Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo

Một phần của tài liệu Trợ giúp tâm lý cho một thân chủ nữ gặp stress trong công việc (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS

1.3. Các phương pháp đánh giá và can thiệp

1.3.4. Phương pháp trắc nghiệm và các thang đo

1.3.4.1. Trắc Nghiệm Lo Âu – Trầm Cảm – Stress (Dass 42) Mô tả nguồn gốc

Trắc nghiệm đánh giá Lo âu – Trầm cảm - Stress là bảng hỏi tự đánh giá được tác giả P. Lovibond (người Úc) xây dựng năm 1995. DASS là một bộ gồm ba lĩnh vực tự đánh giá được thiết kế để đo các trạng thái cảm xúc tiêu cực của Trầm cảm, Lo âu và Stress, dành cho người trưởng thành và trẻ thanh thiếu niên từ 17 tuổi trở lên trong một tuần qua. Phiên bản gốc gồm 42 câu hỏi, cho mỗi tiểu thang 14 câu.

Xử lý kết quả bằng cách tính tổng số điểm của các mục mà người bệnh đánh dấu theo từng bộ lo âu – trầm cảm – stress theo Mã ở cột ngoài cùng bên phải; trong đó ký hiệu “A” là “Lo âu”; ký hiệu “D” là “Trầm cảm” và ký hiệu “S” là “Stress”.

Tiến hành đối chiếu điểm số của mỗi tiểu thang lên bảng tham chiếu.

Bảng tham chiếu mức độ lo âu – trầm cảm - stress

DASS TRẦM CẢM LO ÂU STRESS

Mức độ Điểm Kết quả Điểm Kết quả Điểm Kết quả

Không có 0 – 9 0 – 7 0 – 14

Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18

Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25

Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33

Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34

Mục đích: TC mô tả nhiều triệu chứng liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress.

Do đó, HV thực hiện thang Dass để đánh giá mức độ của ba yếu tố này.

1.3.4.2. Trắc nghiệm đánh giá nhân cách MMPI Mô tả nguồn gốc

Trắc nghiệm đánh giá nhân cách Minnesota (Minnesota Multiphasic Personality Inventory - MMPI) là một trắc nghiệm đánh giá nhân cách rất phổ biến trên thế giới, được Starke R. Hathaway và J.C. McKinley xây dựng từ những năm 1939 tại trường Đại học Minnesota (Mỹ), được xuất bản lần đầu năm 1943. MMPI được thiết kế như là một thước đo tâm lý/cấu trúc nhân cách của người lớn và là một công cụ hữu hiệu để giúp chẩn đoán các rối loạn về sức khoẻ tâm thần. Phiên bản đầu tiên gồm 567 câu, phiên bản rút gọn được nghiên cứu và sửa đổi năm 1989 giúp giảm bớt số lượng câu hỏi xuống 368 câu mà không làm thay đổi cấu trúc và ảnh hưởng đến hiệu quả của trắc nghiệm. Hiện nay, MMPI đã có bản rút gọn 71 câu.

Mục đích: HV sử dụng nhằm đánh giá xu hướng nhân cách của TC, xem xét cách nhìn nhận vấn đề chung của TC như thế nào. Hơn nữa, điều này cũng giúp nhìn nhận yếu tố tính cách ảnh hưởng đến tình trạng stress của TC.

MMPI đánh giá các vấn đề nhân cách của người bệnh thông qua 10 thang lâm sàng gồm: thang Nghi bệnh, thang Trầm cảm, thang Phân ly, thang Biến đổi nhân cách, thang Bệnh lý giới tính, thang Hoang tưởng, thang Suy nhược tâm thần; thang Tâm thần phân liệt, thang Hưng cảm và thang Hướng nội xã hội. Ngoài ra MMPI còn có 3 thang hiệu lực gồm: Thang chân thật, Thang tin cậy và Thang điều chỉnh để cung cấp thêm thông tin cho nhà lâm sàng và để hiệu chỉnh các thang lâm sàng chính.

Xử lý kết quả

- Cộng điểm theo 13 thang lâm sàng, cùng phía tính 1 điểm; khác phía 0 điểm.

- Đưa điểm thô của 13 thang lâm sàng lên phần điểm thô của Bảng diễn đồ

- Tính giá trị tuyệt đối của điểm thô F-K để lấy điểm tin cậy. Nếu giá trị {F – K}

≤ 11: kết quả đáng tin cậy.

