suy nghĩ không có ích
Trong khi lý thuyết học tập xã hội nhấn mạnh vai trò của các yếu tố ngữ cảnhảnh hưởng đến hành vi, lý thuyết nhận thức lại chú trọng vào các quá trình tâm lý nhưchú ý, trí nhớ, tri giác và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó có tác động đến cảm xúc vàhành vi của con người Ví dụ, khi gặp tình huống căng thẳng, nhận thức của một cánhân có xu hướng phóng đại nguy cơ đe dọa, dẫn đến những phản ứng cảm xúc vàhành vi tiêu cực hơn
Thuyết ABC về sự căng thẳng của Ellis [19]
Ellis khuyến khích các cá nhân xem xét những lời nhận định về bàn thân mà họ
đã nói và cân nhắc xem liệu chúng là hợp lý hay phi lý, qua đó đưa ra những bài tậpnhằm thay đỗi những suy nghĩ sai lệch Theo Ellis, những ý nghĩ và niềm tin lệch lạc,phi lý đó là:
–Quan niệm cần phải được mọi người yêu mến, tôn trọng khi tiếp xúc với mình.– Quan niệm rằng con người lúc nào cũng phái giỏi giang, có khả năng làm tốtnhững việc mình làm
–Quan niệm rằng sự bất hạnh của con người có nguyên nhân bên ngoài và conngười có ít hoặc không có khả năng kiểm soát sự đau buồn và sự lo âu của mình
– Quan niệm cho rằng quá khứ của một người là hoàn toàn quan trọng trongviệc quyết định hành vi hiện tại và nó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người đó
– Quan niệm cho rằng nếu có điều gì đó hoặc gây nguy hiểm hoặc gây sợ sệt thì
cá nhân nên thực sự quan tâm đến nó và nên chặn đứng khả năng xuất hiện của nó
– Quan niệm cho rằng cuộc sống sẽ là tai hoạ khi sự việc không đi đúng hướng
mà ta mong muốn
– Quan niệm rằng một số người nhất định nào đó có tính xấu xa, độc ác, hay tànbạo và những người làm điều xấu nhất định phải bị khiển trách hoặc trừng phạt
– Quan điểm cho rằng trốn tránh thì dễ dàng hơn là đối mặt với những khó khăn
và tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống
– Quan điểm cho rằng một người nên dựa vào những người khác và cần một ai
đó mạnh hơn bản thân để dựa vào họ
– Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những điều tồi tệ củacuộc sống
Ngoài ra, Ellis còn chỉ ra hai kiểu bóp méo nhận thức khác (dẫn theo Dryden &Mytton, 2005):
Trang 18- Tư duy cực điểm (All-or-non thinking): đôi khi suy nghĩ bị đẩy lên giới hạncao nhất của một cực.
- Cầu toàn (Perfectionism): đòi hỏi tới mức độ hoàn hảo đối với mọi việc, mọingười, mọi mối quan hệ
Những niềm tin phi lý trên đã gây nên những ứng xử không thích hợp như: suynghĩ tuyệt đối hoá theo kiểu hoặc tất cả, hoặc là không có gì; trầm trọng hoá, quantrọng vấn đề trước một thất bại không đáng kể, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân,người khác và xã hội; tự ám thị là mình không có khả năng chịu đựng thất bại; kháiquát hoá một cách vội vã, thái quá do chỉ dựa vào một, hai biểu hiện của sự kiện, hoàncảnh xảy ra với mình, và cuối cùng là có cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân
do tin rằng mình là kẻ không có khả năng gì Vì vậy, một người lao động có nhữngniềm tin phi lý như vậy sẽ dễ co xu hướng stress trong công việc hơn
Mô hình ABC (Thuyết Cảm Xúc Hành Vi Hợp Lý - Rational Emotive BehaviorTherapy – REBT của Ellis):
Một số sai lệch nhận thức cơ bản của Beck:
- Suy luận tùy tiện (Arbitraly inference): đưa ra kết luận mà không có bằngchứng xác thực
- Khái quát hóa có chọn lọc (Selective abstration): tiếp nhận tình huống dựatrên một số thông tin nào đó mà bỏ qua các thông tin khác
- Mở rộng thái quá (Overgeneralization): khái quát quy luật từ một/một vài sựkiện đơn lẻ
- Phóng đại (Magnification): nhìn nhận sự việc ở mức vượt quá ý nghĩa thực tế
Thuyết đánh giá nhận thức của Lazarus
Lazarus đã đề cập rằng, quá trình nhận thức là yếu tố ảnh hưởng đến phản ứngcủa cá nhân trước tình huống stress Quá trình nhận thức ấy có thể là một trong haiđiều sau: chỉ nhìn nhận sự đe dọa của tình huống hoặc đánh giá các nguồn lực cần thiết
Trang 19để giảm thiểu/loại bỏ tác nhân gây căng thẳng Cụ thể, quá trình này được chia làm haigiai đoạn: đánh giá sơ cấp và đánh giá thứ cấp [31].
Trong giai đoạn đánh giá sơ cấp, cá nhân có xu hướng đặt những câu hỏi như
“tình huống căng thẳng này có ý nghĩa gì?”, “Nó có thể ảnh hưởng đến tôi như thếnào?”, và ba câu trả lời điển hình cho những câu hỏi này có thể là: "Chuyện này khôngquan trọng lắm", "Chuyện này cũng tốt mà", "chuyện này thật kinh khủng"
Quá trình đánh giá thứ cấp là phân loại xem tình huống căng thẳng đó là mối đedọa, thách thức tích cực hay tổn thất nặng nề Nếu cá nhân coi tình huống là một mối
đe dọa thì sẽ có xu hướng tưởng tượng hậu quả xấu trong tương lai, ví dụ như bị đuổiviệc, bị trừ lương Nếu coi đó là một thử thách, cá nhân sẽ có động lực nghĩ cách giảiquyết vấn đề, từ đó phản ứng với căng thẳng theo hướng tích cực hơn Tuy nhiên, cánhân coi vấn đề khó khăn kia là thiệt hại có nghĩa là xác định mình đã gặp một tổnthương lớn, không may mắn, dẫn đến căng thẳng vì không cố gắng khắc phục
Quá trình đánh giá thứ cấp đôi khi diễn ra đồng thời với đánh giá sơ cấp Trênthực tế, có những lúc việc đánh giá thứ cấp trở thành nguyên nhân tạo ra đánh giá sơcấp Ví dụ, việc thốt ra những câu nói hoặc dòng chảy suy nghĩ như “Tôi có thể làmđược nếu tôi cố gắng hết sức”, “Tôi sẽ thử xem cơ hội thành công của mình thế nào”hoặc “Nếu cách này thất bại thì tôi sẽ thử cách khác” dẫn đến quá trình đánh giá thứcấp mang tính tích cực Ngược lại, những câu như “Tôi không thể làm được; Tôi biếtmình sẽ thất bại”, “Tôi sẽ không làm điều đó vì không ai tin rằng tôi làm được” và
“Tôi sẽ không thử vì cơ hội của tôi rất thấp” dẫn đến quá trình đánh giá thứ cấp theohướng tiêu cực, từ đó căng thẳng xuất hiện và kéo dài hơn
Trong trị liệu Nhận thức Hành vi (CBT), các nhà nghiên cứu xem xét các mốiquan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và các triệu chứng cơ thể của con người Đó
là sự kết hợp của liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi Tất cả những yếu tố này cóthể ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, theo thời gian, ta dễ bị mắc kẹt trong một vòngtròn luẩn quẩn, có thể kéo dài cảm xúc tiêu cực mà chúng ta đang cảm thấy [12] Khicon người có niềm tin sai lệch về bản thân hoặc thế giới xung quanh sẽ dần đến cảmxúc và hành vi tiêu cực, từ đó tạo ra hệ quả xấu cho sự việc ban đầu Từ hệ quả xấu đó,
cá nhân có xu hướng củng cố và tiếp diễn niềm tin sai lệch mới
1.2.3.3 Lý thuyết về năng lực bản thân
Lý thuyết năng lực bản thân do Albert Bandura phát triển vào năm 1986 Ôngcho rằng năng lực bản thân là khả năng mà mỗi cá nhân tự đánh giá dựa trên khả năngthực hiện và quản lý các nhiệm vụ để đạt hiệu quả tốt nhất Theo Bandura (1997), hiểubiết của con người là điều kiện cần thiết để áp dụng đánh giá về năng lực bản thân [30]
Trong khung lý thuyết nhận thức xã hội, năng lực bản thân liên quan chặt chẽđến tính cách và mức độ dễ bị tổn thương Một sự kiện có thể được coi là tiêu cực nếu
