CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS
2.9. Hiệu quả can thiệp
* So sánh kết quả trắc nghiệm đầu vào và đầu ra:
Công cụ đánh giá Đầu vào Đầu ra
Thang Đánh Giá Trầm Cảm – Lo Âu – Stress (DASS 42)
Trầm cảm 33 (Mức độ rất
nặng) 7 (Không có)
Lo âu 26 (Mức độ rất
nặng) 8 (Mức độ nhẹ)
Stress 32 (Mức độ nặng) 8 (Không có) Thang đánh giá
chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh (PSQI) PSQI 18 (Có rối loạn giấc
ngủ) 5 (Có rối loạn giấc
ngủ)
* Diễn biến biểu đồ cảm xúc:
Biểu đồ này được trình bày từ buổi 1 đến buổi 20, ngoại trừ buổi 12 vì đó là buổi HV làm việc với chồng TC. Ta có thể thấy diễn biến cảm xúc trước và sau mỗi buổi đều tăng. Giai đoạn thứ 1 bao gồm buổi 1 đến buổi 11, được HV can thiệp tại phòng tâm lý trong bệnh viện tâm thần. Diễn biến cảm xúc giữa buổi 11 và 13 chênh lệch khá lớn vì đó là khoảng thời gian 2 tháng không trị liệu (TC muốn tạm dừng vì cảm thấy ổn). Bắt đầu từ buổi 13 đến buổi 20 là giai đoạn thứ 2 khi TC ra viện, trở về
thần. Xét theo tiến triển, thang điểm những buổi cuối cao hơn những buổi đầu rõ rệt, thể hiện hiệu quả tương đối tốt trong quá trình làm việc.
* Sức khỏe tâm thần:
SỨC KHỎE TÂM THẦN
Nhận thức
Biết cách sắp xếp công việc, giải quyết vấn đề khoa học hơn. Tự nói lên những khó khăn và giải pháp, không cần đến hình thức viết. Tăng khả năng tập trung.
Đánh giá được giá trị, năng lực bản thân và sếp/đồng nghiệp phù hợp, ổn định hơn.
Giảm các suy nghĩ tiêu cực về bản thân và chất lượng công việc.
Biết cách giao tiếp tích cực với người khác, giảm tính công kích khi không hài lòng.
Tự lên lịch trình sinh hoạt cân bằng và tuân thủ.
Cảm xúc Hầu như không còn căng thẳng, lo lắng quá mức trong công việc. Chỉ căng thẳng khi khối lượng công việc nhiều.
Hành vi
Chủ động nói chuyện với đồng nghiệp một cách thoải mái hơn. Vui vẻ nhận các công việc sếp giao mặc dù nhỏ. Không có một số hành động thể hiện sự tự khẳng định bản thân mang tính thái quá: không tranh đua về giải cuộc thi, lan truyền ảnh chụp màn hình công kích sếp.
Sinh hoạt
hằng ngày Đều đặn tập yoga 5h sáng mỗi ngày và làm các công việc nhà, đi dạo, giải trí cùng bạn bè và gia đình mỗi tuần.
Triệu chứng
cơ thể Không còn triệu chứng cơ thể từ phiên 16 đến nay.
* Yếu tố về sử dụng thuốc: trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc, TC thường được bác sĩ tâm thần kê hai loại thuốc chính: thuốc chồng trầm cảm Amitriptylin và an thần kinh Quetiapin.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận về ca: Liệu pháp CBT hiệu quả đối với can thiệp stress. Nhìn chung, mục tiêu lớn nhất là giúp TC giảm căng thẳng công việc, cải thiện chất lượng giấc ngủ đã được hoàn thành vì TC đã nhận diện được nguyên nhân, suy nghĩ và niềm tin phi chức năng, không phù hợp tình huống, tự thay đổi được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi cũng như cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, vì TC kết hợp điều trị bằng thuốc song song với can thiệp tâm lý nên hiệu quả của ca một phần nhờ vào tác dụng của thuốc.
Khuyến nghị về mặt chuyên môn trên ca mà HV thực hiện:
+ Thường xuyên báo cáo về tiến trình các buổi và xin góp ý từ người giám sát + Tuân thủ đúng các nguyên tắc đạo đức trong quá trình làm việc
+ Cần vận dụng linh hoạt và sẵn sàng thay đổi nếu cần thiết về kỹ thuật sử dụng cũng như mục tiêu trị liệu.
+ Huấn luyện kỹ năng giao tiếp cần phân tích đa chiều, tránh trường hợp chỉ áp dụng lý thuyết mà chưa cân nhắc đến các yếu tố khác, bao gồm xu hướng nhân cách.
+ Giáo dục tâm lý về bình thường hóa của các yếu tố liên quan đến stress quan trọng.