CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS
2.3.3. Định hình trường hợp
2.3.3.1. Định hình theo mô hình 5P và mô hình tâm lý - sinh học - xã hội Theo mô hình 5P:
Yếu tố sẵn có
+ TC từng có thời gian rơi vào trạng thái khó khăn về sức khỏe tinh thần sau sinh, từng sống cùng mẹ chồng hay quát mắng, bắt phải chăm sóc chồng toàn diện, không được bắt chồng làm việc nhà.
+ TC làm việc trong môi trường thiếu tính mềm mại, lắng nghe, sự áp đặt của sếp, đồng nghiệp toàn là nam giới nên ít tâm sự.
+ TC có tính cách cầu toàn.
+ TC có mẹ ruột cũng có tính cách hay lo lắng những sự việc bình thường sắp xảy ra trong cuộc sống.
Yếu tố khởi phát
Sếp chuyên môn giao cho TC phải tìm ra loại thiết bị phù hợp với mọi loại phần mềm – một nhiệm vụ khó để thực hiện. Yếu tố kích hoạt vào thời điểm TC tìm không được loại thiết bị như kỳ vọng và trình bày với lãnh đạo nhưng không được lắng nghe.
Vấn đề hiện tại
Suy nghĩ nhiều, áp lực lo lắng tiến độ công việc, mối quan hệ với sếp căng thẳng. Dễ cáu gắt. Bồn chồn. Chất lượng sinh hoạt hằng ngày giảm sút: ăn không ngon miệng, mất ngủ.
Yếu tố duy trì vấn đề
+ Yếu tố về xu hướng nhân cách cứng nhắc, cầu toàn.
+ Môi trường làm việc áp lực về lãnh đạo chuyên môn.
Yếu tố bảo vệ
+Sếp quản lý chung quý mến, chia sẻ tích cực với TC.
+Gia đình, bạn bè, đồng hành.
Mô hình Tâm lý - Sinh học - Xã hội:
Mối quan hệ liên cá nhân Đặc trưng tâm lý Sinh học
● Mối quan hệ gia đình:
- TC thân thiết đồng đều với bố mẹ ruột, gia đình rất thương yêu cô. Mẹ TC là người hay lo lắng, thường hay ra quyết định nhiều hơn một chút so với bố.
- Gia đình nhà chồng thường xuyên cãi nhau, mẹ chồng hay áp đặt con cái, chỉ đạo, chửi mắng. Từng có thời gian TC ở chung với nhà chồng,
● Nhận thức:
- TC có xu hướng bi quan, tập trung vào suy đoán tương lai theo hậu quả xấu, khái quát hóa sự việc tiêu cực.
- TC suy nghĩ và nhận định bản thân, người khác theo thái cực
"trắng - đen", hoặc tốt hoặc xấu.
- TC đề cao hình ảnh bản thân, sợ người khác đánh giá không tốt.
● Triệu chứng cơ thể hiện tại:
bồn chồn, tim đập nhanh, hồi hộp trong tình huống công việc và ngay cả những lúc ngồi không làm việc.
● Trong quá trình từ khi sinh ra đến trưởng thành không có vấn đề bệnh tật nghiêm trọng về thể chất.
2.3.3.2. Phân tích nguyên nhân của TC dưới một số lý thuyết khác nhau Theo Thuyết Nhận thức
- Theo lý thuyết nhận thức của Beck, TC có sai lệch nhận thức bao gồm những suy nghĩ tự động không thích nghi với hoàn cảnh dẫn đến nảy sinh cảm giác khó kiểm soát và sợ hãi đẩy lên cao. Xu hướng nhận thức của TC như sau:
● Phóng đại nguy hiểm: gán kết quả mang ý nghĩa tiêu cực quá mức so với thực tế vốn có. Trong giai đoạn triển khai nhiệm vụ mới, dù chưa bắt đầu cuộc họp nhưng TC luôn tự tạo ra sự “thổi phồng” kết quả một cách tồi tệ rằng nội dung sẽ rất căng thẳng, mệt mỏi, bản thân có nguy cơ bị sếp la mắng.