cá nhân cảm nhận như vậy Nếu một người cho rằng một tác động nào đó là mối đedọa, điều này sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực và dẫn đến căng thẳng Các tương tácgiữa cá nhân và môi trường xung quanh sẽ sinh ra các phản ứng sinh lý, tư duy, cảmxúc và hành vi Như vậy, năng lực bản thân có thể giải thích cho mức độ dễ bị tổnthương của cá nhân trong tình huống căng thẳng [30]
Trang 20Bandura (1986) còn cho rằng những đánh giá về năng lực bản thân phụ thuộcvào kinh nghiệm cá nhân, trạng thái sinh lý, cảm xúc cùng với sự hình thành và áp lực
từ xã hội Kinh nghiệm cá nhân có ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người, cũngnhư cách mà họ xử lý những tình huống mới Trải nghiệm thành công và thất bại trongquá khứ là yếu tố then chốt trong việc định hình nhận thức về năng lực bản thân.Những thất bại trước đó có thể dẫn đến cách nhìn nhận tiêu cực khi đối diện với tìnhhuống tương tự, làm giảm sự tự tin [30]
Phản hồi từ môi trường xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong cách cảmnhận năng lực bản thân Áp lực từ xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến chúng ta.Phản hồi tích cực có thể tăng cường sự tự tin, trong khi phê phán có thể gây ra cảmgiác tự ti Cách nghĩ của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và phản ứng
cơ thể của họ Nếu ai đó tự cho rằng mình kém năng lực, mức độ căng thẳng sẽ giatăng và khả năng phát triển sẽ bị hạn chế Ngược lại, những người tự đánh giá mình cókhả năng giải quyết công việc tốt sẽ quản lý căng thẳng hiệu quả hơn và cải thiện chấtlượng cuộc sống [30]
1.2.3.4 Lý thuyết Kiểm soát thách thức công việc (Job Demand Control - JDC)
Mô hình kiểm soát thách thức công việc là một lý thuyết nổi tiếng giải thích đặcđiểm công việc ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của nhân viên (Karasek & Theorell,1990) Theo Mô hình kiểm soát thách thức công việc (JDC) bao gồm hai yếu tố, thứnhất là những đòi hỏi từ công việc, thứ hai là cách kiểm soát công việc Hai yếu tố này
có khả năng dự đoán mạnh mẽ về mức độ hạnh phúc cũng như căng thẳng của nhânviên (ví dụ: tình trạng kiệt sức hoặc sự gắn kết mối quan hệ liên cá nhân) Về nhữngthách thức từ công việc, tác giả cho rằng điều này bao gồm các yếu tố khác quan như
áp lực thời gian, xung đột vai trò, tính dễ tổn thương của thể chất và cảm xúc, yêu cầuchuyên môn, khối lượng công việc Hay nói cách khác, thách thức từ công việc liênquan đến sự thiếu hụt hoặc không có những tiềm năng thuận lợi để hỗ trợ cá nhân Thứhai, khả năng kiểm soát công việc liên quan đến sự tự chủ của cá nhân, bao gồm kỹnăng quản lý, sắp xếp, kiểm soát thời gian, phương pháp giải quyết công việc Nếu cánhân vận dụng tốt những kỹ năng nêu trên thì sẽ đáp ứng dễ dàng hơn thách thức, khókhăn khách quan và giảm nguy cơ stress [4]
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, yếu tố liên quan đến công việc được coi là tácnhân gây căng thẳng hay không tùy thuộc vào cách mỗi người nhận thức chúng [16].Cách đánh giá trong nhận thức sẽ ảnh hưởng đến cách kiểm soát công việc tại nơi làmviệc Xét theo khía cạnh chủ quan, mô hình cho rằng nhân viên có thể quản lý nhữngyếu tố gây căng thẳng này thông qua việc sử dụng kỹ năng cá nhân, cho phép họ giànhđược quyền tự chủ và kiểm soát công việc của mình (Karasek & Theorell, 1990) [4]
Mô hình cũng chỉ ra khi nhân viên có kỳ vọng về công việc cao sẽ xuất hiệncăng thẳng nhiều hơn Không chỉ vậy, nếu cá nhân không biết kiểm soát công việc vàphát triển chất lượng mối quan hệ đồng nghiệp/lãnh đạo, căng thẳng cũng dễ xuất hiện
Mô hình JDC hoạt động khi nhân viên vận dụng các nguyên tắc sau:
- Giành quyền kiểm soát công việc
Trang 21- Yêu cầu/nhận được sự hỗ trợ từ người giám sát, đồng nghiệp: Khi cá nhân cónhững tương tác xã hội hữu ích thì đây được coi như một cơ chế ứng phó giúp giảmbớt căng thẳng.
- Tăng cường sức khỏe tâm lý: Nhân viên có thể ứng phó tốt với căng thẳngtrong công việc khi họ có sức khỏe thể chất và tâm lý tốt Những nhân viên có xuhướng lạc quan và cảm nhận năng lực bản thân phù hợp thực tế sẽ quản lý căng thẳngtốt hơn vì họ tin rằng mình có khả năng chống đỡ với tác nhân tiêu cực trong công việc(Rubino và cộng sự, 2012)
1.2.4 Đặc điểm lâm sàng của stress
- Đau nhức và căng các nhóm cơ Khi căng thẳng khởi phát đột ngột, các cơcăng lên cùng lúc và được giải phóng sau khi căng thẳng qua đi Căng thẳng mãn tínhkhiến các cơ ở trạng thái "đề phòng" liên tục (APA, 2023) [2]
- Đau vùng ngực và tăng nhịp tim: tình trạng căng thẳng cấp tính, nhất thời sẽlàm tăng nhịp tim và co bóp mạnh hơn, đồng thời sản sinh các hormone gây căngthẳng (adrenaline, noradrenaline và cortisol) (APA, 2023) [2]
- Mất ngủ
- Dễ cảm lạnh và nhiễm trùng
- Mất ham muốn và/hoặc giảm hứng thú tình dục
- Run rẩy, ù tai, tay chân lạnh hoặc ra mồ hôi
- Khô miệng và khó nuốt
+Dễ cảm thấy choáng ngợp, cảm giác khó kiểm soát
+Gặp khó khăn trong việc thư giãn
Trang 22+Thu mình, rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội.
- Các triệu chứng nhận thức của căng thẳng
+Thường xuyên lo lắng, tiên đoán xấu về tương lai
+Có xu hướng suy nghĩ suy diễn một cách thiếu căn cứ
+Hay quên, thiếu logic trong suy luận
+Giảm khả năng tập trung, lên kế hoạch và giải quyết vấn đề
+Bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của sự việc
- Các triệu chứng hành vi của căng thẳng
+Không ăn hoặc ăn quá nhiều một cách mất kiểm soát
+Có xu hướng trì hoãn và trốn tránh trách nhiệm
+Có xu hướng lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá hoặc các chất kích thích
+Một số hành vi rập khuôn thể hiện lo lắng như cắn móng tay, đi lại nhiều
1.2.5 Một số yếu tố bảo vệ/nguy cơ với stress công việc
1.2.5.1 Lòng tự trọng
Lòng tự trọng (self-esteem) là một trong những khái niệm được nghiên cứu phổbiến trong tâm lý học xã hội (Baumeister 1993; Mruk 1995; Wells & Marwell 1976;Wylie1979) và được coi như một phần của sự tự nhận thức [6] Đây là cách mà một cánhân đánh giá toàn diện về chính mình (Gecas 1982; Rosenberg 1990; Rosenberg et al.1995) Nó bao gồm hai yếu tố cơ bản là năng lực và giá trị (Gecas 1982; Gecas &Schwalbe 1983) Yếu tố năng lực hướng đến sự cảm nhận của cá nhân về khả năng vàhiệu suất trong việc đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ Khía cạnh giá trị liênquan đến cảm giác của cá nhân về sự có giá trị của mình, bao gồm cả niềm tự hào vàtôn trọng bản thân [6]
Trong môi trường làm việc, lòng tự trọng thấp có thể dẫn đến hành vi hunghăng, thù địch và xu hướng không tuân thủ, các hành vi này thường không phù hợp vớibối cảnh làm việc (Orth et al., 2010; Twenge & Campbell, 2009) Những người cólòng tự trọng thấp có thể hành xử theo cách tiêu cực đến mức làm trầm trọng vấn đềgốc rễ nhằm khẳng định lại hình ảnh bản thân và thể hiện quyền lực đối với tình huống(Baumeister và cộng sự; Miller, 2001; Tedeschi, 2001) Trái lại, những nhân viên có ýthức cao về giá trị bản thân và cảm thấy thuộc về nơi làm việc sẽ ít hơn khả năng viphạm quy định của công ty