- Hiệu chỉnh thêm điểm K lên thang Hs (0,5K), Pd (0,4K), Pt (1K), Sc (1K), Ma (0,2K).

- Tính điểm sau hiệu chỉnh.

- Đưa điểm đã hiệu chỉnh của 13 thang lâm sàng lên Bảng diễn đồ nam và nữ.

- Đọc kết quả.

Cách đọc kết quả, diễn giải và trả kết quả:

- Nếu điểm T trong giới hạn 50 ± 10: giới hạn bình thường.

- Nếu 60 < T ≤ 70: mức độ ranh giới.

- Nếu T > 70 hoặc T < 30: dấu hiệu bệnh lý.

- Nếu T ≥ 80: cao rõ rệt, có giá trị trong lâm sàng.

1.3.4.3. Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ (PSQI) Mô tả thang đo

Trắc nghiệm đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index - PSQI) được Buysse DJ và các cộng sự xây dựng tại Mỹ năm 1989 để đánh giá

theo các mức độ xuất hiện tăng dần của các triệu chứng, được người bệnh tự đánh giá trong 1 tháng qua.

Các bước thực hiện

+ Trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lý cần quan sát thái độ, biểu hiện và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn, hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất.

+ Xử lý kết quả: Tiến hành đánh giá chất lượng giấc ngủ bằng cách đối chiếu điểm số của người bệnh lên bảng phân loại mức độ chất lượng giấc ngủ (Phụ lục)

Bảng tham chiếu mức độ chất lượng giấc ngủ

PSQI Điểm đánh giá Kết quả

Chất lượng giấc ngủ tốt 0 – 4 Chất lượng giấc ngủ suy giảm ≥ 5

Mục đích: TC than phiền về chất lượng giấc ngủ kém, mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ. Do đó, HV đánh giá các yếu tố xung quanh giấc ngủ của TC như giờ lên giường, các triệu chứng cơ thể như đau, lạnh, nóng, khó thở, v.v...

Cách tiếp cận: Thang đánh giá chất lượng Giấc ngủ Pittsburgh được phát triển với một số mục tiêu: (I) cung cấp thước đo tiêu chuẩn, hợp lệ và đáng tin cậy về chất lượng giấc ngủ; (2) phân biệt người ngủ “tốt” và “kém”; (3) cung cấp một chỉ số dễ dàng cho các đối tượng sử dụng cũng như cho các bác sĩ và nhà nghiên cứu dễ giải thích; và (4) đưa ra đánh giá ngắn gọn, hữu ích về mặt lâm sàng về nhiều loại rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

1.3.4.4. Thang đánh giá trầm cảm Beck Mô tả nguồn gốc

Trắc nghiệm đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI) là bảng câu hỏi tự đánh giá được tác giả Aaron T. Beck (Mỹ) xây dựng lần đầu tiên năm 1961, được chuẩn hóa năm 1969. BDI dùng để đánh giá cường độ, mức độ và sự tự nhận thức về trầm cảm ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên từ 13 tuổi trở lên. Phiên bản gốc của Beck gồm 21 câu hỏi, trong đó mỗi câu hỏi sẽ đưa ra bốn mức độ của triệu chứng. Các câu từ 1 đến 14 đánh giá các triệu chứng về nhận thức – xúc cảm, trong khi các câu từ 15 đến 21 đánh giá các triệu chứng cơ thể.

Mục đích: TC được bác sĩ chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, HV sử dụng trắc nghiệm Beck nhằm sàng lọc và đánh giá mức độ trầm cảm cho TC. Ngoài ra, HV sử dụng nhằm đánh giá cách TC nhìn nhận bản thân, những cảm xúc đã và đang có, phục vụ cho quá trình hỏi chuyện lâm sàng thông qua các item.

Các bước thực hiện:

+ Trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lý cần quan sát thái độ, biểu hiện và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn, hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất.

+ Xử lý kết quả. Tính tổng số điểm của các mục mà người bệnh đánh dấu (mỗi mục chỉ lựa chọn phương án cao nhất). Tiến hành đánh giá mức độ trầm cảm với bản tham chiếu.