● Tự vận vào mình: gán sự việc bên ngoài vào bản thân mà không có bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa chúng. Trong những buổi họp thông thường, nếu như sếp bày tỏ thái độ phẫn nộ, tức giận, TC sợ sếp sẽ nhắc đến mình mặc dù nội dung không liên quan đến bộ phận làm việc. Xu hướng này gia tăng nhiều hơn kể từ khi TC nhận nhiệm vụ mới, hay lo sếp sẽ mắng và có những câu hỏi dồn dập về công việc hưởng. Bố chồng đã mất, anh
chị chồng mới ly hôn (lý do một phần liên quan đến mẹ chống tạo áp lực).
- TC hay cãi nhau với chồng vì lý do liên quan đến làm việc nhà, chuyện mẹ chồng.
Xét về mặt tích cực, chồng TC không có tệ nạn xã hội, đi làm ổn định và sẵn sàng trông vợ khi nhập viện.
● Mối quan hệ đồng nghiệp:
- Mối quan hệ với sếp chuyên môn không tốt. TC có mối quan hệ tốt với sếp quản lý chung.
- Mối quan hệ với đồng nghiệp trước khi vào viện không có gì quá thân thiết, sau khi mọi người biết thì quan tâm TC hơn, hay nhắn tin hỏi thăm.
● Mối quan hệ bạn bè: gần đây TC ít nói chuyện, đi chơi với bạn bè, thỉnh thoảng gọi điện hoặc nhắn tin tâm sự.
không như ý mình.
- Hay lo lắng, căng thẳng khi có những nhiệm vụ về công việc mới được giao.
● Hành vi:
- Thu mình, ít quan tâm đến người khác, chỉ tập trung quá mức vào công việc.
- Khi khó chịu không thể kiểm soát, TC đi lại nhiều lần, "vò đầu bứt tai", tự "cốc" vào đầu khi không giải quyết được công việc.
● Tính cách:
- Cầu toàn, cứng nhắc.
- Thường hơn thua trong những tình huống TC kiểm soát được.
- Nhìn chung TC vẫn là người thích sự vui vẻ, hài hước, thích chơi thể thao.
mình chưa hoàn thành. Thực tế, TC cũng thừa nhận không phải buổi họp nào sếp cũng khó tính, bản thân mình cứ tự tạo ra áp lực, muốn mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.
● Cầu toàn: đòi hỏi mức độ hoàn hảo với mọi việc. Điều này thể hiện trong công việc và cuộc sống hằng ngày của TC như sau:
TC tự tay làm các công việc nhà vì cho rằng mình làm mới sạch sẽ, tươm tất, còn chồng làm thì không yên tâm, TC cũng hay kiểm tra chồng quét dọn có sạch sẽ không. TC thường không phân chia công việc nhà để chồng giúp đỡ, đôi lúc bản thân quá bận rộn hoặc mệt mỏi mới nhờ chồng làm.
Khi được cấp trên chỉ định thực hiện nhiệm vụ nào đó, TC đều cố gắng hết sức, đặt mục tiêu hoàn thành tốt nhất có thể, hạn chế sai sót, nếu có thì TC sẽ khắc phục thì mới thấy nhẹ lòng. TC không chấp nhận việc hạ tiêu chuẩn trong công việc, lắp đặt một thiết bị mà không có hiệu quả toàn diện, cho dù là ý tưởng của sếp giao cho TC thực hiện. TC rơi vào căng thẳng vì không thỏa hiệp được sự cầu toàn của mình và nhiệm vụ được giao của sếp.