Trong nghiên cứu của Sánchez (2014), tác giả chỉ ra rằng thiếu thành tích cánhân là nguyên nhân gây ra lòng tự trọng thấp và mất động lực, dẫn đến mệt mỏi vàkiệt sức Tình trạng kiệt sức xảy ra do căng thẳng kéo dài, khiến cá nhân không thể đạtđược thành tích trong công việc, tạo thành một vòng luẩn quẩn Sự kiệt sức khiến conngười cảm thấy không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ, làm giảm lòng tựtrọng và nhiệt huyết với công việc
Lòng tự trọng cũng được Maslow đề cập trong Tháp nhu cầu (AbrahamMaslow, 1943) với một cách tiếp cận cụ thể Maslow coi lòng tự trọng là yếu tố cốt lõi
Trang 23trong kim tự tháp nhu cầu của ông, phản ánh động lực của con người Ông phân loạilòng tự trọng thành hai khía cạnh: sự tôn trọng từ người khác (nhận thức và chấp nhận)
và lòng tự trọng nội tại Hai khía cạnh này bao gồm lòng tự trọng bên ngoài, biểu thịmong muốn được công nhận và tôn trọng từ người khác và lòng tự trọng nội tại thểhiện sự tự đánh giá tích cực với cảm giác có năng lực và giá trị Việc thỏa mãn nhữngnhu cầu này rất quan trọng cho hạnh phúc Lòng tự trọng cao thúc đẩy động lực, hạnhphúc cảm xúc và các mối quan hệ lành mạnh, trong khi thiếu hụt về lòng tự trọng cóthể dẫn đến lòng tự trọng thấp, cản trở thành tích và góp phần vào các vấn đề sức khỏetâm thần Theo đó, lòng tự trọng, như Maslow đã nhấn mạnh, là nền tảng để chúng taphát huy tiềm năng tối đa
1.2.5.2 Các yếu tố liên quan đến cơ cấu tổ chức
Một số yếu tố khách quan tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng.Nổi bật và phổ biến hơn là cả yếu tố về chuyên môn, thời gian làm việc, cơ hội pháttriển, chế độ đãi ngộ, mối quan hệ liên cá nhân, văn hóa cơ quan [32]
- Yếu tố chuyên môn: bao gồm các công việc, nhiệm vụ khó khăn, nằm ngoàitầm kiểm soát, quá nhiều nhiệm vụ phải làm hoặc không được đưa ra các quyết địnhchuyên môn
- Thời gian làm việc: cứng nhắc, làm ngoài giờ, ít được giao lưu xã hội, đượcthông báo đi làm một cách bất ngờ, phải làm thêm ngoài giờ tại nhà mà không được hỗtrợ chuyên môn và lương thưởng
- Cơ hội phát triển và chế độ đãi ngộ: công việc ít cơ hội thăng tiến, giá trị xãhội thấp, đánh giá lương thưởng thiếu tính rõ ràng hoặc không công bằng
- Mối quan hệ liên cá nhân: quản lý và lãnh đạo ít hỗ trợ nhân viên, chất lượngmối quan hệ đồng nghiệp kém, môi trường bạo lực và phán xét, cô đơn
1.2.5.3 Các yếu tố về lối sống
Những thay đổi về hành vi của cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày (giảm thờigian giải trí, thu mình khỏi tương tác xã hội, chu trình sinh hoạt hoạt đảo lộn) lànguyên nhân làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng Một nghiên cứu trên các bệnhnhân tuổi trưởng thành chỉ ra rằng các hoạt động duy trì lối sống lành mạnh (tập thểdục, ngủ, được hỗ trợ xã hội, phục hồi và tự chăm sóc) có ảnh hưởng đáng kể với căngthẳng hơn là các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính, việc làm, tình trạng hôn nhân vàtrình độ học vấn) Sự thiếu hụt khả năng tự phục hồi thông qua các hoạt động bao gồm
cả giấc ngủ là nguy cơ dẫn đến gia tăng của căng thẳng mãn tính và bệnh tâm thần [8]
1.2.5.4 Yếu tố nhân cách
Xu hướng nhân cách là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến tình trạngcăng thẳng trong công việc Sau đây là một số yếu tố phổ biến
Xu hướng đảm nhiệm quá nhiều công việc
Những các nhân có trách nhiệm cao thường làm nhiều việc cùng một lúc vàkhông nhận ra nguy cơ vượt quá giới hạn năng lực dẫn đến quá tải Điều này dễ giatăng sự căng thẳng trong công việc
Trang 24Xu hướng tham vọng cao
Những người phấn đấu có tính cạnh tranh và quyết tâm cao thường có thamvọng lớn Các cá nhân ít muốn nhờ giúp đỡ của người khác, dẫn đến dễ kiệt sức khitheo đuổi mục tiêu vượt quá sức mình Hơn nữa, việc đặt mục tiêu phấn đấu quá cao
và không chấp nhận sự can thiệp của người khác cũng khiến stress cao hơn Trong mộtnghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và stress công việc, tác giả cho biết ngườimuốn có quyền lực thì có mức độ căng thẳng cao hơn bình thường [41]
Xu hướng làm hài lòng người khác
Các cá nhân thường cảm thấy tội lỗi khi từ chối điều gì đó Họ gạt bỏ nhu cầu
và lợi ích bản thân, đặt lợi ích của người khác lên ưu tiên Xu hướng này dẫn đếnnhiều cảm xúc tiêu cực như oán giận, kiệt sức sau khi đảm nhiệm quá nhiều việc
Xu hướng trì hoãn
Người lao động có xu hướng đánh giá thấp điều kiện thuận lợi để hoàn thành(bao gồm năng lực, môi trường, sự giúp đỡ) thường rời công việc của ngày hôm naysang ngày hôm sau Khi thời hạn không còn, tinh thần dễ trở nên hoảng loạn, lo lắng,
từ đó giảm tốc độ xử lý công việc và gây ra stress
Xu hướng tự phán xét và chỉ trích
Người làm việc tập trung quá nhiều vào những thiếu sót của bản thân có thể dẫnđến nguy cơ tự đặt ra tiêu chuẩn khó đạt được Kết quả là, cá nhân tự nghi ngờ nănglực bản thân và stress gia tăng Điều này cũng liên quan đến nhu cầu hoàn hảo trongcông việc
Xu hướng lo lắng
Điều này thường thể hiện ở những người cầu toàn, thường lo lắng về nhữngviệc mình đã làm hoặc kết quả công việc trong tương lai Nếu không có kỹ năng ứngphó để tự đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực thi đây là yếu tố cản trở năng suất làmviệc, dẫn đến tình trạng stress nhiều hơn
1.2.6 Các mô hình ứng phó với stress
Lazarus và Folkman (1984) chia ra hai loại ứng phó cơ bản: ứng phó tập trungvào giải quyết vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc [8]
Trong cách ứng phó tập trung vào vấn đề, một người cố gắng quản lý hoặc đưa
ra phương pháp giải quyết khó khăn mình đang gặp phải (tức là tác nhân gây căngthẳng) Các chiến lược được sử dụng tương tự như khi giải quyết vấn đề hàng ngày,bao gồm xác định vấn đề, liệt kê các giải pháp khả thi, cân nhắc chi phí nếu có và lợiích/khó khăn của các giải pháp, sau đó lựa chọn một một cách dễ nhất để tiến hành(Lazarus & Folkman, 1984) [12]
Ngược lại, cách ứng phó tập trung vào cảm xúc bao gồm việc cố gắng giảm bớtnhững cảm xúc tiêu cực liên quan đến căng thẳng Cách thức này được thực hiện bằngtránh né, tối thiểu hóa vấn đề, cố tìm ra điều gì đó tích cực trong tình huống căngthẳng để tự an ủi bản thân Trong một số trường hợp, cách ứng phó này được thực hiện
Trang 25theo kiểu đánh giá lại sự việc, từ đó mỗi tác nhân gây stress được hiểu theo nghĩa khácnhau (đôi lúc có phần mang tính tự lừa dối) nhưng không làm thay đổi mức độ đe dọakhách quan của nó (Lazarus & Folkman, 1984) Vậy nên, việc ứng phó tập trung vàocảm xúc được coi là cách giải quyết các triệu chứng ngọn hơn là giải quyết nguyênnhân gốc thực sự [12].
Cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề được lựa chọn nhiều hơn khi cánhân gặp phải tình huống mà họ cho rằng có thể kiểm soát được, trong khi cách ứngphó tập trung vào cảm xúc chiếm ưu thế hơn khi họ đối mặt với những điều không thểtác động (Lazarus, 1980) Vì vậy, theo hướng tích cực, cách ứng phó tập trung vào cảmxúc sẽ hiệu quả hơn trong việc giải quyết những tác nhân mang tính không thể thay đổiđược Ví dụ, nếu vào lúc nửa đêm, bạn chợt nhớ ra hạn nộp deadline một bài báo cáodài tối thiểu 40 trang vào sáng mai, có lẽ tốt hơn hết bạn nên nhận ra bất khả thi củatình huống này, nếu chỉ áp dụng cách tiếp cận tập trung vào giải quyết vấn đề bằngcách cố gắng hoàn thành nó này sẽ dẫn đến lo lắng và thậm chí căng thẳng hơn [12]
Có nhiều tài liệu về chiến lược ứng phó stress công việc hiệu quả Dựa trên tiếpcận nhận thức và hành vi, có thể kể đến một số cách thức điển hình sau [40]:
- Nâng cao kỹ năng nhận thức, giải quyết vấn đề
Thiết lập danh sách việc cần làm, thời hạn hoàn thành cũng như cách giải quyếtkhó khăn nhằm giảm stress khi gần đến thời hạn hoàn thành Kỹ năng này giúp cá nhângiảm sự choáng ngợp khi có quá nhiều nhiệm vụ phải làm, hoặc đối mặt khó khăn củanhiệm vụ ấy Cá nhân cần luyện tập kỹ năng này, chọn nhiệm vụ đơn giản nhất để thựchiện trước, có thể chia thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để Một vài cá nhân có xu hướnglàm nhiều việc cùng một lúc dễ tăng mức độ căng thẳng và thất vọng khi không hoànthành được việc hoặc kết quả không như mong muốn
- Nâng cao lịch trình nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh
Người lao động có thể áp dụng một số hoạt động nhằm kích hoạt động lực hànhđộng như đi dạo trong không khí trong lành, ăn món ngon, tập thể dục thường xuyên,
và quan trọng không kém là duy trì thói quen ngủ đủ giấc Giấc ngủ rất cần thiết cho cảsức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta Việc không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởngđến trí nhớ và khả năng tập trung giải quyết vấn đề Tập thể dục vừa phải nhưngthường xuyên mỗi ngày giúp chúng ta cảm thấy bình tĩnh hơn và tăng cường sức khỏe
- Giữ kết nối
Sự hỗ trợ của một mạng lưới xã hội tốt là rất quan trọng Cá nhân cần dành thờigian để phát triển các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, cởi mở với họnhiều hơn về cảm xúc để giải tỏa áp lực công việc/gia đình và nhận được sự hỗ trợ
1.2.7 Liệu pháp Nhận thức - Hành vi trong can thiệp stress
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp cá nhân loại bỏ hành vi tiêu cực và tựsửa chữa niềm tin sai lầm, từ đó thúc đẩy thuận lợi cho kỹ năng ứng phó, giảm thiểucác rối loạn liên quan đến stress và tăng cường sức khỏe tâm thần [25] Cụ thể, CBTgiúp cá nhân xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ tự động tiêu cực có ảnh hưởng đếnhành vi và cảm xúc của họ Khi rơi vào tình huống stress, một số cá nhân có xu hướng
Trang 26tư duy cân bằng để cải thiện khả năng ứng phó với stress Nguồn gốc của CBT bắtnguồn từ việc áp dụng các nguyên tắc lý thuyết học tập, điều hòa cổ điển và điều kiệnhóa tạo tác [25].
Cho đến nay, liệu pháp CBT là phương pháp trị liệu tâm lý được nghiên cứunghiêm túc đối với nhiều loại rối loạn tâm thần, các phân tích tổng hợp, các thửnghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mang lại hiệu quả lớn trong điều trị rối loạn lo âu,trầm cảm và mất ngủ Các phân tích tổng hợp chỉ ra rằng CBT cũng là một phươngpháp điều trị đầy hứa hẹn để giảm căng thẳng ở người dân lao động [25]
- Giáo dục tâm lý:
Bắt đầu quá trình trị liệu bằng giáo dục tâm lý về căng thẳng, yếu tố tiêu cực vàtích cực của stress cũng như các kiểu hành vi không lành mạnh Điều quan trọng lànhà tâm lý cần giải thích tính bình thường hóa các phản ứng tâm lý và sinh lý khi gặpstress bởi khi cá nhân có niềm tin tiêu cực về căng thẳng sẽ dễ suy diễn, tự dự đoáncác hậu quả xấu xảy ra một cách vô lý
- Liệu pháp nhận thức:
Các kỹ thuật của liệu pháp CBT có thể giúp các cá nhân nhận biết và điều chỉnhkiểu suy nghĩ tiêu cực liên quan đến yếu tố gây căng thẳng, hướng dẫn họ cách ứngphó hiệu quả hơn và cách quản lý cảm xúc tiêu cực [23]
Nhận thức tiêu cực về bản thân và có lòng tự trọng thấp trong công việc có thểcản trở hiệu suất làm việc và ngăn cản nhân viên hòa đồng với mọi người Hơn nữa,CBT còn giúp các cá nhân cải thiện lòng tự trọng bằng cách giải quyết những suy nghĩ
tự phê bình bản thân và thúc đẩy hình ảnh cá nhân theo hướng lành mạnh hơn, dẫn đến
sự tự tin và tăng hiệu suất công việc tốt hơn [23] Do đó, mục tiêu trị liệu là xác địnhnhững ý niềm tin cơ bản và ý nghĩ tự động tiêu cực; Điều chỉnh cho niềm tin và ý nghĩtích cực hơn, hữu ích hơn
+ Giáo dục tâm lý:
● Cung cấp kiến thức về mối quan hệ giữa ý nghĩ, cảm xúc và hành vi
● Nhận diện suy nghĩ tự động, lỗi nhận thức
sự kiện, Kết nối giữa những suy nghĩ và cách họ cảm nhận về sự kiện đó
● Đánh giá mức độ chính xác, hợp lý, hữu ích của từng suy nghĩ
● Đánh giá hệ quả về cảm xúc và hành vi của các suy nghĩ tự động đó.+ Huấn luyện kỹ năng liên cá nhân
Trang 27● Kỹ năng giao tiếp (communication training)
Các chiến lược giao tiếp tích cực khi căng thẳng được nhà tâm lý hướng dẫn vàthực hành bao gồm chiến lược tự khẳng định (kỹ năng truyền đạt rõ ràng nhu cầu, ýkiến), chiến lược đưa ra lời nhận xét cũng như lắng nghe ý kiến người khác, kỹ năngchia sẻ công việc và đưa ra nhu cầu được giúp đỡ với đồng nghiệp để giảm khối lượngcông việc cũng như tăng chất lượng tương tác mối quan hệ Hơn nữa, TC cần xác định
xu hướng nhận thức và mô hình hành vi không thích nghi liên quan đến căng thẳngcủa họ về các mối quan hệ xã hội, bởi điều này được cho là nguyên nhân khởi phát vàduy trì các triệu chứng stress
CBT trang bị cho các cá nhân kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề để giảiquyết xung đột tại nơi làm việc Bằng cách tập trung vào việc thay đổi các kiểu suynghĩ tiêu cực và thúc đẩy các chiến lược giao tiếp giữa các cá nhân hiệu quả, góp phầntạo nên một môi trường làm việc hài hòa hơn [36]
● Kỹ năng xã hội (social skill training)
Tìm kiếm, thực hành và tích hợp các kỹ năng xaxhooij để TC tự tin khi sử dụng.Các kỹ năng xã hội bao gồm quyết đoán, giao tiếp, tạo lập mối quan hệ thân thiết; kỹnăng duy trì giao tiếp bằng mắt, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hiểu sự cân bằng của cho đi
và nhận lại
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving)
Hướng dẫn TC đặt ra các mục tiêu thực tế và có thể đạt được (Goal Setting andAchievement) nhằm nâng cao động lực và năng suất tại nơi làm việc TC có thể chianhỏ các nhiệm vụ lớn hơn thành các bước nhỉ có thể quản lý được và giải quyết chúng,điều này cũng giúp các cá nhân có thể cải thiện sự tập trung và kiên trì theo đuổi cácmục tiêu nghề nghiệp
Do quá trình sản sinh hormone stress khi áp lực, cá nhân suy giảm khả nănggiải quyết vấn đề vì không còn sự tập trung và lên kế hoạch tốt Vì vậy, giáo dục TC
về kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ thuật cần thực hiện để nâng cao nhận thức
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Liệt kê tất cả các giải pháp có thể
Bước 3: Liệt kê ưu và nhược điểm của từng giải pháp
Bước 4: Chọn một giải pháp dễ thực hiện nhất
Bước 5: Thực hiện giải pháp
Bước 6: Đánh giá kết quả và chọn sang giải pháp khác nếu cần
- Liệu pháp Hành vi:
+ Tự theo dõi (Self-monitoring)
TC được hướng dẫn hằng ngày theo dõi một cách chi tiết các sự kiện hay nhữngphản ứng tâm lý liên quan đến tình huống căng thẳng Bằng cách này ta có thể pháthiện các mẫu hành vi liên quan một cách thiết thực đến những vấn đề stress của TC
Trang 28Một sự lựa chọn khác là yêu cầu TC đóng vai một tình huống Phương pháp nàythích hợp với việc đánh giá các vấn đề liên nhân cách, trong đó nhà trị liệu vào vaingười mà TC đang cảm thấy có vấn đề với họ Đóng vai cung cấp cho nhà trị liệu mộtmẫu hành vi có vấn đề, cho dù là dưới một tình huống có phần không tự nhiên đi nữa.Nếu nhà trị liệu đang đánh giá một cặp đôi TC, họ sẽ được yêu cầu thảo luận về nhữngvấn đề cho sẵn, việc này giúp nhà trị liệu quan sát tận mắt mức độ kĩ năng liên cá nhân
và khả năng giải quyết xung đột của họ
+ Các kỹ thuật sinh học: nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí (rest, relaxation, leisure)