Bảng tham chiếu mức độ trầm cảm

BDI Điểm đánh giá

Không có trầm cảm 0 – 13

Trầm cảm nhẹ 14 – 19

Trầm cảm vừa 20 – 29

Trầm cảm nặng ≥ 30

Cách tiếp cận: Beck đã phát triển bộ ba nhận thức tiêu cực về thế giới, tương lai và bản thân, những nhận thức này đóng vai trò chính trong bệnh trầm cảm. Sự phát triển của BDI phản ánh trong cấu trúc của nó, với các hạng mục như “Tôi đã mất hết hứng thú với người khác” để phản ánh thế giới, “Tôi cảm thấy chán nản về tương lai”

để phản ánh tương lai và “Tôi tự trách mình”. cho mọi điều tồi tệ xảy ra" để phản ánh bản thân. Quan điểm về trầm cảm được duy trì bởi nhận thức tiêu cực xâm nhập đã có ứng dụng cụ thể trong liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), nhằm mục đích thách thức và vô hiệu hóa chúng thông qua các kỹ thuật như tái cấu trúc nhận thức.

1.3.4.5. Thang đo Stress (The Perceived Stress Scale - PSS) Mô tả nguồn gốc

Trắc nghiệm nhận cảm Stress (PSS) là một công cụ đánh giá mức độ căng thẳng, ban đầu được phát triển năm 1983. Các câu hỏi trong trắc nghiệm PSS hỏi về cảm xúc và suy nghĩ của người được đánh giá trong một tháng vừa qua. Trong mỗi trường hợp, người được đánh giá sẽ được yêu cầu cho biết mức độ thường xuyên họ cảm thấy hoặc suy nghĩ thấy theo một cách nhất định. PSS ban đầu có 14 câu hỏi, tuy nhiên 4 câu hỏi trong đó có độ tin cậy kém, do đó trong thực hành lâm sàng, phiên bản PSS 10 câu hỏi được sử dụng rộng rãi hơn.

Mục đích: sàng lọc và đánh giá các triệu chứng tự cảm nhận về stress.

Các bước thực hiện: hướng dẫn: “trong quá trình TC làm trắc nghiệm, nhà tâm lý cần quan sát thái độ, biểu hiện và cách làm để hỗ trợ kịp thời; đảm bảo người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn, hoàn thành trắc nghiệm một cách tốt nhất”.

Tính điểm: Cách tính điểm như sau: cho “0” điểm nếu sự lựa chọn là “Không bao giờ”; cho “1” điểm nếu sự lựa chọn là “Hầu như không bao giờ”; cho “2” điểm nếu sự lựa chọn là “Thỉnh thoảng”; cho “3” điểm nếu sự lựa chọn là “Khá thường xuyên”;

cho “4” điểm nếu sự lựa chọn là “Rất thường xuyên”. Cộng tổng số điểm cho 10 câu trả lời. Đối chiếu điểm số của người bệnh với bảng phân loại mức độ nhận cảm Stress.

Bảng phân loại mức độ nhận cảm Stress

PSS Điểm đánh giá Kết quả

Mức độ stress thấp 0 - 13

Mức độ stress trung bình 14 – 26 Mức độ stress nghiêm trọng ≥ 27

1.3.4.6. Thang đo lòng tự trọng Rosenberg (RSES) Mô tả nguồn gốc:

RSES được thiết kế tương tự như các bảng câu hỏi khảo sát xã hội. 5 trong số các mục có các câu phát biểu được diễn đạt theo cách tích cực và 5 mục có các câu phát biểu được diễn đạt theo cách tiêu cực. Thang đo này đo lường giá trị bản thân toàn cầu bằng cách đo lường cả cảm xúc tích cực và tiêu cực về bản thân.

Mục đích: đánh giá lòng tự trọng, cách cá nhân nhìn nhận về giá trị của mình.

Cách tiếp cận: Mẫu ban đầu mà thang đo được phát triển bao gồm 5.024 học sinh trung học phổ thông năm thứ hai và năm thứ ba từ 10 trường được chọn ngẫu nhiên tại Tiểu bang New York.

Tính điểm: thang điểm từ 0–30, trong đó điểm dưới 15 có thể chỉ ra lòng tự trọng thấp có vấn đề.

Một phần của tài liệu Trợ giúp tâm lý cho một thân chủ nữ gặp stress trong công việc (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)