- Theo mô hình ABC của Ellis được sử dụng trong Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý, TC cũng tồn tại những niềm tin phi lý, tri giác các tình huống có thể đe dọa đến lợi ích sống còn của mình bằng các giả định sai lệch. Giả định sai lệch là nguồn gốc của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tiêu cực. Do đó, các chức năng khác của nhận thức như suy luận logic, so sánh và kiểm chứng thực tế suy giảm. Có thể kể đến tình huống miêu tả nổi bật mô hình này, yếu tố A: tình huống bị giao nhiều việc, B:
niềm tin rằng được lãnh đạo giao việc gì phải giải quyết luôn và làm xong trước khi được giao thêm nhiệm vụ mới, nếu không thì là nhân viên kém, C: hệ quả stress tăng cao, công việc dang dở.
- TC có lòng tự trọng thấp trong công việc
Lòng tự trọng là sự tự đánh giá về giá trị, tiềm năng hoặc đạo đức của cá nhân.
Ở đó cũng bao gồm niềm tin về chính mình, các trạng thái cảm xúc khác nhau (tuyệt vọng, tự hào, xấu hổ). Do đó, cách mà mỗi người nhận thức bản thân và thế giới xung quanh cho thấy đánh giá tích cực hoặc tiêu cực. Theo lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow, lòng tự trọng bên ngoài biểu thị mong muốn được công nhận từ người khác và lòng tự trọng nội tại thể hiện sự tự đánh giá tích cực với cảm giác có năng lực và giá trị. Tuy nhiên, TC có lòng tự trọng thấp đã cản trở thành tích và ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Sau đây là một số nhận thức không thích nghi của TC dẫn đến căng thẳng trong công việc.
● So sánh tiêu cực
TC không ổn định về cảm nhận giá trị bản thân và có xu hướng so sánh với những đồng nghiệp kém hơn về bằng cấp, kinh nghiệm để thấy tự tin hơn. TC thường so sánh năng lực của mình với họ với niềm tin rằng nếu không hoàn thành được nhiệm vụ khó thì chuyên môn công việc không bằng người ít kinh nghiệm. Hơn nữa, TC hạ thấp giá trị người khác thông qua các yếu tố về bằng cấp để cảm nhận hình ảnh bản thân của mình cao hơn. TC coi điểm mạnh của đồng nghiệp là thói hư tật xấu, là công cụ để thăng tiến trong công việc ("những người làm sếp toàn giỏi uống rượu với nịnh
● Khó khăn trong việc yêu cầu sự giúp đỡ
Phần lớn, TC ít khi nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Chỉ đến khi không chịu đựng được, vượt quá khả năng hoặc có hệ quả tiêu cực nào đó, TC mới thể hiện ra bằng lời nói. Điều này liên quan đến cảm giác xấu hổ và tự ti của TC khi đồng nghiệp biết mình yếu kém, không đủ năng lực. TC thường hay thể hiện kinh nghiệm bản thân bằng việc chỉ dạy người khác, đôi khi theo hướng thái quá, tự cao.
Do đó, khi gặp khó khăn trong công việc, TC khó mở lời chia sẻ với đồng nghiệp.
● Sợ thất bại
Cảm giác luôn đề phòng thất bại góp phần làm tăng mức độ căng thẳng và lo lắng ở nơi làm việc. Khi TC sợ thất bại xảy ra, TC liên tục tự phê bình tự nhủ tiêu cực với bản thân và dẫn đến buồn bã, lo lắng, tức giận, xấu hổ ("lỡ không làm được thì chết mất", "có thế thôi mà cũng không làm được"). Khi HV khai thác hỏi chuyện thêm về hậu quả của sự "chết mất", TC thường xuyên đề cập đến việc "nếu mình không làm được thì chả khác gì mấy ông tại chức ra". Những cảm xúc tiêu cực này tác động và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc. Từ đó, những vấn đề về thể chất, mệt mỏi, bồn chồn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. TC giảm sự hài lòng trong công việc và làm trầm trọng mức độ những yếu tố môi trường bên ngoài tác động.