Kỹ thuật thư giãn nhằm giảm căng thẳng đã được chứng minh có hiệu quả trongviệc làm giảm căng cơ và tỷ lệ mắc một số triệu chứng liên quan đến stress Với những
cá nhân mắc chứng đau, hoạt động giảm căng thẳng giúp cải thiện tâm trạng và chứcnăng sinh hoạt hàng ngày Các bài tập thư giãn có cấu trúc giúp giảm triệu chứng căngthẳng, giảm nhịp tim và nhịp thở, thư giãn các cơ (APA, 2023) [2] Do đó, hướng dẫncách thư giãn giúp TC ứng phó với các triệu chứng cơ thể và tâm lý căng thẳng Hítthở 4 thì là một trong những bài tập thư giãn hiệu quả và đơn giản
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Work-Life Balance) là điều mà chúng
ta bắt đầu nghe nhiều trên các phương tiện truyền thông trong thập kỷ qua và việcngăn chặn tình trạng kiệt sức là vô cùng quan trọng CBT có thể giúp các cá nhân thiếtlập và duy trì ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân Bằng cách giải quyếtnhững kiểu suy nghĩ không lành mạnh có thể dẫn đến làm việc quá sức hoặc bỏ bê thờigian cá nhân, nhân viên có thể đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộcsống và giảm nguy cơ kiệt sức
Để cải thiện khả năng phục hồi trước căng thẳng, nhà tâm lý hướng dẫn cho TC
về sự cân bằng giữa ba loại hoạt động Đó là, hoạt động thường ngày: những việc làmduy trì nhu cầu sinh tồn (ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân), những hoạt động cần thiết: hoạtđộng ta thực hiện để giảm thiểu hậu quả tiêu cực, hoạt động thú vị: hoạt động mà tathích làm (dựa theo sở thích cá nhân mối người)
Một trong những nguyên nhân dẫn đến stress là do không thực hiện những hoạtđộng lành mạnh, không có/ít liên hệ xã hội Khi cá nhân thực hiện những hành vikhông/ít lành mạnh như ở nhà (xem tivi, xem phim, lướt mạng, chơi game) thìkhông/ít nhận được củng cố tích cực
- Nhà tâm lý cùng TC lựa chọn hoạt động yêu thích và khích lệ, tạo cho TC cảmgiác có thể thực hiện được
- Lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động đó
- Khen ngợi những cố gắng và thành công của họ
- Để TC nói lên cảm nhận của họ khi tham gia hoạt động đó
- Nếu có khó khăn, giúp TC nhận diện nguyên nhân của khó khăn và cùng TCbàn bạc cách tháo gỡ
1.2.8 Điều kiện tâm lý thuận lợi trong công việc
Theo một nghị quyết quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1975),công việc không chỉ duy cuộc sống mà còn tạo cơ hội để nâng cao sức khỏe của ngườilao động, cho họ thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi và giải trí, cho phép họ phục vụ xã hội
Trang 29và thỏa mãn bản thân bằng cách phát triển năng lực của mình Những nguyên tắc nàycũng được đặt ra ngay từ năm 1963 trong một báo cáo của Viện Tavistock London (Tàiliệu số T813), bao gồm những hướng dẫn chung sau đây về thiết kế công việc tốt [14]:
- Công việc phải có yêu cầu hợp lý về sức chịu đựng
- Cá nhân phải có cơ hội tiếp tục học tập
- Cá nhân có quyền tự quyết trong một lĩnh vực nào đó trong công việc
- Cá nhân được hỗ trợ và công nhận tại nơi làm việc
- Cá nhân có cơ hội sử dụng năng lực của mình để phục vụ đời sống và xã hội
- Môi trường làm việc tạo cơ hội thăng tiến và phát triển công việc
1.3 Các phương pháp đánh giá và can thiệp
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Cách tiến hành bao gồm các quá trình: thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
hệ thống kiến thức từ các nghiên cứu về stress Các nguồn thông tin lấy trong giáotrình, báo, tạp chí khoa học hoặc các nội dung được đăng tải trên các trang web uy tín
- Quan sát các biểu hiện của TC trước, trong và sau buổi trị liệu
- Ghi lại những chi tiết đáng lưu ý
1.3.3 Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
1.3.2.1 Mục đích
- Lắng nghe những chia sẻ, muộn phiền của TC
- Xác định mong muốn, nhu cầu của TC
Trang 30- Đánh giá nhận thức, cảm xúc và hành vi, đặc điểm nhân cách, đồng thời đưa
ra giả thuyết, đánh giá vấn đề của TC
- Hỗ trợ tâm lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp
1.3.2.2 Cách tiến hành
- Tạo bầu không khí cởi mở, thoải mái và tin cậy, giữa HV - TC, giới thiệuthông tin nghề nghiệp cá nhân, nguyên tắc bảo mật thông tin, xác định mục đích chungcủa các buổi trị liệu tâm lý
- Lắng nghe lý do thăm khám, câu chuyện và các vấn đề liên quan, làm rõ bứctranh tâm lý bên trong của TC, phác họa mô hình vấn đề của họ
- Xác định cảm nhận, nhu cầu trị liệu của TC thông qua quá trình hỏi chuyện,xác định cái nhìn chủ quan và mong muốn về vấn đề của họ
- Xác định các điểm mạnh và cả những năng lực tâm lý - xã hội của TC, ápdụng điểm mạnh nhằm thiết lập kỹ năng ứng phó để giải quyết các vấn đề
1.3.4 Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo
1.3.4.1 Trắc Nghiệm Lo Âu – Trầm Cảm – Stress (Dass 42)
Mô tả nguồn gốc
Trắc nghiệm đánh giá Lo âu – Trầm cảm - Stress là bảng hỏi tự đánh giá đượctác giả P Lovibond (người Úc) xây dựng năm 1995 DASS là một bộ gồm ba lĩnh vực
tự đánh giá được thiết kế để đo các trạng thái cảm xúc tiêu cực của Trầm cảm, Lo âu
và Stress, dành cho người trưởng thành và trẻ thanh thiếu niên từ 17 tuổi trở lên trongmột tuần qua Phiên bản gốc gồm 42 câu hỏi, cho mỗi tiểu thang 14 câu
Xử lý kết quả bằng cách tính tổng số điểm của các mục mà người bệnh đánhdấu theo từng bộ lo âu – trầm cảm – stress theo Mã ở cột ngoài cùng bên phải; trong
đó ký hiệu “A” là “Lo âu”; ký hiệu “D” là “Trầm cảm” và ký hiệu “S” là “Stress”.Tiến hành đối chiếu điểm số của mỗi tiểu thang lên bảng tham chiếu
Bảng tham chiếu mức độ lo âu – trầm cảm - stress
Mức độ Điểm Kết quả Điểm Kết quả Điểm Kết quả
Mục đích: TC mô tả nhiều triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress
Do đó, HV thực hiện thang Dass để đánh giá mức độ của ba yếu tố này
Trang 311.3.4.2 Trắc nghiệm đánh giá nhân cách MMPI
Mô tả nguồn gốc
Trắc nghiệm đánh giá nhân cách Minnesota (Minnesota Multiphasic PersonalityInventory - MMPI) là một trắc nghiệm đánh giá nhân cách rất phổ biến trên thế giới,được Starke R Hathaway và J.C McKinley xây dựng từ những năm 1939 tại trườngĐại học Minnesota (Mỹ), được xuất bản lần đầu năm 1943 MMPI được thiết kế như
là một thước đo tâm lý/cấu trúc nhân cách của người lớn và là một công cụ hữu hiệu
để giúp chẩn đoán các rối loạn về sức khoẻ tâm thần Phiên bản đầu tiên gồm 567 câu,phiên bản rút gọn được nghiên cứu và sửa đổi năm 1989 giúp giảm bớt số lượng câuhỏi xuống 368 câu mà không làm thay đổi cấu trúc và ảnh hưởng đến hiệu quả của trắcnghiệm Hiện nay, MMPI đã có bản rút gọn 71 câu
Mục đích: HV sử dụng nhằm đánh giá xu hướng nhân cách của TC, xem xétcách nhìn nhận vấn đề chung của TC như thế nào Hơn nữa, điều này cũng giúp nhìnnhận yếu tố tính cách ảnh hưởng đến tình trạng stress của TC
MMPI đánh giá các vấn đề nhân cách của người bệnh thông qua 10 thang lâmsàng gồm: thang Nghi bệnh, thang Trầm cảm, thang Phân ly, thang Biến đổi nhân cách,thang Bệnh lý giới tính, thang Hoang tưởng, thang Suy nhược tâm thần; thang Tâm
thần phân liệt, thang Hưng cảm và thang Hướng nội xã hội Ngoài ra MMPI còn có 3
thang hiệu lực gồm: Thang chân thật, Thang tin cậy và Thang điều chỉnh để cung cấpthêm thông tin cho nhà lâm sàng và để hiệu chỉnh các thang lâm sàng chính
Xử lý kết quả
- Cộng điểm theo 13 thang lâm sàng, cùng phía tính 1 điểm; khác phía 0 điểm
- Đưa điểm thô của 13 thang lâm sàng lên phần điểm thô của Bảng diễn đồ
- Tính giá trị tuyệt đối của điểm thô F-K để lấy điểm tin cậy Nếu giá trị {F – K}
≤ 11: kết quả đáng tin cậy
- Hiệu chỉnh thêm điểm K lên thang Hs (0,5K), Pd (0,4K), Pt (1K), Sc (1K), Ma(0,2K)
- Tính điểm sau hiệu chỉnh
- Đưa điểm đã hiệu chỉnh của 13 thang lâm sàng lên Bảng diễn đồ nam và nữ
- Đọc kết quả
Cách đọc kết quả, diễn giải và trả kết quả:
- Nếu điểm T trong giới hạn 50 ± 10: giới hạn bình thường
- Nếu 60 < T ≤ 70: mức độ ranh giới
- Nếu T > 70 hoặc T < 30: dấu hiệu bệnh lý
- Nếu T ≥ 80: cao rõ rệt, có giá trị trong lâm sàng
1.3.4.3 Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ (PSQI)
Mô tả thang đo
Trắc nghiệm đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep QualityIndex - PSQI) được Buysse DJ và các cộng sự xây dựng tại Mỹ năm 1989 để đánh giáchất lượng giấc ngủ trong vòng một tháng trở lại và để phân biệt giữa giấc ngủ tốt và
Trang 32theo các mức độ xuất hiện tăng dần của các triệu chứng, được người bệnh tự đánh giátrong 1 tháng qua.
Các bước thực hiện
+ Trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lý cần quan sát thái độ, biểuhiện và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnh thực hiện đúng theo hướngdẫn, hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất
+ Xử lý kết quả: Tiến hành đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng cách đối chiếuđiểm số của người bệnh lên bảng phân loại mức độ chất lượng giấc ngủ (Phụ lục)
Bảng tham chiếu mức độ chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ tốt 0 – 4
Chất lượng giấc ngủ suy giảm ≥ 5
Mục đích: TC than phiền về chất lượng giấc ngủ kém, mất nhiều thời gian để đivào giấc ngủ Do đó, HV đánh giá các yếu tố xung quanh giấc ngủ của TC như giờ lêngiường, các triệu chứng cơ thể như đau, lạnh, nóng, khó thở, v.v
Cách tiếp cận: Thang đánh giá chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh được phát triểnvới một số mục tiêu: (I) cung cấp thước đo tiêu chuẩn, hợp lệ và đáng tin cậy về chấtlượng giấc ngủ; (2) phân biệt người ngủ “tốt” và “kém”; (3) cung cấp một chỉ số dễdàng cho các đối tượng sử dụng cũng như cho các bác sĩ và nhà nghiên cứu dễ giảithích; và (4) đưa ra đánh giá ngắn gọn, hữu ích về mặt lâm sàng về nhiều loại rối loạngiấc ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
1.3.4.4 Thang đánh giá trầm cảm Beck
Mô tả nguồn gốc
Trắc nghiệm đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI) là bảngcâu hỏi tự đánh giá được tác giả Aaron T Beck (Mỹ) xây dựng lần đầu tiên năm 1961,được chuẩn hóa năm 1969 BDI dùng để đánh giá cường độ, mức độ và sự tự nhậnthức về trầm cảm ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên từ 13 tuổi trở lên Phiênbản gốc của Beck gồm 21 câu hỏi, trong đó mỗi câu hỏi sẽ đưa ra bốn mức độ củatriệu chứng Các câu từ 1 đến 14 đánh giá các triệu chứng về nhận thức – xúc cảm,trong khi các câu từ 15 đến 21 đánh giá các triệu chứng cơ thể
Mục đích: TC được bác sĩ chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, HV sửdụng trắc nghiệm Beck nhằm sàng lọc và đánh giá mức độ trầm cảm cho TC Ngoài ra,
HV sử dụng nhằm đánh giá cách TC nhìn nhận bản thân, những cảm xúc đã và đang
có, phục vụ cho quá trình hỏi chuyện lâm sàng thông qua các item
Các bước thực hiện:
+ Trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lý cần quan sát thái độ, biểu hiện
và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn,hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất
Trang 33+ Xử lý kết quả Tính tổng số điểm của các mục mà người bệnh đánh dấu (mỗimục chỉ lựa chọn phương án cao nhất) Tiến hành đánh giá mức độ trầm cảm với bảntham chiếu.
Cách tiếp cận: Beck đã phát triển bộ ba nhận thức tiêu cực về thế giới, tương lai
và bản thân, những nhận thức này đóng vai trò chính trong bệnh trầm cảm Sự pháttriển của BDI phản ánh trong cấu trúc của nó, với các hạng mục như “Tôi đã mất hếthứng thú với người khác” để phản ánh thế giới, “Tôi cảm thấy chán nản về tương lai”
để phản ánh tương lai và “Tôi tự trách mình” cho mọi điều tồi tệ xảy ra" để phản ánhbản thân Quan điểm về trầm cảm được duy trì bởi nhận thức tiêu cực xâm nhập đã cóứng dụng cụ thể trong liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), nhằm mục đích thách thức
và vô hiệu hóa chúng thông qua các kỹ thuật như tái cấu trúc nhận thức
1.3.4.5 Thang đo Stress (The Perceived Stress Scale - PSS)
Mục đích: sàng lọc và đánh giá các triệu chứng tự cảm nhận về stress
Các bước thực hiện: hướng dẫn: “trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lýcần quan sát thái độ, biểu hiện và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnhthực hiện đúng theo hướng dẫn, hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất”
Tính điểm: Cách tính điểm như sau: cho “0” điểm nếu sự lựa chọn là “Không baogiờ”; cho “1” điểm nếu sự lựa chọn là “Hầu như không bao giờ”; cho “2” điểm nếu sựlựa chọn là “Thỉnh thoảng”; cho “3” điểm nếu sự lựa chọn là “Khá thường xuyên”;cho “4” điểm nếu sự lựa chọn là “Rất thường xuyên” Cộng tổng số điểm cho 10 câutrả lời Đối chiếu điểm số của người bệnh với bảng phân loại mức độ nhận cảm Stress
Trang 34Bảng phân loại mức độ nhận cảm Stress
Mục đích: đánh giá lòng tự trọng, cách cá nhân nhìn nhận về giá trị của mình.Cách tiếp cận: Mẫu ban đầu mà thang đo được phát triển bao gồm 5.024 học sinhtrung học phổ thông năm thứ hai và năm thứ ba từ 10 trường được chọn ngẫu nhiên tạiTiểu bang New York
Tính điểm: thang điểm từ 0–30, trong đó điểm dưới 15 có thể chỉ ra lòng tự trọngthấp có vấn đề
1.3.5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
1.3.5.1 Mục đích: Tìm hiểu, mô tả, định hình bức tranh tâm lý, xu hướng nhân cách
của TC một cách đa chiều: tiểu sử cá nhân, hoàn cảnh gia đình, tiền sử bệnh, môitrường sống, điều kiện kinh tế - xã hội, sự kiện quan trọng trong đời, v.v
1.5.3.2 Cách tiến hành
- Thu thập thông tin, phân tích ý nghĩa của thông tin, mối liên hệ giữa các thôngtin đã thu thập với vấn đề của TC
- Sử dụng các công cụ lâm sàng để đánh giá vấn đề của TC
- Đưa ra giả thuyết về nguyên nhân vấn đề, sử dụng các câu hỏi để kiểm chứnggiải thuyết đó
- Định hình trường hợp: Đưa ra chẩn đoán và phân tích căn nguyên vấn đề của
TC, lập kế hoạch trị liệu hoặc chỉ ra cách trợ giúp cho TC
- Áp dụng các kỹ thuật trị liệu phù hợp và đánh giá hiệu quả
- Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp
- Viết báo cáo tâm lý lâm sàng
Trang 35Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, HV đã hệ thống lại các nghiên cứu và khái niệm căn bản baogồm dịch tễ, cơ sở sinh học, lý thuyết tiếp cận, các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng vềstress, đặc biệt là stress công việc tại Việt Nam cũng như trên thế giới Nhìn chung,các vấn liên quan đến stress đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi tínhthực trạng phổ biến của nó Bên cạnh đó, HV sử dụng các công cụ lâm sàng (thangđo/trắc nghiệm, quan sát, hỏi chuyện lâm sàng) để đánh giá vấn đề, lựa chọn liệu phápnhận thức-hành vi (CBT) là liệu pháp chính để can thiệp tâm lý cho TC gặp stresstrong công việc
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS 2.1 Thông tin chung về TC
- Tên: H.T.L, 39 tuổi, nữ.