● Làm hài lòng người khác
Để đạt được sự cộng nhận từ người khác, TC luôn cố gắng hết sức để đảm bảo họ không khó chịu về mình. Xu hướng muốn làm hài lòng người khác liên quan đến việc bỏ qua nhu cầu, bằng chứng là thường xuyên TC chấp nhận trực hộ đồng nghiệp và không từ chối số lượng công việc mặc dù không muốn làm vì sợ đánh giá không có tính cách tốt. Người có lòng tự trọng thấp sẽ nói đồng ý với những điều họ không muốn làm và cảm thấy tội lỗi khi nói không.
● Xu hướng hoàn hảo
TC không biết thế nào là đủ, TC hướng tới sự cầu toàn trong hầu hết công việc cần làm tại cơ quan. Những việc TC đảm nhận đều hoàn thành tốt nhất có thể. Nhưng trong nhiệm vụ hiện tại có tính chất khó hơn cần điều chỉnh một cách linh hoạt tiêu chuẩn không cần thiết, TC vẫn cứng nhắc theo đuổi tiêu chí toàn vẹn đó. TC đưa ra quan điểm về hệ quả sẽ xấu nếu loại bỏ tiêu chí ấy, nhưng cách mà TC nhấn mạnh chính là dựa vào sự "tự tin" trong chuyên môn của mình, bác bỏ ý kiến của sếp. TC bị mắc kẹt giữa nhu cầu hoàn hảo của mình và áp lực deadline công việc khiến sự căng thẳng càng gia tăng hơn.
● Tương tác không tích cực với đồng nghiệp
Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng mối quan hệ giữa TC và đồng nghiệp.
TC gặp khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả, bao gồm kỹ năng thuyết phục, đàm phán, từ chối nên kết quả dẫn đến hiểu lầm, xung đột và đổ vỡ trong tinh thần đồng đội.
Tất cả những hành vi này đều xuất phát từ việc cảm nhận giá trị bản thân chưa ổn định nên TC thực hiện chúng nhằm tự khẳng định tiềm năng của mình. Nhưng điều này lại kéo theo sự không hài lòng từ sếp, thái độ không thiện chí của đồng nghiệp và tiếp tục gây căng thẳng cho TC.
Theo Thuyết Hành vi
- Thiếu củng cố tích cực từ môi trường làm việc
Theo lý thuyết điều kiện hóa cổ điển của Pavlov, TC ít nhận được những củng cố tích cực từ môi trường làm việc, bao gồm đồng nghiệp và người sếp nên dễ có xu hướng gặp căng thẳng trong mối quan hệ công việc. Với đồng nghiệp, sự chênh lệch giới tính trong môi trường làm việc khiến TC ít cơ hội nhận được sự chia sẻ, tâm sự, nhẹ nhàng như phụ nữ. Mặc dù không có quá nhiều điều tiêu cực từ đồng nghiệp nhưng yếu tố này không mang đến cho TC động lực tích cực.
Với người sếp phụ trách chuyên môn, ông là người không lắng nghe nhân viên, áp đặt, hay mắng TC nên để lại cho TC những áp lực nhất định. Gần đây, việc ông yêu cầu TC chọn loại thiết bị ít tính công năng toàn diện khiến TC căng thẳng và lo lắng về công việc hơn.
- Quá trình học tập xã hội từ mẹ
Theo lý thuyết học tập xã hội của Bandura, mẹ ruột TC là người phụ nữ cầu toàn. Mỗi khi gia đình có sự kiện nào đó, bà đều lo lắng một cách quá mức bằng cách luôn dặn dò nhiều lần những thứ cần chuẩn bị, yêu cầu người khác thực hiện tốt theo ý mình. Hơn nữa, những sự kiện bình thường trong cuộc sống nhưng đối với bà là chuyện quan trọng, đầu tư nhiều về công sức và thời gian nhằm đạt kết quả tốt. Điều này khiến mọi người trong gia đình phàn nàn khá nhiều về tính cách này. TC cũng tự nhận xét mình giống mẹ về tính hay lo lắng và suy nghĩ nhiều hơn người khác. Quá trình TC lớn lên cùng mẹ khiến TC học được cách giải quyết vấn đề, cách phản ứng với sự kiện tiêu cực, hình thành xu hướng tính cách cá nhân.