- Nghề nghiệp: kỹ sư điện
- Học vấn: Đại học
2.2 Vấn đề đạo đức
- Đạo đức trong tiếp nhận ca
HV tiếp nhận ca trong tình huống được bác sĩ tâm thần chỉ định thực hiện trịliệu tâm lý, TC rất hợp tác và có nhu cầu được đi trị liệu Trong quá trình tiếp cận vàthực hành, HV đảm bảo quá trình được diễn tiến đúng quy trình được học, từ làm quen,thiết lập mối quan hệ cho đến hỏi chuyện lâm sàng, áp dụng kỹ năng lắng nghe, thấucảm, quan sát, trao đổi với TC về quá trình trị liệu tâm lý, nguyên tắc bảo mật và kếhoạch trị liệu
- Đạo đức trong đánh giá
HV sử dụng công cụ đánh giá bằng trắc nghiệm tâm lý được thực hiện tại bệnhviện, các trắc nghiệm có nguồn gốc rõ ràng, được chuẩn hóa
- Đạo đức trong can thiệp
Dựa theo bộ quy điều đạo đức của Hiệp hội nhà tâm lý học Mỹ, HV tuân thủquy điều đạo đức, đặc biệt nhấn mạnh đến các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 3: Quan hệ với con người HV không phân biệt đối xử, quấy rối tìnhdục, hành vi gây hại, quan hệ đa chiều, lợi dụng các mối quan hệ
Tiêu chuẩn 4: Sự riêng tư và nguyên tắc bí mật HV áp dụng nguyên tắc giữ bímật, thảo luận về những giới hạn của nguyên tắc bí mật, xâm phạm quyền riêng tư, tiết
-Hoàn cảnh gặp gỡ: Tại bệnh viện.
- Lý do thăm khám: TC vào viện tự nguyện vì cảm thấy thường xuyên bị áp
lực nhiều chuyện công việc, căng thẳng, suy nghĩ nhiều, lo lắng về tiến độ công việc,mối quan hệ không hòa hợp với sếp, mất ngủ (hay trằn trọc suy nghĩ công việc)
TC tự mô tả: Suy nghĩ nhiều và áp lực công việc, mối quan hệ không hòa hợp
với sếp Tâm trạng trở nên chán nản, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, chất lượng sinh hoạthằng ngày giảm sút (ăn không ngon miệng, mất ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ rất lâu,hay trằn trọc, mắt nhìn lên trần nhà suy nghĩ chuyện công việc) TC mô tả thườngxuyên mất hứng thú trò chuyện vui vẻ với người khác, chán không muốn làm gì
Trang 37Người nhà (chồng) mô tả: Chồng TC thái độ khá vui vẻ, hài hước, bình thản.
Anh mô tả vấn đề của vợ mình có suy nghĩ nhiều, hay lo lắng linh tinh nên ảnh hưởngđến sức khỏe, từ khi cơ quan có giao cho việc mới phải làm thì hay trăn trở, căngthẳng, hay cáu gắt hơn, ít đi ra ngoài chơi Khi ngồi cạnh vợ, anh chia sẻ một cáchthoải mái, đôi khi quay sang vỗ vai động viên, nói rằng "vợ muốn ăn gì, mua gì ởtrong viện thì cứ nói không phải tiếc tiền"
Ấn tượng ban đầu của HV: HV cảm nhận rõ nét sự lo lắng điều gì đó trong ánh
mắt, đôi khi thần thái hơi gấp gáp để trả lời, TC nhìn thẳng vào khuôn mặt HV với sựcăng thẳng, giống như đang trông chờ câu hỏi được đặt ra Hơn nữa, khi hỏi những câuđầu tiên, TC vừa xúc động sắp khóc vừa kể ra sự khó khăn của mình Đối với chồng
cô, HV nhận định anh không phải là người quá chiều chuộng hay tinh tế, suy nghĩ đơngiản, tuy nhiên vẫn quan tâm nghiêm túc đến vấn đề sức khỏe tinh thần của TC nên đãsẵn sàng xin nghỉ việc 1 tháng để chăm sóc vợ
- Quan sát lâm sàng
+ Trong buổi đầu tiên, gương mặt TC biểu hiện sự căng thẳng rõ nét, ánh mắtthể hiện tập trung, ít chớp mắt, lông mày hơi cau lại Nhìn chung, các đường nét trênkhuôn mặt toát ra vẻ vội vã để trả lời các câu hỏi, lo lắng đợi chờ câu hỏi tiếp theo là
gì và sẵn sàng trả lời
+ TC có dáng ngồi hơi đổ về phía trước, hai bàn tay nắm lại để trên đùi
+ TC nói chuyện với tông giọng bình thường, tốc độ hơi nhanh, có chút gấp gáp,phản ứng nhanh, trả lời đúng trọng tâm, rõ ràng, vào thẳng vấn đề rất cụ thể
+ Trong các buổi tiếp theo, gương mặt TC bớt đi sự căng thẳng, cởi mở và vui
vẻ hơn, nhưng khi trao đổi đến các vấn đề về công việc, các đường nét bắt đầu đămchiêu, có chút lo lắng bắt đầu xuất hiện hơn
+ Khả năng kiểm soát: TC khó kiểm soát được hành vi khi căng thẳng TCthường bấu tay và dễ xúc động khi đề cập đến những yếu tố khó khăn trong cuộc sốngcủa mình
Suy luận ban đầu về vấn đề của TC: ban đầu TC có vẻ như khí sắc trầm, dễ
khóc nhưng biểu hiện qua giọng nói và tốc độ phản ứng nhanh nhạy cho thấy nhữngcăng thẳng của TC bị dồn nén/ức chế nhiều ngày HV cảm nhận rằng TC là người cótính cách nhạy cảm, chu đáo, cẩn thận hơi quá mức và dự đoán đây chính là điều khiến
TC gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần
- Mô tả vấn đề của TC:
TC L, 39 tuổi, nữ, nghề nghiệp kỹ sư điện, vào viện tự nguyện vì cảm thấy áplực nhiều chuyện công việc, căng thẳng, suy nghĩ nhiều về tiến độ, mối quan hệ khônghòa hợp với sếp, mất ngủ (hay trằn trọc suy nghĩ công việc)
TC vào làm ở công ty bắt đầu từ năm 2012 Tháng 12/2021, TC cũng bị sếpgiao nhiều việc, rơi vào tình trạng căng thẳng và lo lắng về hiệu suất công việc TCkhám online với bác sĩ tâm thần và được kê thuốc uống, bác sĩ chẩn đoán rối loạn lo âutrầm cảm TC duy trì uống thuốc 1 tháng cảm thấy có cải thiện sức khỏe nên tự dừng
Trang 38Đầu năm 2023, TC chia sẻ rằng cũng gặp stress công việc TC làm việc cả ngàylẫn đêm nhằm hoàn thành việc được giao TC bị dồn nhiều việc cùng lúc, nhưng đồngnghiệp khác thì không TC được sếp giao phải tìm ra thiết bị mới phù hợp với các loạimáy móc đang dùng, phải lắp đặt được trên hệ thống, nếu như không làm được phảichịu trách nhiệm, thậm chí là đền tiền hoặc chuyển sang bộ phận khác Sau khi thấy
TC chưa hoàn thành được, sếp gợi ý ra một loại thiết bị khác nhưng theo chuyên môncủa TC thì nó không phù hợp và phản bác lại ý kiến này TC chán nản vì trao đổi tínhbất khả thi nhưng không được sếp lắng nghe, ngược lại còn bị dọa chuyển sang tàichính kế toán TC ăn không ngon miệng, mất ngủ, sợ phải chuyển việc, đôi lúc hoảngloạn trên công ty (TC mô tả sự hoảng loạn ở đây là cảm giác cuống quýt, không biếtbắt đầu làm từ đâu, sợ bản thân không làm được) Dự án đó vẫn giậm chân tại chỗ vàchưa có thời hạn hay hậu quả gì, nhưng sếp vẫn giao các việc khác TC rơi vào tìnhtrạng không biết bắt đầu từ đâu, không biết sắp xếp công việc
Mặc dù làm việc trong môi trường không hòa hợp với sếp và khác biệt giới tínhvới đồng nghiệp (chủ yếu là nam giới) nhưng TC vẫn tiếp tục công việc này vì đượclàm đúng chuyên môn yêu thích TC rơi vào trạng thái áp lực vì phải nghiên cứu nhiều,
lo lắng vì không biết mình có làm được không, nhỡ không làm được hậu quả xấu sẽđến Gần đây, TC cảm thấy bản thân “chả có tác dụng gì, vô dụng, cũng biết bản thânmình quá cầu toàn nên mới như vậy”
Theo TC chia sẻ, TC có hai người sếp, một người là quản lý chung (dễ tính, biếtlắng nghe ý kiến người khác, coi TC như em gái, hay động viên và chia sẻ), một ngườicòn lại là quản lý chuyên môn mảng cơ khí (tính cách áp đặt, không lắng nghe ai,không biết cách dùng người) Người quản lý chuyên môn này là người làm việc và tiếpxúc với TC nhiều nhất Khi TC phản ánh lại về những điều chưa hợp lý trong côngviệc, trong 1 tuần đầu tiên, quản lý chuyên môn không phân việc cho TC làm, cho rằng
TC đang phản lại mình
TC có đầy đủ bố mẹ ruột, bố mẹ chồng TC kết hôn với chồng bằng tuổi và hiện
có 1 cậu con trai 8 tuổi, cả 2 người sống riêng trong 1 căn nhà đầy đủ tiện nghi, khôngkhó khăn tài chính Theo lời kể của TC, mẹ ruột cũng là người cầu toàn, hay lo lắng vàthúc giục con cái về một chuyện nào đó xảy ra trong cuộc sống để hoàn thành sớmtheo ý mình TC có một người em trai đã mất vì tự tử (không vượt qua được sự kiệnphát hiện người yêu ngoại tình) Cậu con trai TC hay đi viện vì ốm vặt, viêm tai giữa.Khi mới sinh, TC chia sẻ có thời gian trầm buồn nhưng không đi thăm khám Cụ thể,khi sinh con xong, TC hay bị mẹ chồng mắng Khi TC nhờ mẹ chồng làm hộ việc gì
đó thì bị chửi nên tự mình làm việc (giặt quần áo, chăm sóc con, v.v ) Thời gian đó,
TC không ngủ được trong vòng 11 ngày Chồng thấy vậy nhưng cũng không làm gì, ít
có chính kiến TC chán nản, khi tỉnh dậy thì cảm thấy mất động lực, hứng thú, bế tắc,không muốn tiếp xúc với ai, ai đến chơi thì đuổi khéo về TC may mắn được bạn bèhay nhắn tin, gọi điện động viên nên cũng sớm dần vượt qua
TC là người lành tính, sống đơn giản, ít làm đẹp cho bản thân TC có mongmuốn một cuộc sống ổn định, đã làm việc gì thì phải hoàn chỉnh và tươm tất việc đó,làm hết sức mình, có kết quả tốt nhất TC ít đi chơi tụ tập bạn bè, những lúc căngthẳng, buồn chán hoặc bạn bè rủ thì mới đi chơi, chủ yếu TC và những người bạn haygọi điện thoại TC có sở thích với thể thao, đặc biệt là đá bóng
Trang 39TC trải qua khó khăn về sức khỏe tâm thần từ đầu năm cho đến 6/2023 thì liênlạc lại với bác sĩ cũ và được kê thuốc uống TC duy trì uống thuốc 1 tháng nhưngkhông cải thiện Sau 1 tháng đó, TC cảm thấy vẫn căng thẳng, lo lắng, mất ngủ nênđến 7/2023 bác sĩ yêu cầu TC nhập viện để theo dõi Bác sĩ chẩn đoán TC mắc rối loạnhỗn hợp lo âu và trầm cảm TC quyết định xin nghỉ phép để vào viện chữa bệnh.Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bác sĩ chỉ định TC thực hiện trị liệu tâm lý và TCcũng có nhu cầu đó TC ở lại điều trị nội trú tại viện trong 1 tháng và tiếp tục quá trìnhtrị liệu tâm lý ngoại trú với HV tại bệnh viện trong toàn bộ quá trình can thiệp.
Với những thông tin trên, HV tóm lược các vấn đề của TC như sau:
+ Năm 2015: TC sinh con đầu lòng, TC trải qua giai đoạn trầm buồn Chồng
TC không giúp gì nhiều nên có nhờ mẹ chồng giúp một số việc vặt thì bị mẹ mắng(“không làm được gì cả”, "ai chẳng đẻ" v.v ) Chồng TC biết những điều này nhưngchỉ như “bù nhìn” TC buồn, tủi thân nên tự làm hết các việc như giặt quần áo, chămsóc con, v.v TC rơi vào tình trạng không ngủ được 11 ngày liên tục, mệt mỏi Thờiđiểm đó, TC chán nản, khi thức dậy mỗi sáng thì mất động lực, mất hứng thú với mọithứ xung quanh Nếu như có khách hoặc ai đó đến chơi, thăm thì TC không muốn tiếpxúc và “đuổi khéo” họ về Giai đoạn này qua đi nhanh chóng sau đó vì được bạn thânthường xuyên nhắn tin, gọi điện động viên nên cũng dần được giải tỏa tâm trạng
+ Khi mới cưới, TC sinh sống cùng gia đình nhà chồng Mọi người đều bìnhthường nhưng mẹ chồng TC tạo nhiều áp lực Mẹ chồng có tính cách đồng bóng, yêuchiều con trai (chồng TC), chăm sóc cho con rất tỉ mỉ, chu đáo các chuyện sinh hoạthằng ngày Chồng TC từ khi sinh ra đến lúc lấy vợ không bao giờ phải làm việc nhàhay thậm chí những việc liên quan đến bản thân Sau khi kết hôn, TC là người tiếp tụcthay mẹ chồng làm những công việc nhà đó, nếu TC không làm thì bị mẹ mắng, cằnnhằn Chồng TC biết nhưng đều im lặng
+ Tháng 12/2021, TC bị sếp giao nhiều việc, rơi vào tình trạng căng thẳng và lolắng về hiệu suất công việc TC khám online với bác sĩ tâm thần và được kê thuốcuống TC duy trì uống thuốc 1 tháng cảm thấy có cải thiện sức khỏe nên tự dừng thuốc
và không có vấn đề gì xảy ra, cuộc sống và sức khỏe diễn ra bình thường
+ Đầu năm 2023, sếp giao cho TC nhiệm vụ phải tìm ra loại thiết bị với một sốtiêu chí chọn lọc cần phải đáp ứng TC không tìm được loại thiết bị với những tiêu chí
đó, xuất hiện các triệu chứng căng thẳng, lo lắng về tâm lý và thể chất Giữa năm 2023,
TC liên lạc lại với bác sĩ tâm thần từng thăm khám năm 2021 và được kê thuốc uốngnhưng không có tiến triển Sau một tháng, TC nhập viện điều trị
b Các điểm mạnh/nguồn lực của TC và ca trị liệu
- TC là người có trình độ học vấn tốt, có khả năng tiếp thu Nguồn lực kinh tế
Trang 40- Trong thời gian nằm viện, TC có sự hỗ trợ của chồng (chồng xin nghỉ việckhông lương hơn 1 tháng toàn thời gian chăm sóc vợ), bạn bè thân thiết, cậu con traiđộng viên hằng ngày.
- TC chủ động đi thăm khám và hợp tác trong quá trình trị liệu
c Các điểm yếu và hạn chế trong trị liệu
- TC làm việc trong môi trường thiếu tính củng cố tích cực về tinh thần: sếp cụccằn, áp đặt, khó tính, hay chửi mắng; đồng nghiệp nhiều nam giới nên thiếu tính mềmmại, chia sẻ
- Môi trường sống trong gia đình nhà chồng ít có sự hỗ trợ tích cực: mẹ chồngkhông quan tâm, hay cạnh khóe TC từng chia sẻ mẹ chồng hay nói với chồng TC rằng
TC đang "giả vờ để hành chồng" Bố chồng TC là người hiền lành nhưng đã mất
d Danh sách các vấn đề hiện tại
- Sức khỏe tâm thần
Nhận thức:
● Về bản thân trong công việc:
+ TC cho rằng mình “vô dụng, quá cầu toàn nhưng vẫn cho rằng mình cần phảicầu toàn”, nếu kết quả làm việc không chỉnh chu như mong đợi thì “không chấp nhậnđược” Khi ở viện, TC đi ngủ hay nằm nhìn lên trần nhà tự hỏi "không biết bao giờmình được ra viện”, “không biết con đang ngủ hay thức” (xu hướng này cũng xảy rakhi ở nhà, cũng hay nhìn lên trần nhà tự hỏi những câu về công việc) Đây cũng là yếu
tố cho thấy xu hướng nhân cách lo âu, cầu toàn, thiếu chấp nhận khi sự việc diễn rakhông như ý TC, làm gia tăng stress trong công việc hơn
+ TC hay cảm thấy áy náy khi từ chối yêu cầu của đồng nghiệp (nhờ trực hộ,làm hộ công việc) TC cảm thấy bứt rứt, nghĩ rằng “mọi người sẽ ghét, không yêu quýmình”, “mọi người cho rằng mình không có tính giúp đỡ người khác”, "thôi thì người
ta cả năm mới về quê một lần, mình trực hộ cho người ta" Dần dần, TC cảm thấy ứcchế vì quá nhiều việc phải làm Điều này thể hiện xu hướng nhân cách thiếu quyếtđoán, tiêu điểm đánh giá bên ngoài khi dựa vào nhận xét của người khác để hài lòng
và tự công nhận giá trị bản thân Khi có nhận thức về năng lực của mình khôn ổn định,
TC dễ gặp phải tình trạng stress hơn
+ Khi làm sai quy định nào đó về chuyên môn công việc hay thậm chí nội quytrong bệnh viện, TC cảm thấy bứt rứt, áy náy, nhận thấy bản thân sai trái vì TC chorằng “không được vi phạm những thứ được đề ra” Điều này một lần nữa củng cố xuhướng cứng nhắc, cầu toàn của TC không chỉ thể hiện trong công việc mà còn trongđời sống hằng ngày
+ Khi được giao nhiệm vụ, TC cảm thấy khó thực hiện TC nghĩ "bản thânmình tốt nghiệp đại học mà ra làm không được thì chả nhẽ lại bằng mấy người học tạichức ra", cho rằng bản thân "năng lực kém" Song hành cùng với sự cầu toàn là xuhướng so sánh với người khác Tuy nhiên, đây là sự so sánh tiêu cực bởi TC thườngnhìn nhận thiếu sót của người khác là động cơ để mình cố gắng, nhưng khi không đạtđược thì rơi vào stress