2.3.3.3. Một số nguyên nhân khác - Yếu tố công việc
Những vấn đề về sức khỏe tâm thần xuất hiện kể từ khi lãnh đạo giao nhiệm vụ khó, bao gồm những tiêu chí cao phải hoàn thành. Hơn nữa, môi trường làm việc cũng ít tính hỗ trợ về sức khỏe tâm thần. Đó là những yếu tố khách quan gây ra stress.
- Yếu tố nhân cách
+ Xu hướng suy nghĩ nhiều (The Overthinkers): TC có xu hướng bận tâm với những dòng chảy suy nghĩ quá mức để theo dõi, đánh giá và cố gắng kiểm soát các sự việc, dẫn đến mắc kẹt trong nhiều kiểu suy nghĩ hỗn độn của mình. Từ những lo lắng bình thường phù hợp với tình huống trong công việc, mức độ và cường độ suy nghĩ dẫn đến lo lắng quá mức và tiến triển thành lo âu bệnh lý.
+ Xu hướng cầu toàn tiêu cực (The Perfectionist): TC phải chịu đựng sự lo lắng khi đặt ra những kết quả có tiêu chuẩn cao cho bản thân. TC chú ý đến từng tiểu tiết với mong muốn nó sẽ cấu thành nên tổng thể hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, có những điều không nhất thiết phải chú ý nên mất thời gian và công sức. TC cũng khó chấp nhận kết quả tốt nhưng tiến trình làm việc mang tính đối phó, lấp liếm những lỗi sai.
+ Xu hướng làm hài lòng người khác (The People Pleasers): TC đồng ý với khi đồng nghiệp nhờ tăng ca hoặc trực hộ mặc dù mình không muốn. TC áy náy nếu mình không giúp họ nên không từ chối, sợ đồng nghiệp chạnh lòng, nghĩ rằng mình không
+ Xu hướng cứng nhắc, ngại sự thay đổi (The Traditionalists): với những quy định được đặt ra, TC tuân thủ tuyệt đối và ít có sự linh hoạt, kể cả công việc hay cuộc sống hằng ngày (quy định trong công việc, bệnh viện).
Đánh giá chung: Kết hợp với phần phân tích về nhận thức (mục mô tả ca, đánh giá sức khỏe tâm thần), HV nhận thấy yếu tố nhân cách mang tính cầu toàn, cứng nhắc trong các quy định, phong cách giao tiếp mang tính công kích, thiếu chấp nhận năng lực người khác, tập trung vào những thiếu sót. Đây là điều khiến TC gặp vấn đề khó khăn trong công việc cũng như mối quan hệ với sếp/đồng nghiệp. Không chỉ vậy, dựa vào những thông tin và phân tích về xu hướng nhận thức trong phần đánh giá sức khỏe tâm thần, HV nhận thấy vấn đề stress của TC còn đến từ nguyên nhân quan trọng về xu hướng nhân cách. Cụ thể, tính thiếu chấp nhận bản thân/người khác ở những kết quả không hoàn hảo, xu hướng so sánh tiêu cực về năng lực cá nhân với trình độ chuyên môn đồng nghiệp cho thấy sự cầu toàn thái quá, cứng nhắc, thiếu quyết đoán trong việc từ chối khi sợ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân. Những nét xu hướng nhân cách này khiến tình trạng căng thẳng trong công việc đẩy lên mức độ cao, chứ không chỉ dừng lại số lượng công việc nhiều hoặc môi trường làm việc ít củng cố tích cực.
- Yếu tố lối sống sinh hoạt
+ TC có lối sống lành mạnh về thể chất nhưng ít có hoạt động sở thích, vui chơi, kết nối giao lưu với người khác. Trong thời điểm này, TC loại bỏ tương tác với bạn bè và người thân khá nhiều, chỉ giao tiếp khi cần thiết.
+ TC ít hoạt động ý nghĩa cho bản thân trong cuộc sống, chỉ duy trì công việc và chăm sóc gia đình.